Thành tựu phát triển dịch vụ logistic sở thành phố HàNội thời gian qua

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 32 - 40)

gian qua

Một là, dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng về số lượng và được mở rộng về quy mô

Logistics ngày càng khẳng định vị trí, vai trò trong tiến trình phát triển KT-XH nói chung và đối với ngành thương mại nói riêng ở Việt Nam hiện nay. Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới năm 2016, Việt Nam đang đứng thứ 64 trên tổng số 160 quốc gia trong xếp hạng chỉ số logistics 2016 (LPI Logistics Performance Index 2016) [39, tr.1]. Tính riêng trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có khoảng 25.000 doanh nghiệp hoạt động logistics với nhiều cấp độ, loại hình, ngành nghề dịch vụ logistics khác nhau (trong đó số lượng doanh nghiệp đang hoạt động là 5.445 doanh nghiệp), khoảng hơn 60% doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Hà Nội là các chi nhánh của các doanh nghiệp logistics lớn có trụ sở hoặc văn phòng chính ở thành phố Hồ Chí Minh hoặc ở nước ngoài [40, tr.2]. Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tập trung mọi nỗ lực để mở rộng quy mô và số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics được thể hiện ở các kết quả cụ thể sau:

Dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa

Quá trình hội nhập cùng với quá trình “container hóa” thì hoạt động kinh doanh vận tải phát triển mạnh mẽ. Thực tế hiện nay trong hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội, sự phát triển của các dịch vụ vận tải có vai trò rất quan trọng. Hiện nay, phân bố số lượng doanh nghiệp logistics vận tải thì Hà

Nội xếp thứ hai chiếm 12% so với cả nước sau Thành phố Hồ Chí Minh là 46% so với cả nước [36, tr.6].

Dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội hiện nay chủ yếu là dịch vụ vận tải hàng hóa, chiếm khoảng 60 - 70% tổng doanh thu của các dịch vụ logistics vận tải nói chung. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực vận tải có sự tăng dần theo các năm, theo số liệu thống kê ở Phụ lục 3 thấy rằng: các doanh nghiệp vận tải đường sắt, đường bộ, đường ống tăng nhanh về số lượng. Nếu năm 2013 là 2221 doanh nghiệp tăng 209 doanh nghiệp bằng 1,10% so với năm 2012 thì đến năm 2014 tăng 259 doanh nghiệp bằng 1,11% so với năm 2013. Số doanh nghiệp đang hoạt động thuộc ngành vận tải đường thủy cũng có sự tăng nhẹ, từ 65 doanh nghiệp năm 2013 tăng lên 70 doanh nghiệp năm 2014 tăng 1,07% so với năm 2013.

Số lượng phương tiện và khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn Thành phố tăng nhanh trong những năm qua. Theo số lượng thống kê, phương tiện vận tải trên địa bàn Hà Nội hiện có khoảng 26.000 xe ô tô chở hàng hóa, 423 tàu chở hàng đường sông và 67 tàu chở hàng đường biển. Chất lượng các loại phương tiện vận tải được cải thiện đáng kể, số lượng các phương tiện cũ, nát giảm hẳn, nhiều phương tiện mới, hiện đại đã được thay thế. Chính vì vậy, năng lực vận chuyển hàng hóa trên địa bàn Hà Nội không ngừng tăng cao để đáp ứng nhu cầu chuyên chở của các doanh nghiệp trên địa bàn. Nếu khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn Hà Nội năm 2014 đạt 562.635 nghìn tấn tăng 58.042 nghìn tấn bằng 11,7% so với năm 2013 thì sang đến năm 2015, chỉ tiêu này đã tăng lên cả về mặt tuyệt đối và tương đối đạt 596.023 nghìn tấn tăng 92.430 nghìn tấn bằng 18,3% so với năm 2013 (Phụ lục 4).

Về quy mô ngành vận tải hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội không ngừng được mở rộng. Theo số liệu của Cục Thống kê, số doanh nghiệp đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2014 theo quy mô vốn nhiều nhất là ngành vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống, trong đó doanh

nghiệp có quy mô nguồn vốn từ 10 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng là nhiều nhất: 974 doanh nghiệp trên tổng số 2480 doanh nghiệp của ngành này. Vận tải hàng không chỉ có 01 doanh nghiệp có quy mô nguồn vốn từ 200 tỷ đồng đến dưới 500 tỷ đồng [6, tr.221].

Số lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế cũng tăng tuyệt đối theo các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tổng số lao động trong ngành vận tải nói chung năm 2010 là 90731 người thì đến năm 2015 là 110911 người tăng 20180 người bằng 22,2%. Riêng ngành vận tải đường sắt, đường bộ và vận tải đường ống có số lao động tăng nhiều nhất. Nếu năm 2010 là 60100 người thì đến năm 2014 là 77273 người tăng 17173 người 28,5%. Vận tải đường thủy nội địa có số lao động cũng tăng theo các năm, nếu năm 2010 là 4446 người thì đến năm 2014 là 6306 tăng 1860 người bằng 41,8%. Theo số liệu thống kê, mặc dù số lao động thuộc doanh nghiệp vận tải hàng không ít nhất nhưng lại có xu hướng tăng lên nhiều nhất theo các năm. Nếu năm 2010 chỉ có 15 người thì đến năm 2014 là 468 người tăng 453 người tăng 302% so với năm 2010. Số cơ sở ngành vận tải trên địa bàn Thành phố cũng được nâng cấp, mở rộng và xu hướng tăng theo các năm, nếu năm 2010 chỉ có 18294 cơ sở thì đến năm 2015 là 20138 cơ sở tăng 1844 cơ sở tăng 10,07% so với năm 2010 [6, tr.171, 378].

Dịch vụ logistics trong giao nhận hàng hóa

Trước tình hình phát triển kinh tế chung của cả nước, đầu tư trong và ngoài nước tăng mạnh, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, giao thương quốc tế từng bước được mở rộng thì giao nhận hàng hóa là nhu cầu thiết yếu trong phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội trong hiện tại và tương lai. Điều này được thể hiện thông qua sự gia tăng của khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn Thành phố qua các năm với tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm vào khoảng 6,3%/năm. Ngoài ra, với vị trí địa kinh tế, chính trị đặc biệt trên hai tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -

Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thì ở đây thành phố Hà Nội đóng vai trò quan trọng, đồng thời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Việt Nam và Miền Tây Trung Quốc trong khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc. Thành phố Hà Nội đang thu hút ngày càng nhiều các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN đến đầu tư, kinh doanh. Như vậy, dịch vụ giao nhận trên địa bàn Hà Nội sẽ có nhiều cơ hội phát triển, là thị trường tiềm năng trong tương lai không xa. Dịch vụ logistics trong giao nhận sẽ trở thành một lĩnh vực kinh tế quan trọng của thành phố Hà Nội.

Hiện nay, tuy còn gặp rất nhiều khó khăn và cạnh tranh rất gay gắt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, song kim ngạch xuất nhập khẩu của thành phố Hà Nội vẫn đạt được những kết quả quan trọng. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu không ngừng gia tăng theo các năm, từ 8.109 triệu USD năm 2010 thì đến năm 2015, con số này tăng lên 10.475 triệu USD. Kim ngạch nhập khẩu mặc dù vẫn tăng nhưng mức độ tăng không đáng kể và đang có xu hướng giảm dần. Đây là một tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế thành phố Hà Nội cũng như của Việt Nam, bởi điều này chứng tỏ các ngành sản xuất trong nước đang dần dần làm chủ được thị trường trong nước (Phụ lục 5 và Phụ lục 6).

Trong giai đoạn 2010 - 2015, dịch vụ logistics trong giao nhận hàng hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội được thực hiện bởi các công ty giao nhận thành lập từ nhiều năm nay. Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước và thành phố Hà Nội, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao thông vận tải đã và đang ngày càng gia tăng cùng với sự gia tăng của khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn. Nếu như năm 2010, khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bản mới chỉ đạt 39.718 triệu tấn/km thì kể từ đó đến nay, chỉ số này luôn gia tăng qua các năm, năm sau luôn luôn cao hơn năm trước và đạt mức 46.911 triệu tấn/km cho năm 2015, tăng 18,11% so với năm 2010 (Phụ lục 7).

Dịch vụ logistics trong phân phối hàng hóa:

Trong QHSX gồm ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối, trong đó phân phối sản phẩm làm ra là một mặt quan trọng, nó giống như mạch máu của nền kinh tế. Và phân phối cũng là một trong bốn khâu quan trọng của quá trình tái sản xuất: Sản xuất - Trao đổi - Phân phối - Tiêu dùng. Nắm được hệ thống phân phối chính là nắm được phần thắng trong tay. Và logistics là một mắt xích quan trọng trong hệ thống phân phối ấy, dịch vụ logistics đã được quan tâm một cách thích đáng bởi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, nằm trong tổ chức WTO nói riêng buộc các doanh nghiệp logistics phải không ngừng nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh không thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn ngay chính trên sân nhà của mình.

Trong mấy năm gần đây, lưu thông hàng hóa và thị trường thành phố Hà Nội nói chung, các hệ thống phân phối hàng hóa trên thị trường bán buôn và bán lẻ nói riêng đã có bước phát triển khá rõ, gặt hái được nhiều thành tựu quan trọng. Nhu cầu và khả năng mua sắm của nhân dân trong Thành phố ngày càng gia tăng do số lượng dân cư và thu nhập ngày càng tăng, làm cho tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn luôn duy trì tăng trưởng khá. Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội, nếu tính theo giá hiện hành, tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ của thành phố năm 2014 là 213867 tỷ đồng và tính đến năm 2015, tổng mức bán hàng hóa và doanh thu dịch vụ bán lẻ ở Hà Nội tăng là 229766 tỷ đồng, đạt mức tăng trưởng 7,43% so với năm 2014. Tổng mức bán lẻ hàng hóa bình quân đầu người tăng từ 17,9 triệu đồng/người/năm vào năm 2010 lên tới 29,3 triệu đồng/người/năm vào năm 2014 và tăng 30,7 triệu đồng/người/năm năm 2015 (Phụ lục 8).

Như vậy, cùng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế vào mạng lưới bán buôn, bán lẻ, các loại hàng hóa ngày càng đa dạng và phong phú, thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh các loại hình bán buôn, bán lẻ truyền thống, các loại hình bán buôn, bán lẻ hiện đại đã và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ trên địa bàn Thành phố. Chính yếu tố

này đã góp phần mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng dịch vụ phân phối hàng hóa góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu và giúp cho Hà Nội trở thành đầu mối giao thương hàng hóa nội địa và quốc tế lớn nhất của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Hiện nay sự hiện diện của các hệ thống siêu thị, cửa hàng, kho hàng của các tập đoàn lớn nước ngoài trên địa bàn Hà Nội như: Tập đoàn Metro Cash and Carry (Đức), tập đoàn Bourbon (Pháp), Parkson (Malaysia). Trong đó siêu thị Big C Thăng Long là siêu thị lớn nhất với diện tích trên 12.000 m2, với loại hình kinh doanh hiện đại, chủng loại hàng hóa phong phú, phục vụ cho hầu hết các nhu cầu của đời sống. Metro, nhà phân phối lớn thứ 5 trên thế giới cũng đang kinh doanh bán buôn rất thành công trên thị trường Hà Nội, đặc biệt Metro điển hình của hình thức cửa hàng kho hàng, rất mạnh trong bán buôn thông qua các chính sách ưu đãi về giá cả hàng hóa. Với quy mô này, logistics trong phân phối hàng hóa trên địa bàn Thành phố đã phần nào giải quyết được vấn đề vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm và mỹ quan đô thị mà các khu vực chợ truyền thống trong thời gian dài chưa thực hiện được. Đồng thời, góp phần đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng văn mình, hiện đại của dân cư Thành phố, khách quốc tế, người nước ngoài sống và làm việc tại Hà Nội; hình thành hệ thống kinh doanh thương mại hiện đại phù hợp với xu hướng phát triển của khu vực và thế giới.

Dịch vụ logistics trong kinh doanh kho bãi:

Hệ thống kho bãi của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt Nam phần lớn tập trung ở các doanh nghiệp lớn thuộc nhà nước hay các bộ, còn các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp cổ phần cũng có nhưng rất nhỏ và hạn chế. Các kho bãi này chủ yếu tập trung ở các cảng biển lớn, phần còn lại là nằm sâu trong đất liền. Các chủ hàng xuất nhập khẩu rất ít có kho bãi cho riêng mình để thực hiện lưu trữ hàng hoá, vì vậy thường phải thuê kho bãi của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kho bãi.

Riêng trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khoảng 400 doanh nghiệp đang sử dụng gần 100ha (995.215m2) đất để kinh doanh cho thuê kho, bãi tập kết hàng hóa, nguyên liệu chờ cung ứng, phân phối, tiêu thụ; với quy mô từ kho, bãi có diện tích nhở nhất là 60m2 đến kho, bãi có diện tích lớn nhất là 63.014m2 [39, tr.1].

Hoạt động nghiệp vụ của dịch vụ kho bãi bao gồm nhiều công việc khác nhau như: tiếp nhận, vận chuyển, bốc dỡ, xếp hàng, bảo quản, phân loại, đóng gói, kiểm nghiệm, giao hàng. Nhờ vào hệ thống kho vật tư và kho thành phẩm, ở đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất nên đã tiết kiệm được chi phí vận tải. Vật tư từ các nhà cung cấp với từng lô hàng nhỏ sẽ được vận chuyển bằng phương tiện vận tải nhỏ đến tập trung ở kho vật tư. Tại đây, sẽ tiến hành gom nhiều lô hàng nhỏ thành lô hàng lớn, rồi dùng phương tiện đủ lớn để vận chuyển phân phát từng lô hàng theo quá trình vận chuyển. Bằng cách này tiết kiệm được nhiều chi phí do việc giảm thiểu được quãng được vận chuyển của cả lô hàng, tránh vận chuyển đường vòng. Như vậy, trước nhu cầu sản xuất, tiêu thụ hàng hóa trên địa bàn Hà Nội ngày càng tăng lên thì nhu cầu sử dụng dịch vụ logistics để luân chuyển hàng hóa cũng tăng theo.

Tổng số vốn đầu tư thực hiện theo giá so sánh 2010 phân theo ngành kinh tế thì ngành kinh doanh kho bãi cũng có mức đầu tư tăng cao. Năm 2014 vốn đầu tư là 15440 tỷ đồng tăng 13,5% so với năm 2010, thì đến năm 2015 là 18006 tỷ đồng tăng 16,6% so với năm 2014 [6, tr.117]. Qua đó có thể thấy hoạt động dịch vụ này đã được chú trọng quan tâm đầu tư, dù chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tập kết, vận chuyển, luân chuyển hàng hóa nội địa xong cũng phần nào khẳng định được vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động logistics nói chung trong tiến trình hội nhập.

Hai là, chất lượng dịch vụ logistics thành phố Hà Nội được nâng lên

Dịch vụ logistics trong vận tải hàng hóa: Trong nền KTTT ngày nay thì vai trò của ngành dịch vụ vận tải hàng hóa càng quan trọng. Nó là nhân tố góp

phần thúc đẩy sự phát triển đa dạng của đời sống KT-XH nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng. Do vậy, tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá các doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa đó là chất lượng dịch vụ. Có thể nói chất lượng dịch vụ như một yếu tốt quyết định sự sống còn của các doanh nghiệp trong thời đại ngày nay. Bởi điều đó sẽ tạo niềm tin vững chắc từ khách hàng. Hiện nay trên địa bàn thành phố Hà Nội, hoạt động vận tải hàng hóa là lĩnh vực có sức cạnh tranh gay gắt nên để có thể tồn tại, các doanh nghiệp luôn tạo ra những giá trị tốt, cung cấp những dịch vụ trung gian vận chuyển hàng đến tận địa điểm cho khách hàng thông qua các bước: Tìm kiếm khách hàng

Xác nhận thông tin khách hàng Làm thủ tục hải quan Xác nhận lịch trình, điều động xe Vận chuyển. Các bước này luôn được tiến hành nhanh

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 32 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w