Phát triển dịch vụ logistic sở thành phố HàNội cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 62 - 64)

II. Phân theo ngành kinh tế

3.1.2. Phát triển dịch vụ logistic sở thành phố HàNội cần có sự liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics

Đây là quan điểm quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của ngành dịch vụ logistics ở Hà Nội.

Thị trường logistics Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng đang ở trong giai đoạn rất phân tán và manh mún. Các nhà cung cấp dịch vụ logistics của Việt Nam chỉ thuần túy hoạt động trong một số phạm vi hẹp và truyền thống như vận tải, giao nhận hàng hóa, kinh danh kho bãi như đã phân tích trong phần thực trạng. Để nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của dịch vụ logistics trên địa bàn Thủ đô, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cần ngồi lại với nhau, cùng hợp tác và chia sẻ nguồn lực xây dựng chuỗi dịch vụ trọn gói. Điều này giúp họ có khả năng cạnh tranh tốt hơn và có thể đầu tư chiều sâu vào logistics cả về con người và hệ thống thông tin - đây là hai thế mạnh rất nổi bật của các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài.

Cùng với xu hướng cổ phần hoá mạnh mẽ các doanh nghiệp nhà nước đã tạo đà cho khả năng hợp tác liên kết chiến lược trở lên rất khả thi. Gần đây đã có nhiều công ty đi theo mô hình này mà cụ thể là giữa các công ty dịch vụ cảng, kho bãi và vận chuyển. Song việc liên kết hợp tác không chỉ là việc 1+1 mà là một quá trình tích hợp điểm mạnh và loại bỏ điểm yếu, quá trình ấy đòi hỏi doanh nghiệp thực hiện việc tái lập đến tận gốc dễ quy trình kinh doanh cố hữu của mình và hơn hết, họ cần một đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp đảm bảo việc tích hợp thành công. Để quan điểm này phát huy hiệu quả cần quán triệt một số yêu cầu sau:

Một là, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực logistics cần liên kết để trở thành một liên minh thống nhất. Trong khối liên minh này, doanh nghiệp nào chuyên sâu về lĩnh vực nào thì vẫn sẽ tiếp tục hoạt động trên lĩnh vực đó, nhưng sẽ thành lập một nhóm hoạt động chung, nhóm này sẽ tiến hành bán các dịch vụ logistics trọn gói rồi phân bổ cho các thành viên theo năng lực của họ. Sau đó nhóm này có nhiệm vụ phải kiểm toán tất cả dịch vụ mà từng thành viên cung cấp để xem các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đã đảm bảo chưa. Và hơn nữa liên minh này sẽ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn có thể cạnh tranh được với các đối thủ to lớn nước ngoài. Để làm

được điều này đòi hỏi phải có một cơ chế hợp tác thích hợp, trong đó các thành viên phải chấp nhận việc chia sẻ thông tin và quyền lợi cho nhau.

Hai là, hoạt động dịch vụ ở thành phố Hà Nội cần có sự liên kết với các doanh nghiệp logistics nước ngoài.

Cho đến nay thì phần lớn vẫn là các công ty lớn mới tham gia liên doanh như kiểu Gemadept liên doanh với Schenker để lập một công ty 3PL còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở cả nước thì điều này là rất khó. Bởi vậy doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics ở Hà Nội cần cố gắng liên doanh với các đối tác nước ngoài để có thể học hỏi kinh nghiệm từ đối tác, cung cấp dịch vụ logistics hoàn chỉnh hơn.

Bên cạch đó, cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong vấn đề đạo tạo về dịch vụ logistics. Sự hợp tác có hiệu quả giữa hai bên sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển dịch vụ logistics trong thời gian tới, góp phần vào việc xây dựng Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng thành một trung tâm dịch vụ logistics của khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ KINH tế CHÍNH TRỊ PHÁT TRIỂN DỊCH vụ LOGISTICS ở THÀNH PHỐ hà nội (Trang 62 - 64)