II. Phân theo ngành kinh tế
3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics
Đối với bất cứ một ngành dịch vụ nào, nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nguồn nhân lực chính là chìa khóa của sự thành công, là nhân tố quan trọng cho sự phát triển lâu dài và ổn định của doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế địa phương và của cả nước. Nguồn nhân lực cho ngành dịch vụ logistics là một nhân tố vô cùng quan trọng quyết định sự phát triển của dịch vụ logistics ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng hiện nay. Đây cũng là giải pháp then chốt mang tính chiến lược của ngành dịch vụ logistics. Để thực hiện tốt giải pháp này thì phía các nhà hoạch định chính sách cũng như phía các doanh nghiệp logistics trên địa bàn Hà Nội cần thực hiện một số biện pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp về yêu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong hoạt động dịch vụ logistics. Với thực trạng nguồn nhân lực cho dịch vụ logistics vừa thiếu vừa yếu như phân tích thực trạng ở trên thì phát triển nguồn nhân lực là vấn đề bức thiết. Để làm được điều này, cần phải thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành, các chủ doanh nghiệp về lợi ích và vai trò của dịch vụ logistics, khi đó doanh nghiệp sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Và theo nhiều chuyên gia, nhiệm vụ trọng tâm trước mắt là
phải cập nhật những kiến thức luật pháp trong nước và quốc tế về vận tải đa phương thức, các hoạt động chính của logistics và kỹ năng vận hành dịch vụ logistics cho nguồn nhân lực hiện có. Đồng thời với việc đào tạo nghiệp vụ chuyên môn là phải nâng cao trình độ ngoại ngữ, đảm bảo được việc giao dịch, thủ tục và lập chứng từ nghiệp vụ. Việc đào tạo nguồn nhân lực phải được tiến hành ở cả ba cấp độ cán bộ hoạch định chính sách, cán bộ quản lý và người thực hiện nghiệp vụ cụ thể của từng ngành.
Hai là, gắn chính sách đào tạo nguồn nhân lực ngành logistics vào chính sách phát triển KT-XH. Xu hướng đào tạo theo nhu cầu xã hội là xu hướng tất yếu bắt đầu từ việc hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà trường trong công tác đào tạo nhân lực. Đây là xu hướng chuyển biên tích cực trong tư duy giáo dục, tuy nhiên hiện nay nếu nhìn ở tầm vĩ mô thì sự hợp tác này còn manh mún, các thông tin về nhu cầu nguồn nhân lực quốc gia chưa được thu thập đầy đủ. Do vậy, vấn đề là phải thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành logistics với các chiến lược phát triển KT-XH. Trong mối quan hệ này thể hiện chiến lược phát triển KT-XH phải chỉ ra được nhu cầu nguồn nhân lực (số lượng, kỹ năng cụ thể). Đối với các cơ quan lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực thì đây là những thông tin đầu vào cơ bản để xây dựng các chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực cần quan tâm chính sách đào tạo nguồn nhân lực, bởi đó là động lực thúc đẩy và là một điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu KT-XH. Đối với nguồn nhân lực logistics, chính sách đào tạo nguồn nhân lực cần thiết lập ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng trong các đại học kinh tế, ngoại thương, thương mại cũng như sau đại học tại Việt Nam; Xây dựng hợp lý mô hình đào tạo tại bậc đại học, xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý ngành học. Phát triển hệ cao học, đẩy mạnh đào tạo nghiên cứu sinh nhằm nhanh chóng phát triển lực lượng lao động của khối dịch vụ này; Từng bước hình thành nền giáo dục
kỹ thuật trong xã hội, mở rộng đào tạo nghề cho khối dịch vụ logistics nhằm đào tạo lực lượng công nhân lành nghề bậc cao; Có các ưu đãi trong các chương trình đào tạo nước ngoài bằng ngân sách của Nhà nước…
Bên cạnh đó, cần tăng cường tìm kiếm các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế cho các chương trình đào tạo ngắn hạn trong và ngoài nước. Phối hợp và tranh thủ hợp tác với các tổ chức FIATA, IATA và các tổ chức phi chính phủ khác để có nguồn kinh phí đào tạo thường xuyên hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp logistics cũng cần phải kết hợp chặt chẽ với hiệp hội, thông báo với hiệp hội nhu cầu đào tạo nhân lực của mình để hiệp hội có hướng giải quyết.
3.2.5. Huy động có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển dịch vụlogistics ở thành phố Hà Nội