Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 126 - 141)

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 3.3: Bảng điểm bài kiểm tra 1

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất, và tần suất tích lũy bài kiểm tra 1

Điểm xi Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xitrở xuống

TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 4 0 1 0.00 1.09 0.00 1.09 5 0 10 0.00 10.86 0.00 11.95 6 1 15 1.06 16.31 1.06 28.26 7 6 30 6.38 32.61 7.44 60.87 8 34 17 36.17 18.48 43.61 79.35 9 31 12 32.98 13.04 76.59 92.39 10 22 7 23.41 7.61 100.00 100.00 Σ 94 92 100.00 100.00 Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A2 (TN1) 44 0 0 0 0 0 0 1 2 19 13 9 8.60 8.71 11A7 (TN2) 50 0 0 0 0 0 0 0 4 15 18 13 8.80 11A4 (ĐC1) 44 0 0 0 0 0 4 7 17 8 5 3 7.27 7.26 11A5 (ĐC2) 48 0 0 0 0 1 6 8 13 9 7 4 7.25

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Hình 3.1. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 1

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 1 Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi

TN 0.00 7.44 92,56

ĐC 1.09 59.78 39.13

Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra 1

0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC 0 20 40 60 80 100

% Yếu, Kém % Trung Bình % Khá, Giỏi

TN

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 3.6: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1

Đối tượng x m± S V%

TN 8.710 ± 0.096 0.935 10.73 ĐC 7.260 ± 0.149 1.429 19.68

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α=0,01; k = 2n-2 = 186. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k=2.576

Ta có t= 8.232 > tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 1) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α=0,01).

3.5.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2 của các lớp được thống kê qua các bảng sau

Bảng 3.7: Bảng điểm bài kiểm tra 2

Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A2 (TN) 44 0 0 0 0 0 2 2 6 15 11 8 8.25 8.34 11A7 (TN) 50 0 0 0 0 0 1 3 5 17 13 11 8.42 11A4 (ĐC1) 44 0 0 0 0 4 1 15 6 6 6 6 7.16 7.23 11A5 (ĐC2) 48 0 0 0 0 3 3 11 10 8 7 6 7.44

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số, tần suất, và tần suất tích lũy bài kiểm tra 2

Điểm xi Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xitrở xuống

TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 4 0 7 0.00 7.61 0.00 7.61 5 3 4 3.19 4.35 3.19 11.96 6 5 26 5.32 28.26 8.51 40.22 7 11 16 11.71 17.39 20.22 57.61 8 32 14 34.04 15.22 54.26 72.83 9 24 13 25.53 14.13 79.79 86.96 10 19 12 20.21 13.04 100.00 100.00 Σ 94 92 100.00 100.00

Hình 3.3. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 2 0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 2 Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi

TN 0.00 20.22 79.78 ĐC 7.61 50.00 42.39 0 20 40 60 80

% Yếu, Kém % Trung Bình % Khá, Giỏi

TN

ĐC

Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra 2 Bảng 3.10: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2

Đối tượng x m± S V%

TN 8.340 ± 0.130 1.258 15.08 ĐC 7.230 ± 0.181 1.736 24.01

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α=0,01; k = 2n-2 = 186. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k = 2.576.

Ta có t= 5.020 > tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 2) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần HHC lớp 11 THPT” tuy gặp nhiều khó khăn về thời gian và tài liệu tham khảo nhưng đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:

1.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài

- Trình bày khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu.

- Tìm hiểu được lý luận về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta trong những năm gần đây.

- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về dạy học bằng tình huống.

- Nghiên cứu về nguyên tắc và biện pháp thực hiện khi thiết kế tình huống trong dạy học.

- Nghiên cứu về quy trình thiết kế tình huống trong dạy học và sử dụng tình huống học tập trên lớp.

- Nghiên cứu về các biện pháp để sử dụng tình huống có hiệu quả.

- Tìm hiểu kết quả điều tra và rút ra một số vấn đề thực trạng làm cơ sở để xây dựng giáo án và hệ thống tình huống dạy học.

1.2. Thiết kế tình huống dạy học

Đã sưu tầm và thiết kế được 22 tình huống dạy học trong phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao nhằm giúp HS liên kết được các kiến thức với nhau; liên hệ thực tế; HS nắm được kĩ năng tư duy, phân tích, tìm ra kiến thức mới; HS học tập một cách chủ động, tích cực; HS được rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống.

1.3. Thiết kế giáo án có sử dụng tình huống dạy học

Đưa được một số tình huống vào trong 5 giáo án giảng dạy, phát huy ưu điểm của việc dạy học bằng tình huống có vấn đề, đồng thời phối hợp với các phương pháp khác nâng cao hiệu quả bài dạy.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Tiến hành ở 4 lớp của trường THPT Trưng Vương với 186 HS lớp 11. Quá trình thực nghiệm sư phạm mặc dù chưa tiến hành được ở nhiều lớp do thời gian hạn chế nhưng đã khẳng định được tính hiệu quả, tính khả thi của các tình huống dạy học và sự đúng đắn của giả thuyết khoa học.

Tóm lại, dạy học bằng tình huống là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng

dạy học hiện nay nên ta không được xem nhẹ phương pháp dạy học này, tuy nhiên cũng không nên quá đề cao việc sử dụng chúng. Việc vận dụng phương pháp dạy học này phụ thuộc vào điều kiện cụ thể nhất định của từng trường như: trình độ HS, cơ sở vật chất,… Vì vậy, mỗi GV phải biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các PPDH để đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình dạy học.

2. KIẾN NGHỊ

Với các tình huống dạy học đã thiết kế như trên, tùy vào trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tùy vào nội dung bài học, mà có thể sử dụng tình huống dạy học nào và bao nhiêu tình huống trong một tiết học.

Qua nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy rằng dạy học hóa học bằng các tình huống đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Vì vậy phương pháp dạy học này cần phải được vận dụng nhiều hơn để nâng cao chất lượng học tập của HS. Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:

2.1.Đối với Bộ Giáo dục, các Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cần mạnh dạn cắt giảm một số nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành tư duy độc lập, sáng tạo, tính trung thực, óc phê phán... cho HS.

- Xây dựng chương trình sách giáo khoa có nhiều bài ứng dụng vào thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có thêm bài tập gắn liền với thực tế cuộc sống trong các kì thi vì đa số HS đều thích các tình huống dạy học có liên quan đến đời sống.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV, cung cấp thêm nhiều tài liệu tham khảo về chuyên môn, phương pháp dạy học để GV nghiên cứu. Cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm, mô hình trực quan… đạt chất lượng tốt để phục vụ cho việc dạy học bằng tình huống.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

- Hỗ trợ kinh phí, khuyến khích những nghiên cứu về dạy học môn hóa học bằng tình huống để nâng cao hơn hiệu quả của phương pháp dạy học này. Ngoài ra, cần mở rộng phạm vi nghiên cứu hệ thống tình huống cho từng đối tượng HS khác nhau để có thể đánh giá chính xác hơn phương pháp dạy học này.

- Triển khai áp dụng rộng rãi, tập huấn cho GV về phương pháp dạy học bằng tình huống.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và mở rộng phương pháp dạy học bằng tình huống sang các cấp học khác, các bộ môn khác.

- Khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho những GV đi đầu trong công tác sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nói riêng và các phương pháp dạy học tích cực nói chung.

2.2.Đối với trường Đại học Sư phạm và sinh viên khoa Hóa

- Cần có thêm một số tiết học về phương pháp dạy học bằng tình huống, hướng dẫn SV cách thiết kế các tình huống cũng như vận dụng vào từng giáo án cụ thể.

- SV khoa Hóa cần trau dồi kiến thức, bồi dưỡng năng lực sư phạm, tìm hiểu và làm quen với việc thiết kế các tình huống sao cho hợp lý và có giá trị.

- Thường xuyên giúp SV làm quen với dạy học nêu vấn đề nói chung và phương pháp dạy học bằng tình huống nói riêng: Phát biểu vấn đề, thảo luận, trao đổi để tìm biện pháp giải quyết vấn đề và tự rút ra kết luận cho vấn đề đó.

2.3. Đối với trường Trung học phổ thông và giáo viên

- Trường THPT nên tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học… đồng thời khuyến khích GV tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.

- GV phải chuẩn bị, thiết kế và sử dụng hợp lý các tình huống dạy học cho mỗi tiết lên lớp để nâng cao hiệu quả bài dạy, phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS.

- GV không ngừng trao dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm hóa học trong giảng dạy.

- GV thường xuyên học hỏi, nghiên cứu phương pháp dạy học … để xây dựng các tình huống phù hợp, mới mẻ và có giá trị cao.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

- Nắm vững đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, nhu cầu, sở thích, nguyện vọng của HS để thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các hoạt động học tập với hình thức đa dạng, phong phú, hiệu quả, phù hợp với nội dung bài học và trình độ HS.

- Động viên, tạo cơ hội cho HS tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình giải quyết tình huống để khám phá và lĩnh hội kiến thức. Chú ý khai thác những kiến thức, kĩ năng sẵn có của các em, từ đó mới tạo được niềm vui, hứng thú giúp các em phát triển tối đa năng lực, tiềm năng của bản thân.

2.4. Đối với học sinh Trung học phổ thông

- Tích cực, chủ động, độc lập, sáng tạo trong các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức.

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến, quan điểm của cá nhân; tích cực thảo luận, trả lời các câu hỏi để tìm ra biện pháp giải quyết vấn đề; đặt câu hỏi cho bản thân, cho thầy cô và các bạn.

- Rèn luyện khả năng đánh giá, nhận xét, phê bình và tự phê bình, rút kinh nghiệm cho bản thân.

Trên đây là những kết quả nghiên cứu đề tài “Thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 THPT”. Hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc phát triển phương pháp dạy học bằng tình huống trong giảng dạy môn Hóa học. Từ đề tài này, mỗi GV có thể vận dụng để thiết kế tình huống mới kết hợp với các phương tiện, phương pháp dạy học khác để tăng cường tính chủ động, tích cực của HS, nâng cao chất lượng giảng dạy, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO

------

1. Nguyễn Văn Bang (2010), Các phương pháp chọn lọc giải nhanh bài tập hóa học THPT, NXB Giáo Dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình,

SGK lớp 11 môn hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chương trình giáo dục phổ thông môn Hóa học, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng

môn Hóa học 11, NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Trịnh Văn Biều (2003), Giảng dạy hóa học ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM.

6. Trịnh Văn Biều (2005), Các kĩ năng dạy học, ĐHSP TPHCM.

7. Trịnh Văn Biều (2005), Đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực của

người học, ĐHSP TPHCM.

8. Trịnh Văn Biều (2005), Lí luận dạy học Hóa học, ĐHSP TPHCM.

9. Trịnh Văn Biều (2005), Phương pháp thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, ĐHSP TPHCM.

10. Trịnh Văn Biều (2010), Các PPDH tích cực và hiệu quả, ĐHSP TPHCM.

11. Vũ Thế Dũng, Phương pháp nghiên cứu tình huống trong giảng dạy, Đại học quốc gia TPHCM.

12. Nguyễn Thị Phương Hoa (2010), Sử dụng phương pháp tình huống trong giảng

dạy môn giáo dục học tại trường Đại học Ngoại Ngữ-Đại học quốc gia Hà Nội.

13. Trần Bá Hoành, Nguyễn Đình Khuê, Đào Như Trang (2003), Áp dụng dạy và học

tích cực trong môn Toán học, NXB ĐHSP Hà Nội.

14. Hội Hóa Học Việt Nam, Tạp chí hóa học và ứng dụng, số 12,13,15,16 (2011) 15. Cao Thị Minh Huyền (2011), Xây dựng hệ thống tình huống có vấn đề trong dạy

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

16. Phan Thị Mai Khuê (2000), “Phát huy tính tích cực học tập của sinh viên bằng dạy học tình huống”, Kỷ yếu Hội nghị cải tiến phương pháp dạy học ở đại học,

khoa Sư phạm Đại học Cần Thơ.

17. Nguyễn Xuân Khoái, “Một vài ý kiến về tình huống có vấn đề”, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, tháng 9/1972.

18. Nguyễn Bá Kim (1998), “Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động”, Hội thảo khoa học quốc gia các trường ĐHSP lần thứ II.

19. Nguyễn Hữu Lam (2003), Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright 1/10/2003. 20. Từ Văn Mạc, Trần Thị Ái (2002), Chìa khóa vàng hóa học, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

21. Trần Ngọc Mai, Truyện kể 109 nguyên tố hóa học,NXB Giáo dục.

22. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP Hà Nội.

23. Đặng Thị Oanh, Nguyễn Thị Sửu (2006), Phương pháp dạy học các chương trình

SGK hóa học phổ thông, Hà Nội.

24. Nguyễn Ngọc Quang, Nguyễn Cương, Dương Xuân Trinh (1982), Lí luận dạy học hóa học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Tâm (2008), Vận dụng lý thuyết tình huống trong dạy học một số nội

dung của chương trình hình học lớp 10, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 126 - 141)