- Chê gián tiếp dưới dạng chửi, mắng
2.4. Các yếu tố tăng cường được sử dụng trong các biểu thức chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay
viên tại Tp.HCM hiện nay
Các yếu tố tăng cường có một vai trò đáng kể trong việc biểu hiện sự khác biệt về giới tính trong các phát ngôn chê – hồi đáp chê của sinh viên. Các yếu tố này có thể là tiếng chửi, tiếng than, các từ tình thái... Việc sử dụng các yếu tố tăng cường này có tác dụng tăng thêm cảm xúc và sắc thái ý nghĩa cho các phát ngôn. Vì thế mà cả nam và nữ sinh viên đều thường xuyên sử dụng loại phương tiện này.
Sau đây là bảng thống kê tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong 250 phát ngôn chê mà chúng tôi đã khảo sát được:
Bảng 2.8. Bảng thống kê tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong các phát ngôn chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Phát ngôn của nam Phát ngôn của nữ Tổng
35 44.87% 43 55.13% 78 100% 44.87% 55.13% 0.% 10.% 20.% 30.% 40.% 50.% 60.%
phát ngôn của nam phát ngôn của nữ
Biểu đồ 2.9. Biểu đồ thể hiện tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong các phát ngôn chê của sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM
Theo số liệu ở bảng 2.8, trong phát ngôn chê đã khảo sát, các yếu tố tăng cường xuất hiện 78 lần. Trong đó, số lần xuất hiện trong các phát ngôn chê của sinh viên nam là 35, chiếm 44.87%; số lần xuất hiện trong các phát ngôn của sinh viên nữ là 43 lần, chiếm 55.13%. Như vậy, có thể thấy tần số sử dụng các yếu tố tăng cường trong các phát ngôn chê của sinh viên nam nữ các trường đại học tại Tp.HCM là khá cao, cứ khoảng 3 câu là sử dụng yếu tố tăng cường. Thêm vào đó, có nhiều câu các yếu tố tăng cường xuất hiện hơn một lần. Ngoài ra, biểu đồ 2.9 còn cho thấy tần số sử dụng các yếu tố tăng
cường của sinh viên nữ là nhiều hơn sinh viên nam. Ở sinh viên nữ là 55.13%, cao hơn 10.26% so với sinh viên nam (44.87%). Điều này cho thấy, sinh viên nữ là những người giàu cảm xúc và dễ dàng bộc lộ cảm xúc hơn sinh viên nam.
Các yếu tố tăng cường này có thể là tiếng chửi, tiếng than, các từ tình thái...
Ví dụ:
(52) SP1: Lên lầu mượn cái mic thôi mà đi cả buổi, lề mề như đàn bà.
SP2: Mẹ, mày ngon thì đi đi cho nhanh!
(53) SP1: Mẹ kiếp, bạn bè khốn nạn thế đấy!
SP2: Vậy là tử tế lắm rồi đó mày.
Ở ví dụ (52) và (53), yếu tố tăng cường được sử dụng là những tiếng chửi như “mẹ”, “mẹ kiếp”. Các từ này thể hiện cảm xúc bực bội cùng cực của người nói nhưng phần nào có chứa sự thô tục nên tần số xuất hiện của nhóm từ này khá thấp. Ngoài ra, trong các phát ngôn chê đã được khảo sát, còn có các từ chửi thường gặp như: đồ chó, đồ điên, đồ quỷ sứ, con mẹ mày...
(54) SP1: Má ơi, óc thẩm mĩ của mày ghê quá!
SP2: Mày không hiểu được óc nghệ thuật của vĩ nhân đâu.
(55) SP1: Khổ quá, tui đã nói với ông là đừng ki bo thế.
SP2: Ki bo gì đâu. Tiêu tiền đúng chỗ thôi mà.
Ở ví dụ (54), (55), yếu tố tăng cường được sử dụng là các từ có tính chất than thở, than vãn như “má ơi”, “khổ quá”. Các từ này có khả năng bộc lộ cảm xúc của người nói khá cao, thường thể hiện sự bất lực của người nói trước sự việc được nói đến. Ngoài ra, trong các phát ngôn chê đã được khảo sát, còn có các từ thường gặp như: trời ơi, hả trời, vậy trời, khiếp...
Ngoài ra, còn có các từ trợ từ và tiểu từ tình thái xuất hiện với tần suất khá cao và khá đa dạng như: quá, lắm, à, ư, nhỉ, nhé, hả, hử, ơi hỡi, ôi, chắc,
chăng, đâu, nào...
(56) SP1: Mắt mày bị gì mà kêu bồ tao xấu?
SP2: Ờ, thì đẹp với mình mày thôi nhỉ.
(57) SP1: Mày tưởng mày khôn lắm đấy hử?
SP2: Không khôn hơn ai nhưng khôn hơn mày là được.
(58) SP1: Tại thói rùa bò của mày mà nhóm mình bị trừ điểm đó.
SP2: Xin lỗi mà, tha thứ tao đi hen.
Trong các yếu tố tăng cường xuất hiện ở các phát ngôn chê thì trợ từ tình thái đứng cuối câu như: à, ạ, ư, nhỉ, nha, ấy, vậy, hả, hử, cơ mà, cơ đấy…
xuất hiện với tần số cao nhất. Mặt khác, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong các yếu tố tăng cường, có những yếu tố mang tính chất trung tính, có thể được cả hai giới sử dụng như: à, ơi, quá, lắm, trời, trời ơi… và có cả những yếu tố thường chỉ được mình sinh viên nữ dùng như: nhen, hen, nghen, ái chà… Các yếu tố tăng cường được sinh viên nữ sử dụng rất đa dạng, phong phú và nhiều màu sắc hơn sinh viên nam. Như vậy, sự phân biệt giới tính được thể hiện ngay trong cách dùng các yếu tố tăng cường. Có những yếu tố được mặc định là chỉ dành cho phái nữ, phái nam sẽ không sử dụng và nếu ai sử dụng nó, sẽ được liệt vào dạng "đặc biệt", "khác thường".
2.5. Tiểu kết chương 2
Trong chương này chúng tôi đã khảo sát, thống kê được số lượng các phát ngôn chê của sinh viên nam và sinh viên nữ. Theo đó, tỷ lệ các phát ngôn chê của sinh viên nam là 44%, tỷ lệ các phát ngôn chê của nữ là 56%. Nhìn sơ bộ, có thể kết luận nữ giới thường sử dụng phát ngôn chê nhiều hơn nam giới. Ngoài ra, nam và nữ thường có xu hướng chê bai người cùng giới mà ít chê bai người khác giới với mình. Đặc biệt, nữ giới thường là những người phát ngôn chê bai nhau nhiều nhất. Cụ thể hơn, chúng tôi phân loại các phát ngôn theo 4 cặp: Nam chê nam, nam chê nữ, nữ chê nam, nữ chê nữ. Từ đó, chúng
tôi sẽ đi khảo sát các phát ngôn này theo mục đích, nội dung chê và tìm hiểu các biểu thức chê.
Hành vi chê được thực hiện với nhiều mục đích khác nhau, trong đó chúng tôi khảo sát được năm nhóm mục đích chính là: chê để hạ bệ giá trị người bị chê, chê để kết tội, chê để thể hiện sự quan tâm, chê để khuyên răn và chê để bày tỏ cảm xúc. Từ các số liệu, chúng tôi nhận thấy các phát ngôn chê với mục đích hạ bệ và kết tội là chiếm tỷ lệ nhiều nhất. Sinh viên nam thường có xu hướng hạ bệ sinh viên nữ, còn sinh viên nữ lại ít khi hạ bệ nhau. Mặt khác, sinh viên nữ lại thích dùng phát ngôn chê để khuyên răn và bộc lộ cảm xúc hơn sinh viên nam. Mục đích chính của hành vi chê là chê bai, bày tỏ sự không hài lòng. Cho nên, với những người thẳng thắn, bộc trực như nam giới, họ dùng phát ngôn chê với đúng mục đích này. Còn phái nữ là những người thiên về cảm xúc, vì thế tỷ lệ phát ngôn chê với mục đích bày tỏ sự bực bội, bức xúc hay cảm thán khá cao cũng là việc bình thường.
Về nội dung, chúng tôi xếp các phát ngôn chê đã khảo sát được vào các nhóm như: chê về tính tình/nết na, chê về ngoại hình, chê về sự đảm đang, chê về trí tuệ, và chê những mặt khác. Kết quả cho thấy ngoài việc chê về tính tình/nết na thì số lượng các phát ngôn chê về ngoại hình của sinh viên nữ và số lượng phát ngôn chê về trí tuệ của sinh viên nam chiếm tỷ lệ cao. Điều này có nghĩa sinh viên nữ rất chú tâm đến phương diện hình thức trong khi sinh viên nam lại có sự quan tâm đến về trí tuệ, trí thông minh.
Xét các biểu thức chê, chúng tôi chia thành hai loại lớn là phát ngôn chê trực tiếp và phát ngôn chê gián tiếp. Phát ngôn chê gián tiếp được chia làm hai loại nhỏ hơn là phát ngôn chê tường minh và phát ngôn chê nguyên cấp. Kết quả thống kê cho thấy số lượng phát ngôn chê trực tiếp là 52.4%, số lượng phát ngôn chê gián tiếp là 47.6%. Điều này cho thấy sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM có xu hướng bộc lộ thẳng thắn những gì không
thích, chưa hài lòng đối với người, vật, việc... Mặt khác, phát ngôn chê trực tiếp của sinh viên nam là 54.45%, số lượng phát ngôn chê trực tiếp và gián tiếp của nữ sinh viên đều là 50%. Con số này cho thấy sinh viên nam có xu hướng sử dụng phát ngôn chê trực tiếp nhiều hơn sinh viên nữ. Đây cũng là điều rất phù hợp với tính cách thẳng thắn, bộc trực của nam giới.
Về các yếu tố tăng cường được sử dụng trong các biểu thức chê, chúng tôi nhận thấy chúng xuất hiện với tần số khá cao, có tác dụng đặc biệt trong việc giúp bộc lộ cảm xúc, làm cho câu nói thêm giàu sắc thái. Trong đó 55.13% là xuất hiện trong phát ngôn chê của sinh viên nữ và 44.87% xuất hiện trong phát ngôn chê của sinh viên nam. Như vậy, phái nữ có xu hướng sử dụng các yếu tố tăng cường nhiều hơn nam và các từ ngữ sử dụng cũng đa dạng, phong phú hơn.
Chương 3