Phát triển dịch vụ logistic sở thành phố HàNội cần hướng vào thực hiện các mục tiêu phát triên kinh tế xã hội của Thành phố

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 64 - 67)

II. Phân theo ngành kinh tế

3.1.3. Phát triển dịch vụ logistic sở thành phố HàNội cần hướng vào thực hiện các mục tiêu phát triên kinh tế xã hội của Thành phố

thực hiện các mục tiêu phát triên kinh tế - xã hội của Thành phố

Xuất phát từ việc xác định chức năng của thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính của quốc gia và là trung tâm kinh tế của cả vùng Bắc Bộ và cả nước; trên cơ sở dự báo tác động của các yếu tố đến phát triển KT-XH Thành phố đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 và trên cơ sở luận chứng các phương án tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Thủ đô đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, các mục tiêu chủ yếu của Thủ đô Hà Nội được đặt ra: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12,0 - 13% thời kỳ 2011 - 2020 và 9,5 - 10,0% thời kỳ 2021 - 2030. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD, năm 2030 đạt khoảng 16.000 - 17.000 USD (theo giá thực tế).

Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định mục tiêu, nhiệm vụ tổng quát phát triển Thủ đô 5 năm 2015 - 2020: “Huy động mọi nguồn lực, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, Sự nghiệp CNH, HĐH; xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, có nhiều sản phẩm với hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng và sức cạnh tranh cao…” [13, tr.5]. Để góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ này thì ngành dịch vụ logistics phải bán sát vào Chiến lược phát triển KT-XH của Thủ đô trong từng giai đoạn cụ thể, xác định vị trí, vai trò là khu vực doanh nghiệp quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thu hút được các nguồn lực xã hội cho đầu tư, phát triển và đóng góp vào ngân sách nhà nước.

Để quan điểm này thực sự phát huy được hiệu quả, thời gian tới toàn Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan liên quan và các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố cần có sự thống nhất, đồng thuận trong nhận thức và trong quá trình thực hiện; cụ thể hóa luật, hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách, biện pháp hướng vào thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Do vậy, quán triệt quan điểm trên cần tập trung thực hiện tốt một số yêu cầu chủ yếu sau:

Một là, bám sát và hướng vào thực hiện thành công chủ trương mà Nghị quyết Đại hội Đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ thành phố Hà Nội đã xác định [Phụ lục 1]. Đó cũng là yêu cầu mà Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về “Phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020” đã đề ra. Chủ trương Nghị quyết đề ra hướng vào mục tiêu cần phấn đấu của Hà Nội trong phát triển dịch vụ logistics đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Do đó, UBND thành phố Hà Nội cần có biện pháp quản lý nhà nước với dịch vụ logistics (Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình phát triển logistics; Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về logistics; Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu,

ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong kinh doanh dịch vụ logistics; Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho ngành dịch vụ logistics; Hợp tác quốc tế về logistics…).

Hai là, bám sát và hướng vào triển khai thực hiện thành công các quy hoạch, kế hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị của Thành phố.

Thời gian qua Chính phủ cũng như UBND thành phố Hà Nội đã ban hành: Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) của thành phố Hà Nội; Quy hoạch chung đô thị vệ tinh Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội đến năm 2030; Chương trình phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quyết định chấp thuận chủ trương xây dựng cảng nội địa (ICD) Mỹ Đình và mới đây nhất là Kế hoạch Phát triển doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2017… Mỗi đề án quy hoạch đều xác định cụ thể Kế hoạch phát triển KT-XH của Thủ đô đến năm 2020 và những năm tiếp theo, nhằm hiện thực hóa chỉ tiêu phấn đấu hoàn thành các mục tiêu CNH, HĐH sớm 1 đến 2 năm so với cả nước.. Vì vậy, đây là cơ sở để các cấp, các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp của Hà Nội căn cứ để xây dựng chiến lược, kế hoạch hoạt động của mình nhằm đáp ứng nhu cầu CNH, HĐH Thủ đô.

Ba là, bám sát và hướng vào phục vụ định hướng đổi mới mô hình tăng trưởng trong thời kỳ mới, gắn với yêu cầu “chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp” như Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 đã chỉ ra. Như vậy, sự phát triển của Hà Nội theo định hướng đó sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ nói chung, dịch vụ logistics nói riêng trên địa bàn Thủ

đô, vừa tạo ra nhu cầu về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành logistics, vừa cung cấp những điều kiện, môi trường để phát triển dịch vụ này, nhất là dịch vụ có giá trị tăng cao. Theo đó, trong thời gian tới, Hà Nội cần tiếp tục tái cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển nhanh, bền vững, tập trung huy động mọi nguồn lực, lợi thế so sánh, tiềm năng để nâng cao hiệu quả cạnh tranh; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đảm bảo thông thoáng, bình đẳng, minh bạch; tập trung tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các doanh nghiệp logistics về vốn, mặt bằng, khoa học công nghệ, xúc tiến mở rộng thị trường, trợ giúp phát triển nguồn nhân lực... Đây là cơ sở để thực hiện phương châm tích cực, vững chắc, phù hợp với các đặc điểm và ưu thế của Hà Nội cũng như xu thế của nền kinh tế hội nhập.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w