- Hồi đáp tiêu cực bằng hành vi chê lạ
3.5. Các yếu tố tăng cường được sử dụng trong các biểu thức hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay
của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay
Cũng như trong các phát ngôn chê, các yếu tố tăng cường cũng xuất hiện với tần số khá cao trong các phát ngôn hồi đáp chê. Sau đây là bảng thống kê tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong 250 phát ngôn hồi đáp chê mà chúng tôi đã khảo sát được:
Bảng 3.8. Bảng thống kê tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong các phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Phát ngôn của nam Phát ngôn của nữ Tổng
32 43.84% 84 56.16% 731 100%
Biểu đồ 3.10. Biểu đồ thể hiện tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong các phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Theo số liệu ở bảng 3.8, trong số các phát ngôn hồi đáp chê đã khảo sát, các yếu tố tăng cường xuất hiện 73 lần. Trong đó, xuất hiện trong các phát ngôn của sinh viên nam là 32 lần, xuất hiện trong các phát ngôn của sinh viên nữ là 41 lần. Tổng cộng cả phát ngôn chê và hồi đáp chê thì các yếu tố tăng cường là 151. So với số lần xuất hiện trong các phát ngôn chê thì các yếu tố tăng cường trong phát ngôn hồi đáp chê được sử dụng ít hơn nhưng không đáng kể.
Ngoài ra, biểu đồ 3.10 còn cho thấy các yếu tố tăng cường xuất hiện trong các phát ngôn của sinh viên nam là 43.84%; xuất hiện trong các phát ngôn của sinh viên nữ là 56.16%. Như vậy, tần số sử dụng các yếu tố tăng cường của sinh viên nữ là nhiều hơn sinh viên nam. Cụ thể là cao hơn 12.32%. Điều này cho thấy, phái nữ là những người giàu cảm xúc và dễ dàng bộc lộ cảm xúc hơn phái nam.
Dựa vào các số liệu trên, có thể thấy tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong các phát ngôn chê – hồi đáp chê của sinh viên nam nữ các trường đại học tại Tp.HCM là khá cao, cứ 2 – 3 câu là sử dụng yếu tố tăng cường. Thêm vào đó, có nhiều câu các yếu tố tăng cường xuất hiện hơn một lần. Lý giải điều này, trước hết hãy xét đến tính chất của hành vi chê. Theo Searle thì chê là hành vi thuộc phạm trù Biểu cảm, diễn đạt thái độ của người nói đối với một số hoàn cảnh, tình thế cụ thể. Nó là những gì thuộc về ý kiến chủ quan của người nói, tính biểu cảm chiếm thành phần khá cao. Vì thế, cần có các yếu tố "hỗ trợ", giúp người nói bộc lộ cảm xúc. Trong khi đó, các yếu tố tăng cường được nói đến bên trên lại mang sắc thái biểu cảm khá cao, có tác dụng rất lớn trong việc bày tỏ cảm xúc. Các từ ngữ đưa đẩy: nha, nhen, nhẩy, à, ư, nhỉ, nhé… làm tăng thêm màu sắc ý nghĩa cho các phát ngôn. Chính vì thế, các yếu tố tăng cường được sử dụng khá nhiều trong phát ngôn chê – hồi đáp chê của sinh viên.
Mặt khác, trong 151 lần xuất hiện các yếu tố tăng cường, có 20 tiếng chửi như: mẹ, mẹ kiếp, bà nó, đồ điên, đồ chó…, trong đó của sinh viên nam là 13 còn của sinh viên nữ là 7. Như vậy, sinh viên nam có vẻ ưa dùng các dạng thức ngôn ngữ có phần thô thiển, dung tục hơn sinh viên nữ. Ngoài ra, chúng tôi cũng nhận thấy rằng cả trong phát ngôn chê và hồi đáp chê, có những yếu tố tăng cường mang tính chất trung tính, có thể dành cho cả hai giới sử dụng như: à, ơi, quá, lắm, trời, trời ơi… và có những yếu tố chỉ dành cho sinh viên nữ sử dụng như: nhen, hen, ái chà, má ơi… Điều này cho thấy, các yếu tố tăng cường được sinh viên nữ sử dụng rất đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc hơn sinh viên nam. Như vậy, sự phân biệt giới tính được thể hiện ngay trong cách dùng các yếu tố tăng cường.
Kết quả mà chúng tôi khảo sát được cũng rất thống nhất với những nghiên cứu mà Lakoff đã trình bày trong cuốn "Language and woman’s
place" xuất bản năm 1975. Ông kết luận: Phụ nữ ưa sử dụng những từ đệm, từ cảm thán ở dạng nhẹ nhàng như oh dear (trời/trời ơi/eo ơi), trong khi nam giới thường ưa dùng những dạng thức ngôn ngữ có phần thô thiển, dung tục như shit (mẹ kiếp/chó chết/chết tiệt). Phụ nữ thường dùng các từ tăng cường để nhấn mạnh như so, very, really, absolutely… nhằm tăng hiệu quả giao tiếp. [31, 240]
3.6. Tiểu kết chương 3
Trong chương này chúng tôi đã khảo sát, thống kê được số lượng các phát ngôn chê của sinh viên nam và sinh viên nữ. Theo đó, tỷ lệ các phát ngôn hồi đáp chê của sinh viên nam là 50.4%, tỷ lệ các phát ngôn hồi đáp chê của nữ là 49.6%. Cụ thể hơn, chúng tôi phân loại các phát ngôn hồi đáp chê theo 4 cặp: Nam hồi đáp nam, nam hồi đáp nữ, nữ hồi đáp nam, nữ hồi đáp nữ. Từ đó, chúng tôi đi khảo sát các phát ngôn này về mặt nội dung chê và biểu thức chê.
Về nội dung, chúng tôi phát ngôn hồi đáp chê thành phát ngôn hồi đáp tích cực và phát ngôn hồi đáp tiêu cực. Hồi đáp tích cực có thể là đồng tình với lời chê, nhận khuyết điểm, tỏ vẻ xin lỗi hay im lặng. Hồi đáp tiêu cực có thể là thanh minh/biện hộ/đổ lỗi hay đáp cùn, hỏi vặn lại/nói mỉa hoặc chê bai trở lại. Trong tổng số 250 phát ngôn hồi đáp chê, có 117 phát ngôn hồi đáp tích cực, chiếm 46.8% và 133 phát ngôn hồi đáp tiêu cực, chiếm 53.2%. Như vậy, phát ngôn hồi đáp tiêu cực chiếm tỷ lệ lớn hơn phát ngôn hồi đáp tích cực. Mặt khác, phát ngôn tiêu cực chiếm 52.38% trong tổng số phát ngôn hồi đáp của sinh viên nam và 54.03% trong tổng số phát ngôn hồi đáp của sinh viên nữ. Điều này cho thấy, sinh viên nữ thường phản ứng tiêu cực trong lời chê hơn sinh viên nam. Thêm vào đó, khi đối mặt với hành vi chê của sinh viên nữ, số lượng phát ngôn hồi đáp tích cực của sinh viên nam lớn hơn số lượng phát ngôn hồi đáp tiêu cực. Điều này chứng tỏ sinh viên nữ thường có
phản ứng gay gắt trước lời chê của sinh viên nam và sinh viên nam lại có xu hướng nhượng bộ trước lời chê của sinh viên nữ.
Xét các biểu thức chê, chúng tôi chia phát ngôn chê hồi đáp chê thành hai loại lớn là phát ngôn hồi đáp chê trực tiếp và phát ngôn hồi đáp chê gián tiếp. Kết quả thống kê cho thấy số lượng phát ngôn hồi đáp chê trực tiếp là 149/250, chiếm tỷ lệ 59.6%. Số lượng phát ngôn hồi đáp chê gián tiếp 101/250, chiếm tỷ lệ 40.4%. Điều này cho thấy khi bị chê, sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM có xu hướng bộc lộ thẳng thắn, không thích vòng vo né tránh... Mặt khác, số lượng phát ngôn hồi đáp chê trực tiếp của sinh viên nam lớn hơn số lượng phát ngôn hồi đáp chê trực tiếp của nữ sinh viên. Đặc biệt, khi hồi đáp phát ngôn chê của người cùng giới, tỷ lệ phát ngôn trực tiếp cũng lớn hơn khi hồi đáp phát ngôn chê của người khác giới.
Ngoài ra, chúng tôi còn chia các từ xưng hô được sử dụng trong các phát ngôn chê và hồi đáp chê thành 4 nhóm: nhóm 1 là cách xưng hô theo kiểu “tên – tên/bạn – mình”; nhóm 2 là cách xưng hô theo kiểu “tao – mày”; nhóm 3 là cách xưng hô theo kiểu “ông – tui/bà – tui” và nhóm 4 là các kiểu xưng hô khác. Kiểu xưng hô “tao – mày” được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo đó là kiểu xưng hô “ông – tui/bà – tui”, sau đó là “tên – tên/bạn – mình”. Cách xưng hô này cho thấy tính cách phóng khoáng, cởi mở, thoải mái trong lời ăn tiếng nói của các sinh viên trẻ tại Tp.HCM.
Về các yếu tố tăng cường được sử sụng trong các biểu thức hồi đáp chê, chúng tôi nhận thấy sinh viên nữ dùng nhiều và đa dạng, phong phú hơn sinh viên nam. Cụ thể, trong 73 lần sử dụng các yếu tố tăng cường, của sinh viên nữ chiếm 56.16% trong khi của sinh viên nam chỉ có 43.84%. Trong các yếu tố tăng cường này, có những yếu tố được cả hai giới sử dụng và có cả những yếu tố chỉ mình sinh viên nữ sử dụng. Ngoài ra, các từ ngữ dung tục, thô thiển xuất hiện trong phát ngôn của sinh viên nam nhiều hơn là sinh viên nữ.
KẾT LUẬN
Để tìm hiểu đề tài: Yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liêu giao tiếp của sinh viên tại Tp.HCM), chúng tôi đã lựa chọn khảo sát 250 cặp phát ngôn chê – hồi đáp chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM. Từ kết quả khảo sát, thống kê và phân tích tổng hợp ở trên, chúng tôi rút ra được một số kết luận chính về đặc điểm ngôn ngữ giới tính của nam và nữ như sau:
1. Nhìn chung có thể kết luận sinh viên nữ thường sử dụng phát ngôn chê nhiều hơn sinh viên nam. Cụ thể, trong 250 phát ngôn chê, phát ngôn chê của nữ chiếm 56% trong khi phát ngôn chê của nam chỉ chiếm có 44%. Ngoài ra, sinh viên nam và nữ thường có xu hướng chê bai người cùng giới mà ít chê bai người khác giới với mình. Đặc biệt, sinh viên nữ giới thường là những người phát ngôn chê bai nhau nhiều nhất. Điều này là do khả năng có thể xúc phạm đến thể diện của người khác khi thực hiện hành vi chê. Vì thế, để thực hiện hành vi chê, quan hệ giữa người chê và người tiếp nhận chê phải có một sự gần gũi nhất định. Quan hệ giữa người chê và người bị chê càng xa cách thì càng khó thực hiện hành vi chê. Về cơ bản, hầu hết mọi người đều sẽ thân thiết với người cùng giới với mình hơn là người khác giới. Do đó, người ta thường dễ chê bai những người cùng giới – những người thân thuộc với mình hơn. Ngoài ra, nữ giới thường dễ dàng bộc lộ cảm xúc, để ý và quan tâm đến nhau nhiều hơn, đôi khi trong cả những điều nhỏ nhặt mà nam giới cho là vụn vặt, không đáng để nói đến. Đó là lí do tại sao kết quả khảo sát của chúng tôi lại cho thấy cặp nữ chê nữ lại chiếm tỷ lệ lớn nhất.
2. Về nội dung chê: Chúng tôi nhận thấy có nhiều khía cạnh để chê như: chê về tính tình/nết na, chê về ngoại hình, chê về sự đảm đang, chê về trí tuệ, và chê những mặt khác... Điều đặc biệt là số lượng phát ngôn chê về ngoại
hình của sinh viên nữ khá nhiều, chứng tỏ nữ giới rất chú trọng tới ngoại hình trong khi sinh viên nam đặc biệt quan tâm đến vấn đề trí tuệ, thông minh, tài giỏi. Đây là nét khác biệt khá rõ giữa tính cách của hai giới. Ngoài ra, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các phát ngôn chê của cả nam nữ sinh viên chính là mặt tính tình/nết na. Tuy nhiên, về phương diện này, mối quan tâm của sinh viên nam và sinh viên nữ thường khác nhau. Sinh viên nam thường chê các vấn đề liên quan đến việc sinh viên nữ dữ dằn, cộc cằn, không nết na, thùy mị... còn sinh viên nữ lại có xu hướng chê sinh viên nam trong việc không đáng tin cậy, không quả quyết, chậm chạp, nhút nhát, keo kiệt, không nghiêm túc, không ga lăng, gia trưởng...
3. Về mục đích chê: ngoài mục đích chính của hành vi chê là để hạ bệ giá trị của người bị chê thì sinh viên nam thường dùng hành vi chê để kết tội trong khi sinh viên nữ thích dùng nó để khuyên răn, bày tỏ sự quan tâm hay bộ lộ cảm xúc. Điều này rất phụ hợp với tâm lý của nam và nữ. Mục đích chính của hành vi chê là chê bai, bày tỏ sự không hài lòng. Cho nên, với những người thẳng thắn, bộc trực như nam giới, họ dùng phát ngôn chê với đúng mục đích này. Còn phái nữ là những người thiên về cảm xúc, vì thế tỷ lệ phát ngôn chê với mục đích bày tỏ sự bực bội, bức xúc hay cảm thán khá cao cũng là việc bình thường.
4. Về nội dung của phát ngôn hồi đáp chê, cả sinh viên nam và nữ đều có xu hướng hồi đáp tiêu cực, tức là có ý kiến trái ngược, không đồng tình, phản đối hành vi chê đã đưa ra trong tham thoại dẫn nhập trước đó. Tuy nhiên, điểm khác nhau giữa nam và nữ sinh viên chính là tỷ lệ hồi đáp tiêu cực ở nữ sinh viên lại lớn hơn tỷ lệ hồi đáp tiêu cực ở nam sinh viên. Có thể lý giải điều này bằng nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, nữ giới rất coi trọng vẻ bề ngoài. Họ luôn muốn mình tốt đẹp và không thích bị ai chê trách điều gì. Do đó, bị chê trách điều gì, họ có phản ứng gay gắt hơn nam giới cũng là điều dễ hiểu.
Thứ hai, trong quan hệ giữa phái nam và phái nữ, nam giới thường không muốn đôi co với nữ giới nên sẽ tỏ vẻ nhún nhường, nhượng bộ.
5. Về biểu thức chê và hồi đáp chê:
Giống nhau: Nam và nữ sinh viên đều có khuynh hướng sử dụng phát ngôn chê – hồi đáp chê trực tiếp nhiều hơn là phát ngôn chê – hồi đáp chê gián tiếp. Cụ thể thì trong số 250 phát ngôn chê – hồi đáp chê, phát ngôn chê trực tiếp chiếm 52.4%, phát ngôn hồi đáp chê trực tiếp chiếm 59.6%, còn phát ngôn chê gián tiếp và phát ngôn hồi đáp gián tiếp chỉ chiếm 47.6% và 40.4%. Điều này cho thấy tính cách thẳng thắn, bộc trực, cởi mở trong ngôn ngữ của sinh viên hiện nay. Họ thường bày tỏ một cách trực tiếp trước những gì mà họ cho là chưa hài lòng, chưa đúng, chưa đẹp, chưa đạt chuẩn...
Khác nhau: Sinh viên nam thường sử dụng phát ngôn chê – hồi đáp chê trực tiếp hơn là sinh viên nữ. Bằng chứng là phát ngôn chê trực tiếp chiếm 5.45% trong tổng số phát ngôn chê của sinh viên nam trong khi đó con số này ở sinh viên nữ là 50%. Phát ngôn hồi đáp trực tiếp của sinh viên nam là 61.11% trong khi phát ngôn hồi đáp trực tiếp của sinh viên nữ là 58.06%. Ngoài ra, trong các phát ngôn chê gián tiếp, sinh viên nữ thường có xu hướng chê bằng cách nói tránh hoặc là chê dưới hình thức khuyên răn còn sinh viên nam lại hay chọn cách nói mỉa mai hoặc chê bằng cách đặt câu hỏi.
6. Về cách sử dụng các từ xưng hô: Chúng tôi chia các từ xưng hô trong các phát ngôn chê – hồi đáp chê thành 4 nhóm: nhóm 1 là cách xưng hô theo kiểu “tên – tên/bạn – mình”; nhóm 2 là cách xưng hô theo kiểu “tao – mày”; nhóm 3 là cách xưng hô theo kiểu “ông – tui/bà – tui” và nhóm 4 là các kiểu xưng hô khác. Kiểu xưng hô “tao – mày” được sử dụng nhiều nhất với 42.4%, tiếp theo đó là kiểu xưng hô “ông – tui/bà – tui” với 24.4%, sau đó là “tên – tên/bạn – mình” với 20% và các kiểu xưng hô còn lại chiếm 13.2%. Bởi các đối tượng khảo sát có mối quan hệ bạn bè thân thiết nên cách xưng hô
với nhau cũng khá thoải mái và không bị ước thúc. Kết quả này cho thấy tính cách phóng khoáng, cởi mở, thoải mái trong lời ăn tiếng nói của các sinh viên trẻ tại Tp.HCM.
7. Về các yếu tố tăng cường được sử dụng trong các biểu thức chê – hồi đáp chê: chúng tôi nhận thấy tần số sử dụng các yếu tố này ở sinh viên nữ nhiều hơn sinh viên nam. Cụ thể, trong 151 lần sử dụng các yếu tố tăng cường, của sinh viên nữ chiếm 55.6% trong khi của sinh viên nam chỉ có 44.4%. Mặt khác, trong các yếu tố tăng cường này, có những yếu tố được cả hai giới sử dụng và có cả những yếu tố chỉ mình sinh viên nữ sử dụng. Như vậy, các yếu