YẾU TỐ GIỚI TRONG LỜI CHÊ CỦA SINH VIÊN TẠI TP.HCM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp hcm) (Trang 43 - 45)

TẠI TP.HCM HIỆN NAY

2.1. Kết quả thống kê các phát ngôn chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay

Sau khi khảo sát 250 phát ngôn chê, chúng tôi đã có kết quả thống kê sau: - Phát ngôn chê của nam là 110. Cụ thể:

+ Nam chê nam là 69 + Nam chê nữ là 41

- Phát ngôn chê của nữ là 140. Cụ thể: + Nữ chê nam: 57

+ Nữ chê nữ: 83

Sau đây là bảng thống kê số lượng các phát ngôn chê và biểu đồ hóa số liệu:

Bảng 2.1. Bảng thống kê số lượng phát ngôn chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM

Phát ngôn chê của nam Phát ngôn chê của nữ

Tổng

Nam chê nam Nam chê nữ Nữ chê nam Nữ chê nữ

69 27.6% 41 16.4% 57 22.8% 83 33.2% 250 100% 110 44% 140 56% 250 100%

27.6 16.4 16.4 22.8 33.2 0.% 5.% 10.% 15.% 20.% 25.% 30.% 35.%

nam chê nam nam chê nữ nữ chê nam nữ chê nữ

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các phát ngôn chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM

Căn cứ vào bảng 2.1 và biểu đồ 2.1, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Trong 250 phát ngôn, phát ngôn chê của sinh viên nam là 110, chiếm 44%. Phát ngôn chê của sinh viên nữ là 140, chiếm 56%. Cụ thể hơn, nam chê nữ là ít nhất với 41/250 phát ngôn, chiếm 16.4%. Nữ chê nam ít thứ nhì với 57/250 phát ngôn, chiếm 22.8%. Nam chê nam là 69/250 phát ngôn, chiếm 27.6%. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất là nữ chê nữ, 83/250 phát ngôn, 33.2%. Nhìn sơ bộ, có thể kết luận nữ sinh viên thường sử dụng phát ngôn chê nhiều hơn nam sinh viên. Ngoài ra, nam và nữ sinh viên thường có xu hướng chê bai người cùng giới mà ít chê bai người khác giới với mình. Đặc biệt, nữ sinh viên thường là những người phát ngôn chê bai nhau nhiều nhất. Có thể lí giải điều này bằng một số nguyên nhân sau:

Như chúng tôi đã nói ở những phần trên, chê là hành vi mang tính chất hai mặt. Một mặt trong đó chính là có thể xúc phạm đến thể diện của người bị chê và nhiều khi làm cho quan hệ giữa người chê và người tiếp nhận chê trở

nên xa cách, có khi trở thành kẻ thù của nhau. Vì thế, để thực hiện hành vi chê, quan hệ giữa người chê và người tiếp nhận chê phải có một sự gần gũi nhất định. Quan hệ giữa người chê và người bị chê càng xa cách thì càng khó thực hiện hành vi chê. Đối tượng mà chúng tôi khảo sát là sinh viên, như vậy họ đã có sẵn mối quan hệ bạn bè với nhau, điều này tạo hoàn cảnh thuận lợi cho việc thực hiện hành vi chê. Tuy nhiên, xét về mặt giới tính, hầu hết mọi người đều sẽ thân thiết với người cùng giới với mình hơn là người khác giới. Do đó, người ta thường dễ chê bai những người cùng giới – những người thân thuộc với mình hơn. Ngoài ra, nữ giới thường có mối quan hệ bạn bè thân thiết, gần gũi và khắng khít hơn nam giới. Họ thường dễ dàng bộc lộ cảm xúc, để ý và quan tâm đến nhau nhiều hơn, đôi khi trong cả những điều nhỏ nhặt mà nam giới thường cho là vụn vặt, không đáng để nói đến. Đó là lí do tại sao kết quả khảo sát của chúng tôi lại cho thấy cặp nữ chê nữ lại chiếm tỷ lệ lớn nhất.

2.2. Yếu tố giới thể hiện qua mục đích và nội dung các phát ngôn chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay sinh viên tại Tp.HCM hiện nay

2.2.1. Khảo sát mục đích của các phát ngôn chê

Khi khen chê, người ta có nhiều mục đích khác nhau. Tuy chê là hành vi có khả năng xúc phạm tới thể diện của người bị chê rất lớn nhưng không phải hành vi chê nào cũng mang tính tiêu cực, ác ý. Sau đây là những mục đích chê mà chúng tôi đã khảo sát được:

Một phần của tài liệu yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp hcm) (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)