II. Phân theo ngành kinh tế
3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phát triển dịch vụ logistics ở thành phố Hà Nộ
Thực tế đã chứng minh rằng, chỉ có công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại làm nền tảng và cũng là điều kiện tốt nhất cùng với hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh sẽ làm cho hệ thống logistics phát triển, các doanh nghiệp logistics mới có thể cạnh tranh được với các công ty logistics sừng sỏ trên thế giới đã và đang có mặt tại Hà Nội và Việt Nam. Hiện nay, có nhiều giải pháp đầu tư công nghệ thông tin hiệu quả với chi phí thấp nên bên cạnh việc đầu tư, phát triển và nâng cấp kết cấu hạ tầng logistics, các doanh nghiệp logistics cũng như chính quyền thành phố Hà Nội cần nắm bắt cơ hội này để trang bị cho mình. Việc tin học hóa, sử dụng và khai thác các ưu thế của công nghệ thông tin sẽ giúp tăng năng suất lao động, tiết kiệm chi phí, giảm thiểu tình trạng tiêu cực, gian lận trong thương mại, xuất nhập khẩu và hoạt động hải quan cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Vì vậy, chính quyền Thành phố và các doanh nghiệp logistics cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống thông tin hiện đại, thiết lập mạng lưới cơ sở dữ liệu rộng lớn để nó thực sự giúp ích là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp logistics và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Hạ tầng thông tin là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển có hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh của dịch vụ logistics ở nhiều quốc gia trên thế giới. Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để phục vụ cho phát triển dịch vụ logistics bao gồm: mạng lưới thông tin phục vụ sản xuất kinh doanh,
trao đổi dữ liệu điện tử, hệ thống Internet... Như vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh và hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì vấn đề ứng dụng công nghệ hiện đại là yếu tố quan trọng không thể thiếu hiện nay. Do đó, để hiện thực hóa giải pháp này thì chính quyền Hà Nội cũng như các doanh nghiệp logistics trên địa bàn cần quan tâm một số biện pháp sau:
Một là, Nhà nước cần đẩy nhanh việc thiết lập hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử - công nghệ đang áp dụng trong kinh doanh. Cần chuẩn trao đổi dữ liệu điện tử trong thương mại khai quan điện tử (Electronic data interchange - EDI) để tận dụng ưu thế của công nghệ thông tin nhằm mang lại năng suất lao động cao. Để phát triển hệ thống Internet, Chính phủ cần có kế hoạch đẩy mạnh hiện đại hoá hệ thống truyền thông, gia tăng tốc độ đường truyền... đảm bảo thông tin được truyền đi nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ logistics nâng cao hiệu quả cung ứng cho các doanh nghiệp. Có một hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics, đặc biệt là trong lĩnh vực giao nhận vận tải. Điều này giúp giảm được chi phí đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ cung ứng cho khách hàng, từ đó nâng cao được sức cạnh tranh của các dịch vụ logistics và các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Hai là, các doanh nghiệp logistics cần tiếp tục đầu tư, xây dựng và triển khai ứng dụng rộng rãi tin học trong quản trị logistics. Công nghệ thông tin cần phải được sử dụng và khai thác trong quá trình hoạt động. Các doanh nghiệp cần làm quen với việc sử dụng những phần mềm hỗ trợ trong việc phát hành chứng từ vận chuyển hàng hóa, theo dõi quá trình vận chuyển hàng hóa, quản lý container, tiến tới sử dụng vận đơn điện tử…
Theo đánh giá của VIFFAS thì trình độ công nghệ trong logistics ở Việt Nam so với thế giới vẫn còn kém. Việc liên lạc giữa công ty giao nhận, logistics với khách hàng, hải quan chủ yếu vẫn là thủ công, giấy tờ. Trong khi những nước như Singapore, Thailand, Malaysia... đã áp dụng thương mại điện
tử (EDI) cho phép các bên liên quan liên lạc với nhau bằng kỹ thuật mạng tin học tiên tiến, thông quan bằng các thiết bị điện tử. Trong vấn đề vận tải đa phương thức, các hình thức tổ chức vận tải như biển, sông, bộ, hàng không... vẫn chưa thể kết hợp một cách hiệu quả, chưa tổ chức tốt các điểm chuyển tải. Do vậy, việc ứng dụng rộng rãi tin học trong quản trị logistics sẽ giúp cho việc trao đổi dữ liệu điện tử tăng độ chính xác của thông tin, thông tin được truyền nhanh hơn, suôn sẻ hơn nhưng lại không tốn giấy tờ. Sử dụng hệ thống định vị toàn cầu GPS giúp nắm được thời hạn về địa điểm nguồn hàng hóa, qua đó nâng cao hiệu quả của việc gửi hàng và tính chính xác trong việc kiểm kê hàng hóa.