Quan hệ liên cá nhân

Một phần của tài liệu yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp hcm) (Trang 35 - 36)

Sự tương tác là một hoạt động tác động làm tổn hại hay duy trì những quan hệ giữa người nói và người nghe trong sự giao tiếp mặt đối mặt. Những quan hệ được hình thành giữa những người đối thoại với nhau thông qua sự giao tiếp bằng lời gọi là quan hệ liên cá nhân. Quan hệ này, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, có thể xem xét trên hai trục tọa độ là trục ngang và trục dọc:

- Trục ngang (còn gọi là trục khoảng cách hoặc trục thân cận): Thể hiện khoảng cách tình cảm gần gũi, thân tình hay xa lạ giữa những người hội thoại với nhau, nó có thể điều chỉnh được. Những quan hệ trên trục này nói gọn là

quan hệ ngang. Có những dấu hiệu phi lời, kèm lời và bằng lời để đánh dấu mức độ quan hệ này giữa những người hội thoại. [13, 122]

- Trục dọc (còn gọi là trục quyền uy, trục vị thế): Thể hiện vị thế xã hội giữa những người tham gia giao tiếp với nhau. Những quan hệ trên trục này gọi tắt là quan hệ dọc. Những quan hệ chính về vị thế cũng biểu hiện qua các dấu hiệu phi lời, kèm lời và những dấu hiệu ngôn ngữ. Các dấu hiệu ngôn ngữ bao gồm: Các nghi thức xưng hô, tổ chức các lượt lời, tổ chức cấu trúc của tương tác hội thoại, các hành vi ngôn ngữ. Sự không bình đẳng về vị thế trong giao tiếp trước hết là vấn đề của ngữ cảnh: Tuổi tác, giới tính, địa vị, vai trò trong hội thoại... [13, 124]

Vị thế xã hội và mức độ thân cận có ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung, hình thức và cả quá trình giao tiếp. Vị thế xã hội không đồng nhất với vị thế giao tiếp (vai trò, vị thế của nhân vật tham gia hội thoại).

Các từ xưng hô trong tiếng Việt chịu áp lực rất mạnh của quan hệ liên cá nhân. Qua các từ xưng hô mà người nghe nhận biết được người nói đã xác định quan hệ ngang và quan hệ dọc trong giao tiếp như thế nào. Đồng thời từ xưng hô cũng thể hiện nét đặc trưng trong văn hóa giao tiếp của người Việt Nam. Vì vậy, khi nghiên cứu về hành vi chê trong phạm vi cặp thoại, không thể không nói đến các từ xưng hô trong tiếng Việt.

Một phần của tài liệu yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp hcm) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)