Yếu tố giới thể hiện qua cách dùng từ xưng hô trong các biểu thức chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay

Một phần của tài liệu yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp hcm) (Trang 85 - 91)

- Hồi đáp tiêu cực bằng hành vi chê lạ

3.4.Yếu tố giới thể hiện qua cách dùng từ xưng hô trong các biểu thức chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay

chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM hiện nay

Trong 250 phát ngôn chê và hồi đáp chê, chúng tôi đã thống kê được nhiều cách gọi và tạm chia thành 4 nhóm lớn là:

- Nhóm 1:Cách xưng hô “bạn – mình” hoặc “tên – tên” Ví dụ:

(79) SP1: Trung viết cái này lớn quá, để Thủy làm cho.

(80) SP1: Thủy đi tập với Hùng không? Dạo này nhìn mập lên nhiều đó nha!

SP2: Nói chi cho bạn đau lòng vầy trời! Thủy muốn lắm mà không dậy sớm được.

(81) SP1: Bạn nghe mình nói hết hẵng giận. Làm gì mà nóng thế!

SP2: Nói gì thì nói đi.

- Nhóm 2:Cách xưng hô “tao – mày” Ví dụ:

(82) SP1: Mày ngu quá, tao đã nói thằng đó không tin được mà không nghe.

SP2: Lúc trước ai biết nó vậy đâu.

(83) Mày tưởng mày khôn lắm đấy hử?

(84) Mắt mày bị gì mà kêu bồ tao xấu?

SP2: Ờ, thì đẹp với mình mày thôi nhỉ.

- Nhóm 3:Cách xưng hô “ông – tui/bà – tui” Ví dụ:

(85) SP1: Ông tốt với bạn quá ha, ăn xong mới nhớ tới tui.

SP2: Còn quá trời đấy, ăn xong gì.

(86) SP1: Ông gầy quá. Tướng ông chắc nhẹ hơn cả con Trinh.

SP2: Trời ơi, sao lại đi so tui với heo nái.

(87) SP1: Bà mặc hở vầy cho ai coi đây?

SP2: Hở gì ba. Lát còn mặc áo khoác.

- Nhóm 4: Các cách xưng hô khác với tần suất xuất hiện không nhiều như: “cậu – tớ”, “mình – đằng ấy”, “người ta”, “chiến hữu”, “đồng chí”, “cưng”, “thím”, “mợ”... hoặc là nói trống, không có từ xưng hô.

Ví dụ:

(89) Giờ thời nào rồi mà đồng chí còn mê tín?

(90) Uống thuốc chưa cưng?

Chúng tôi đã thống kê được tần số sử dụng các từ xưng hô trong 250 phát ngôn chê như sau:

Bảng 3.6. Bảng thống kê tần số sử dụng các từ xưng hô trong phát ngôn chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Tổng 50 20% 106 42.4% 61 24.4% 33 13.2% 250 100% 20% 42.4% 24.4% 13.2% 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% 40% 45% Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4

Biểu đồ 3.8. Biểu đồ thể hiện tần số sử dụng các từ xưng hô trong phát ngôn chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM

Bảng 3.7. Bảng thống kê chi tiết tần số sử dụng các từ xưng hô trong phát ngôn chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM

Cách xưng Giới tính

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3 Nhóm 4 Tổng

Nam chê nam 0

0% 55 79.71% 8 11.59% 6 8.7% 69 100% Nam chê nữ 17 41.46% 0 0% 18 43.9% 6 14.64% 41 100% Nữ chê nam 20 35.09% 1 1.75% 25 43.86% 11 19.3% 57 100% Nữ chê nữ 13 15.66% 50 60.24% 10 12.05% 10 12.05% 83 100%

Biểu đồ 3.9. Biểu đồ thể hiện chi tiết tần số sử dụng các từ xưng hô trong phát ngôn chê và hồi đáp chê của sinh viên tại Tp.HCM

Từ bảng 3.6 và biểu đồ 3.8, ta có thể rút ra vài nhận xét như sau:

Cách xưng hô theo nhóm 1 là 50/250, chiếm tỷ lệ 20%. Cách xưng hô theo nhóm 2 là 106/250, chiếm tỷ lệ 42.4%. Cách xưng hô theo nhóm 3 là 61/250, chiếm tỷ lệ 24.4%. Cách xưng hô theo nhóm 4 là 33/250, chiếm tỷ lệ 13.2%. Như vậy, trong các cách xưng hô, cách xưng hô theo nhóm 2 (tao – mày) là được sinh viên tại Tp.HCM dùng nhiều nhất. Kế đó là cách xưng hô theo nhóm 3 (ông – tui/bà – tui), rồi đến cách xưng hô theo nhóm 1 (tên – tên/mình – bạn) và cuối cùng là xưng hô theo nhóm 4 (các cách xưng hô khác).

Phân tích cụ thể hơn dựa vào biểu đồ 3.9, ta thấy: Đối với sinh viên một số trường đại học tại Tp.HCM, những người cùng giới thường có xu hướng gọi nhau là “tao – mày”. Cách xưng hô này chiếm tỷ lệ khá cao là 79.71% ở nam – nam và 60.24% ở nữ – nữ. Nhưng kiểu xưng hô ở nhóm 2 này lại không được dùng hoặc hết sức hiếm dùng trong trường hợp chê người khác giới. Tỷ lệ này bằng hoặc tương đương với 0%. Xếp sau cách xưng hô của nhóm 2 là nhóm 3 – xưng hô kiểu “ông – tui/bà – tui”. Đối với trường hợp nam chê nữ, cách xưng hô này chiếm tỷ lệ cao nhất là 43.9% và nữ chê nam là 43.86%. Đối với những người khác giới, cách xưng hô “bạn – mình” hoặc “tên – tên” cũng thường được dùng nhiều. Có 41.46% sinh viên nam dùng cách xưng hô này với sinh viên nữ khi thực hiện hành vi chê; và có 35.09% sinh viên nữ xưng tên gọi bạn với sinh viên nam.

Để lí giải về điều này, chúng ta phải hiểu rõ đặc điểm tâm lí, lứa tuổi và văn hóa của đối tượng sinh viên đang khảo sát. Đây là những sinh viên đang học tại các trường ở Tp.HCM. Thêm vào đó, khi thực hiện công việc thu thập dữ liệu, chúng tôi cố gắng chọn lọc những sinh viên quê ở Tp.HCM hoặc các tỉnh lân cận. Nét đặc trưng trong đời sống văn hóa và sinh hoạt của con người Nam Bộ/Nam Trung Bộ là sự phóng khoáng, rộng rãi, thoải mái và không cậu

nệ tiểu tiết. Cộng thêm tâm lí lứa tuổi sinh viên là trẻ trung, năng động nên cách xưng hô “tao – mày” ở nhóm 2 chiếm tỷ lệ phổ biến là điều hết sức bình thường. Đối với những địa phương khác, có thể cách xưng hô “tao – mày” là suồng sã hoặc thô tục, mất lịch sự. Nhưng đối với những sinh viên tại Tp.HCM mà chúng tôi khảo sát, điều này lại thể hiện tính thân mật, khắng khít trong quan hệ bởi với người Nam Bộ/Nam Trung Bộ, “mày – tao” là cách xưng hô quên thuộc, gần gũi và hết sức bình thường.

Tuy vậy, tần số sử dụng cách xưng hô “tao – mày” giữa sinh viên nam và nữ cũng có khác nhau. Sinh viên nam gọi nhau bằng cách xưng hô này nhiều hơn sinh viên nữ (79.21% so với 60.24%). Điều này có thể là do sự khác biệt trong tâm lí nam và nữ giới. Tuy nói “tao – mày” thể hiện sự thân mật nhưng mặt trái là phần nào nó cũng mang tính phóng khoáng, không được lịch sự. Theo tâm lý, nam giới thường mạnh bạo, dạn dĩ và ít bị đánh giá trong cách nói; còn phụ nữ lại bị ràng buộc nhiều hơn. Vì thế, sinh viên nữ có xu hướng e dè sử dụng từ này hơn sinh viên nam.

Một trường hợp đáng chú ý nữa là trong 250 phát ngôn chê mà chúng tôi khảo sát, không có trường hợp nào sinh viên nam gọi nhau là bạn hoặc xưng tên dù đây là cách xưng hô được đánh là là lịch sự nhất. Đối với sinh viên nam, tuy cách xưng hô này được coi là lịch sự nhưng mặt khác, nó cũng thể hiện sự xa cách, thiếu gần gũi hơn “tao – mày” và thiếu sự mạnh mẽ, hơi nữ tính. Họ cho rằng cách xưng hô này chỉ dành cho nữ giới và bản thân mình không thích hợp để dùng.

Cách xưng hô được cả sinh viên nam và nữ dùng nhiều thứ hai cho hầu hết mọi trường hợp là “ông – tui/bà – tui”. Điều này có thể được giải thích bởi lí do là so với “tao – mày”, “ông – tui/bà – tui” không quá thô lỗ và cộc cằn; còn so với “bạn – mình” thì “ông – tui/bà – tui” lại thân thiết và thoải mái hơn hẳn. Đối với những người chưa thân nhau đến mức độ suống sã, cộc lốc để

xưng “tao” gọi “mày” nhưng quan hệ lại không quá xa cách, không muốn câu nệ xưng “mình” gọi “bạn” thì “ông – tui/bà – tui” là một sự lựa chọn nhanh chóng, dễ dàng và an toàn nhất. Đó là lí do tại sao cách xưng hô của nhóm 3 này lại phổ biến ở hầu hết các trường hợp.

Đối với nhóm 4, điều đặc biệt đáng để chú ý là trong các phát ngôn hồi đáp chê, để thể hiện sự nữ tính của mình, sinh viên nữ thường có khuynh hướng chọn “người ta” để tự xưng thay cho đại từ chỉ ngôi thứ nhất là “tôi/tao”. Mục đích của cách xưng hô này là làm tăng sự mềm mại nữ tính của bản thân và như một dấu hiệu mong muốn nhận được sự nhượng bộ của đối phương. Chính vì vậy, trong các phát ngôn hồi đáp chê, không có đối tượng sinh viên nam nào chọn cách xưng hô này bởi vì khi ai đó là nam giới mà tự xưng là “người ta” thì sẽ bị coi là giọng đàn bà, kẻ ẻo lả, thiếu nam tính, bị ái nam ái nữ...

Một phần của tài liệu yếu tố giới trong lời chê và hồi đáp chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại tp hcm) (Trang 85 - 91)