II. Phân theo ngành kinh tế
3.1.1. Phát triển dịch vụ logistic sở thành phố HàNội thành một ngành mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao
ngành mũi nhọn, có giá trị gia tăng cao
Đây là quan điểm cơ bản, có vị trí quan trọng, xuyên suốt trong phát triển dịch vụ logistics ở thành phố Hà Nội hiện nay. Quan điểm này có tính chỉ đạo toàn bộ quá trình đề ra và thực hiện các chủ trương, chính sách, biện pháp phát triển dịch vụ logistics.
Quan điểm này là sự quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng và Chính Phủ về phát triển dịch vụ logistics thời gian qua ở nước ta. Theo Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020, trong đó đáng chú ý mới đây nhất là Quyết định số 200/QĐ-TTg ngày 14/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 thì theo đó, lĩnh vực dịch vụ logistics được xác định là lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, lợi thế cần phát triển mạnh, là ngành dịch vụ “cơ sở hạ tầng” cần tập trung phát triển có trọng điểm. Dịch vụ logistics được coi là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển sản xuất hệ thống phân phối các ngành dịch vụ khác và lưu thông hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu. Do vậy, phát triển dịch vụ logistics ở thành phố Hà Nội vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển KT-XH trong giai đoạn hiện nay, để dịch vụ logistics thành một ngành dịch vụ mũi nhọn, giá trị gia tăng cao, có vai trò quan trọng trong cơ cấu dịch vụ của thành phố Hà Nội, đáp ứng tốt nhu cầu CNH, HĐH của Thành phố, đồng thời từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới thì cần tập trung thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau:
Một là, làm tốt công tác dự báo nhu cầu về dịch vụ logistics và các điều kiện, khả năng cung cấp dịch vụ logistics:
Nhu cầu về dịch vụ logistics thể hiện qua một số chỉ tiêu là: Nhu cầu của nhà xuất nhập khẩu (khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng container, khối lượng hàng hóa vận chuyển hàng không); nhu cầu của nhà phân phối tại các loại hình thương mại hiện đại (sức mua hàng hóa và thị phần bán lẻ hàng tiêu dùng qua trung tâm thương mại và siêu thị; nhu cầu của nhà sản xuất.
Làm tốt công tác dự báo sẽ giúp doanh nghiệp giải phóng nguồn lực (vốn, tài sản, nhân sự, hệ thống công nghệ thông tin,..) vốn đang là bài toán đau đầu cho mỗi doanh nghiệp. Suy thoái kinh tế đã đặt doanh nghiệp vào tình thế mà việc thuê ngoài trở nên cấp bách hơn.
Hai là, cần tập trung triển khai xây dựng trung tâm logistics trở thành Trung tâm dịch vụ nòng cốt, mũi nhọn trong lưu thông và phân phối hàng hóa, phục vụ đắc lực cho sản xuất, tiêu dùng hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu, thúc đẩy phát triển KT-XH. Trung tâm logistics phải theo hướng đồng bộ, chuyên nghiệp và hiện đại; gắn kết hợp lý với quy hoạch phát triển thương mại, công nghiệp, giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không, quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH khác của trên địa bàn Thành phố và trong cả nước; từng bước hội nhập vào thị trường dịch vụ logistics trong khu vực và trên thế giới.
Ba là, trong nền KTTT định hướng XHCN thì phát triển thị trường dịch vụ logistics phải lành mạnh, tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, khuyến khích thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.