Nâng cao hiệu lực quản lý Nhànước đối với dịch vụ logistic sở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 69 - 74)

II. Phân theo ngành kinh tế

3.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhànước đối với dịch vụ logistic sở thành phố Hà Nộ

gian tới

Trên cơ sở đánh giá thực trạng, nhất là những hạn chế trong phát triển dịch vụ logistics ở thành phố Hà Nội thời gian qua; quán triệt các quan điểm về phát triển dịch vụ logistics thời gian tới được tác giả nêu ở trên, thành phố Hà Nội cũng như các doanh nghiệp logistics trên địa bàn cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung trước hết vào thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

3.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với dịch vụ logistics ởthành phố Hà Nội thành phố Hà Nội

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước có vị trí, vai trò và tác động đặc biệt quan trọng trong đời sống KT-XH. Sự hình thành và phát triển của các doanh nghiệp logistics cũng nằm trong sự tác động sâu sắc đó. Trước đây, nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của dịch vụ logistics chưa rõ ràng dẫn tới sự phát triển của hoạt động dịch vụ này còn manh mún, hoạt động kém hiệu quả, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh, chưa có định hướng và hỗ trợ nhiều từ phía Nhà nước. Trong những năm đổi mới, hệ thống chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đã được hình thành và đổi mới từng bước với những kết quả tích cực.

Thực hiện phương châm: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Do đó, phát triển dịch vụ logistics ở thành phố Hà Nội hiện nay phải đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của chính quyền các cấp. Mặt khác, phát triển dịch vụ logistics trong nền KTTT định hướng XHCN phải phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics. Chính thực trạng phát triển dịch vụ logistics ở thành phố Hà Nội thời gian qua là những cơ sở thực tiễn phong phú giúp gợi mở cho việc hoạch định đường lối của các cấp ủy Đảng và quản lý của chính quyền các cấp đúng đắn hơn. Bên cạnh đó, công tác quản lý khoa học của

chính quyền các cấp sẽ giúp cho hoạt động dịch vụ logistics phát triển có hiệu quả theo hướng bền vững.

Xuất phát từ vị trí, vai trò quản lý của Nhà nước trong việc tạo điều kiện thông thoáng và hợp lý cho những nhà đầu tư có uy tín và năng lực trong lĩnh vực logistics. Đặc biệt là hệ thống thể chế, chính sách khuyến khích, trợ giúp doanh nghiệp logistics như: chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách tài chính, tiền tệ, chính sách đất đai, chính sách đào tạo nghề, hỗ trợ phát triển công nghệ... Do vậy, chính quyền các cấp ở thành phố Hà Nội vừa là chủ thể quản lý, vừa là chủ thể chịu trách nhiệm phát triển dịch vụ logistics cũng như để hoạt động dịch vụ logistics phát triển và đi vào thực tiễn đời sống cần xác định đây là giải pháp quan trọng hàng đầu. Trong thời gian tới các chủ thể phát triển dịch vụ logistics ở thành phố Hà Nội cần tiến hành đồng bộ các nội dung, biện pháp sau:

Một là, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về dịch vụ logistics.

Hiện nay, dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có tốc độ phát triển nhanh chóng; hình thành nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, chuyển phát, giao nhận ở các quy mô khác nhau. Việc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics đã được Quy hoạch và triển khai thống nhất trên phạm vi cả nước (Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030); từng bước hình thành mạng lưới, hệ thống trung tâm logistics kết nối, gắn bó mật thiết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý các doanh nghiệp logistics trên địa bàn Thành phố đang là vấn đề khó khăn trong phát triển dịch vụ logistics hiện nay của Hà Nội; các yếu tố thuộc về hạ tầng thương mại của Hà Nội; vấn đề tiếp cận vốn của doanh nghiệp; hệ thống cơ sở hạ tầng của vận tải; hiệu quả hoạt động hải quan; quản lý tiến độ đầu tư xây dựng các trung tâm logistics… Chính sự đa dạng và phức tạp trong công

tác quản lý đòi hỏi phải thường xuyên nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hoạt động dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố.

Hai là, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về phát triển dịch vụ logistics ở thành phố Hà Nội.

Cơ chế, chính sách, pháp luật về dịch vụ logistics là một trong những nội dung phản ảnh việc giải phóng LLSX và sức sản xuất trong trong quá trình sản xuất kinh doanh. Cơ chế, chính sách, pháp luật thông thoáng sẽ thúc đẩy quá trình hoạt động của các doanh nghiệp logistics nhanh hơn, hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy, địa phương nào có môi trường pháp lý kinh tế, chính trị, xã hội ổn định, thì ở đó có điều kiện tốt để phát triển, thu hút nhiều nhà đầu tư, làm cho KT-XH trên địa bàn ấy phát triển.

Do đó, trong thời gian tới thành phố Hà Nội cần thực hiện tốt một số yêu cầu sau sau:

Thứ nhất, hoàn thiện và cụ thể hóa các chính sách về phát triển dịch vụ logistics. Hệ thống logistics trên địa bàn Hà Nội hiện đang phát triển tương đối nhanh, thực tế hoạt động của ngành dịch vụ này đã đi nhanh hơn các quy định pháp luật. Thành phố cần từng bước hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động này. Cụ thể, xây dựng hành lang pháp lý đảm bảo tính nhất quán, thông thoáng và hợp lý trong các văn bản, quy định liên quan đến lĩnh vực logistics với mục đích tạo cơ sở cho một thị trường logistics phát triển, minh bạch. Cùng với việc điều chỉnh và bổ sung Luật Thương mại 2005 về các điều khoản kinh doanh logistics và Nghị định 140 CP ngày 05/ 09/ 2007 thì Nhà nước cần ban hành bổ sung các văn bản pháp luật cho hoạt động logistics và các lĩnh vực hỗ trợ như vận tải đa phương thức, thương mại điện tử, thủ tục hải quan. Chuẩn hóa các quy trình dịch vụ logistics, thống kê báo cáo logistics, các định chế có liên quan như thuế, bảo hiểm, ngân hàng, môi trường, chuẩn hóa các quy định về cấp phép, điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn, vận tải đa phương thức, thống nhất hóa và tiêu chuẩn hóa tên hàng và mã

hàng hóa. Việc xây dựng hệ thống pháp luật điều chỉnh các dịch vụ logistics rất cần thiết phải tham khảo và tuân theo quy định của từng phương thức vận tải liên quan và các luật khác. Bên cạnh đó, phải tính đến lộ trình hội nhập lĩnh vực logistics ở tầm khu vực, năm 2013 mở cửa thị trường dịch vụ logistics của ASEAN, năm 2014 mở cửa thị trường dịch vụ logistics trong WTO. Điều này đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ về chính sách, đồng bộ hóa về tiêu chuẩn kỹ thuật, khung pháp lý cũng như quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng của các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, cần tiếp tục triển khai chi tiết để đưa luật vào vận hành trong thực tiễn kinh doanh và để đạt hiệu quả cao, cần nghiên cứu học hỏi và rút kinh nghiệm từ các thành phố lớn của các nước trong khu vực và trên thế giới, đặt biệt là các thành phố ở Singapore và Trung Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên khi vận dụng vào Hà Nội nên xét đến tình hình cụ thể của Thành phố để vận dụng cho phù hợp, tránh áp dụng rập khuôn, duy ý chí. Điều này đòi hỏi Hà Nội phải lập tổ chuyên trách có hiểu biết sâu về lý luận dịch vụ logistics và thực tiễn hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội bằng cách thường xuyên tìm hiểu nhu cầu doanh nghiệp thông qua hội thảo, lắng nghe kiến nghị của doanh nghiệp từ những khó khăn vướng mắc trong thực tiễn, đưa ra được các dự báo chính xác nhằm tránh tính chủ quan khi ban hành những quy định không phù hợp, gây lãng phí và tác dụng ngược lại với mục tiêu đề ra.

Trong thời gian tới chính quyền Thành phố cũng cần nhanh chóng có biện pháp, chính sách khuyến khích đầu tư, hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ logistics nhằm sớm hoàn thành các mục tiêu đề ra, cụ thể hóa các văn bản pháp luật liên quan đến dịch vụ logistics thuê ngoài, chuẩn hóa quy trình dịch vụ... Trong đó, hải quan là một trong các khâu quan trọng đồng thời là điểm yếu của logistics Việt Nam nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng. Có thể nói, để coi đây là khâu đột phá tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.

Thứ hai, thành lập cơ quan liên ngành quản lý các dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các hiệp hội ngành liên quan tới dịch vụ logistics gồm có Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA), Hiệp hội Chủ tàu Việt Nam (VSA), Hiệp hội Đại lý - Môi giới hàng hải Việt Nam (VISABA), Hiệp hội Cảng biển Việt Nam (VPA), Hiệp hội Vận tải ôtô. Thực tế trên địa bàn thành phố Hà Nội chưa có cơ quan quản lý nhà nước về logistics mà đang do nhiều Sở, Ban ngành như giao thông vận tải, thương mại, tài chính, hải quan đảm nhiệm theo phạm vi được phân công. Điều này đòi hỏi phải sớm thành lập cơ quan quản lý nhà nước về logistics, trước mắt có thể là Ban hay Phòng quản lý logistics ở Sở công thương của Thành phố. Cơ quan này là cầu nối giữa các ngành có liên quan, giữa Hiệp hội cảng biển Việt Nam và Hiệp hội các doanh nghiệp dịch vụ logistics với các doanh nghiệp nằm trên địa bàn Thành phố. Từ đó có thể tăng cường hợp tác trong việc trao đổi thông tin có liên quan tới các hoạt động vận tải, thương mại, xếp dỡ hàng hóa, các thủ tục giao nhận hàng hóa của cảng, các loại giá dịch vụ cảng, thời gian tàu đến, rời cảng, việc điều động phương tiện vận tải giao nhận hàng hóa nhằm tránh ùn tắc tại cảng, các thông tin về hàng hóa và giao nhận kho vận, thông tin về các cảng biển và các công ty giao nhận kho vận... Hợp tác trong việc bảo đảm an ninh hàng hóa, cảng biển và cảng sông vì mất cắp, rút ruột containers vẫn là một vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp giao nhận, vận tải. Sự hợp tác có hiệu quả giữa các Hiệp hội và đặc biệt là từng hội viên của các Hiệp hội đóng một vai trò quan trọng trong phát triển dịch vụ logistics thời gian tới theo hướng xây dựng Hà Nội thành một trung tâm logistics lớn của Việt Nam và khu vực.

Thứ ba, thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa liên thông; đơn giản hóa thủ tục đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư nhanh gọn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp triển khai thực hiện các dự án phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà

Nội. Tạo cơ chế thông thoáng, đặc biệt là cần phải đơn giản hóa thủ tục trong thẩm định, phê duyệt, đổi mới quy trình giải quyết hồ sơ, thủ tục; cần tiếp tục mở rộng việc thực hiện hệ thống hải quan một cửa, thông quan điện tử với danh mục thuế suất hài hòa, minh bạch… chỉ có như vậy thì các nhà đầu tư, các doanh nghiệp mới yên tâm và tin tưởng tham gia kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội.

3.2.2. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thànhphố Hà Nội

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w