II. Phân theo ngành kinh tế
3.2.2. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố Hà Nộ
Đây là giải pháp giữ vị trí quan trọng đến cả quá trình phát triển các ngành dịch vụ logistics. Cơ sở hạ tầng logistics có vai trò hết sức quan trọng để các doanh nghiệp có thể thực hiện các dịch vụ logistics nhằm đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ cuối cùng. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của thành phố Hà Nội trong những năm qua đã tạo ra nhu cầu cấp thiết cần phải phát triển hệ thống cơ sở hà tầng logistics trên địa bàn Thành phố. Phát triển cơ sở hạ tầng logistics là điều kiện quyết định quy mô, tốc độ phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất và khả năng cạnh tranh của dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Vì vậy, việc xây dựng hệ thống cơ sở vật chất cũng như phương tiện vật chất kĩ thuật cho phát triển dịch vụ logistics là việc làm hết sức cần thiết để phục vụ yêu cầu của nền KT-XH chung và phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.
Trong cơ sở hạ tầng logistics cho phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội thì kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phục vụ cho phát triển hệ dịch vụ logistics giữ vai trò quan trọng, bao gồm: hệ thống đường sông, đường bộ, các nhà ga, cảng hàng không, các trung tâm logistics, kho tàng bến bãi cũng như các trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa, container ở các điểm vận tải giao nhận… Do đó, để dịch vụ logistics phát triển thì trước hết phải có sự đầu tư hợp lý cho các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa, đường bộ, đường sắt,
đường sông, kho bãi, trang thiết bị... theo một kế hoạch tổng thể và đồng bộ, nhất là phải xúc tiến triển khai đầu tư xây dựng các trung tâm logistics có quy mô lớn theo Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và Quyết định số 2757/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 của UBND thành phố Hà Nội về phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó có trung tâm logistics hạng I ở huyện Sóc Sơn và hạng II ở huyện Phú Xuyên để kết nối các loại phương tiện vận tải, các tuyến giao thông vành đai nhằm phát huy khả năng tương tác cũng như hỗ trợ qua lại lẫn nhau một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng cần sớm hoàn thiện hệ thống đường trên cao theo mô hình như các thành phố ở Trung Quốc, Thái Lan... Chú trọng xây dựng nhà ga hàng hóa chuyên dụng kết nối với các trung tâm logistics để giao hàng, tiếp nhận, chuyển tải... tại các sân bay quốc tế theo quy trình nghiệp vụ như các nước trong khu vực. Tiến hành nâng cấp, hiện đại hóa và xây dựng thêm kho tàng, bến bãi, trang thiết bị xếp dỡ hàng hóa, container ở các điểm giao nhận. Như vậy, để thực hiện tốt nội dung này trong thời gian tới cần tập trung làm tốt một số biện pháp sau:
Một là, cần nhanh chóng cập nhật, bổ sung quy hoạch nhằm định hướng và có lộ trình rõ ràng trong thực hiện quy hoạch các lĩnh vực kết cấu hạ tầng logistics. Quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông vận tải phải đảm bảo yếu tố bền vững mà mục tiêu là vận tải đa phương thức với chất lượng cao, dịch vụ đáp ứng tiêu dùng trong nước, nâng cao lợi thế cạnh tranh quốc gia, khu vực và hội nhập kinh tế quốc tế. Cụ thể:
Đối với vận tải đường bộ: Vận tải đường bộ đóng vai trò then chốt trong việc phát triển hệ thống giao thông vận tải cũng như hoạt động kinh doanh logistics. Vì vậy, cần cải tạo, mở rộng các tuyến đường hướng tâm hiện tại lên thành đường có 4 đến 6 làn xe cơ giới; Xây dựng các tuyến đường cao
tốc song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn; Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các đường vành đai; Tập trung đầu tư nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các trục giao thông hướng tâm; Đầu tư xây mới và nâng cấp, cải tạo các bến xe, bãi đỗ đáp ứng nhu cầu vận chuyển trên địa bàn; Tiếp tục quy hạch và xây dựng, hoàn thiện sớm các tuyến vận tải công cộng khối lượng lớn như đường sắt trên cao và tàu điện ngầm, phát triển mạnh hệ thống xe buýt để đạt tỷ lệ đảm nhận vận tải hành khách công cộng 25 - 30%...
Đối với vận tải đường sắt: Hà Nội là đầu nút của nhiều tuyến đường sắt quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và của cả nước, do vậy, cần tập trung cải tạo, nâng cấp và mở rộng các tuyến đường đặc biệt là tuyến đường Bắc Nam nhằm đảm bảo tốc độ chạy, phát triển các dịch vụ văn minh tại ga, cảng Hà Nội; Mở rộng các tuyến đường sắt tới các khu vực, các trung tâm công nghiệp, khu chế xuất, đặc biệt là các tuyến đến các ga Hải Phòng, Sài Gòn, Lào Cai... để đáp ứng nhu cầu vận chuyển; Đầu tư mới các phương tiện vận chuyển như đầu máy, toa xe, đặc biệt là các toa xe chuyên dụng để có thể vận chuyển nhanh hơn và tiết kiệm chi phí.
Đối với vận tải hàng không: Để nhu cầu vận chuyển bằng đường hàng không sẽ tăng trong những năm tới cần: đầu tư mua sắm máy bay chuyên chở hàng, các phương tiện xếp dỡ vận chuyển hàng hiện đại; Thiết lập các tuyến bay chở hàng tới các điểm có nhu cầu vận chuyển hàng hoá đi và đến thành phố Hà Nội; Cho phép các doanh nghiệp logistics được phép hoạt động và cung cấp các dịch vụ tại sân bay...
Đối với vận tải đường sông: Vận tải đường sông trở thành lĩnh vực quan trọng đối với vận tải đường thủy của thành phố Hà Nội. Do vậy, khi triển khai xây dựng các tuyến đường vận tải đường sông phải kết nối được với các tuyến đường biển, đường sắt, đường ôtô để tạo thành tuyến vận tải thông suốt, liên hoàn và đa phương thức; Cải tạo, nâng cấp và khơi thông, bảo trì luồng lạch để mở rộng mạng lưới kết nối của vận tải đường thủy với các vùng
khác và để khai thác tối đa các tuyến đường thủy trên địa bàn; Bố trí hợp lý hệ thống cảng sông, bến thủy nội địa ở các khu vực quan trọng để đảm bảo tính chủ động trong hoạt động khai thác; Nâng cấp, hiện đại hóa hạ tầng cảng bến và cơ giới hóa hệ thống bốc xếp hàng hóa để đáp ứng được yêu cầu của vận tải bằng container; Phát triển đội tàu theo hướng đa dạng, có cơ cấu hợp lý để nâng cao năng lực hàng hóa thông qua cảng…
Tuy nhiên, trong quá trình quy hoạch, xây dựng về giao thông thì cần phải tính đến sự liên thông, kết nối giữa các phương thức vận tải để đạt hiệu quả cao trong quá trình khai thác. Bên cạnh đó, các giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải cần quan tâm đến vấn đề giảm thiểu tác động đến chất lượng môi trường. Đây là xu hướng phát triển tất yếu của Việt Nam cũng như là các nước trong khu vực và trên thế giới.
Hai là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và phương thức đầu tư cơ sử hạ tầng logistics. ở nước ta hiện nay, cùng với việc phát triển nền KTTT để thoát khỏi tình trạng là nước kém phát triển đồng nghĩa với sự giảm dần từ các nguồn viện trợ, tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính quốc tế. Do vậy, một số dự án kết cấu hạ tầng đã từng bước chuyển sang sử dụng các nguồn vốn thông thường. Vấn đề huy động các nguồn lực đầu tư ngoài ngân sách Nhà nước cho các dự án kết cấu hạ tầng là một xu hướng khách quan hiện nay vì vốn ngoài ngân sách có tiềm năng lớn, vấn đề đặt ra là cần có cơ chế và giải pháp thích hợp để khai thác tiềm năng này. Bên cạnh đó cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức đầu tư khác nhất là hình thức đầu tư có sự tham gia của khu vực tư nhân như BOT, BTO, BT…
Ba là, trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội, đặc biệt là hạ tầng giao thông cần phải giải quyết tốt vấn đề giải phóng mặt bằng. Một đặc điểm quan trọng và cũng là một trong những lực cản phát triển lĩnh vực kết cấu hạ tầng là công tác đền bù giải phóng mặt bằng. Thời gian qua, chính quyền các cấp của Hà Nội đã có nhiều giải pháp, kể cả
phân cấp quản lý dự án và vốn cho địa phương nhưng cho đến nay các giải pháp này chưa có hiệu lực cao, gây nhiều lãng phí trong đầu tư kết cấu hạ tầng từ việc tăng tổng mức đầu tư, thay đổi khối lượng và kéo dài tiến độ thực hiện dự án. Đây là vấn đề nhạy cảm nhưng thực tế cần có sự can thiệp mạnh từ cơ quan quyền lực nhà nước các cấp từ việc hài hòa các điều luật, cơ chế chính sách, sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và chế tài xử lý các bên tham gia.
3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong phát triển dịchvụ logistics ở thành phố Hà Nội