Quy trình sử dụng tình huống trong dạy học

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 57 - 60)

2.3.1.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị tình huống dạy học

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của dạy học bằng tình huống. Vì ở đó diễn ra sự ủy thác của GV. Trong bước này GV cần phải thực hiện các công việc sau:

• Bước 1: Xác định mục đích, nội dung của tình huống

- Mục đích: Bồi dưỡng cho HS kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức, thái độ học tập tích cực và những tri thức có liên quan để các em áp dụng vào trong cuộc sống và có cái nhìn khoa học trước các sự việc xảy ra trong đời sống hằng ngày.

- Nội dung học tập: được qui định trong SGK, SBT, SGV, sách chuẩn kiến thức… Những tình huống trong thực tiễn đời sống, lịch sử hóa học, sự kiện có thật liên quan đến kiến thức hóa học phổ thông được GV gia công và sử dụng đã chứa đựng trong chúng những thông tin có liên quan đến nội dung tài liệu học tập.

Xác định mục đích và nội dung dạy học cụ thể, mà thông qua tình huống học viên phải đạt được. Câu hỏi ở đây là: Sau khi giải quyết xong tình huống người học sẽ đạt được cái gì? Cái đó có phù hợp với mục tiêu và nội dung cần dạy không?

• Bước 2:Thiết kế tình huống

Để thực hiện công việc này, người GV ngoài việc căn cứ vào mục đích và nội dung thiết kế, còn phải căn cứ vào:

- Mục tiêu và nội dung dạy học phần HHC 11 THPT (mục 2.1). - Nguyên tắc thiết kế tình huống dạy học (mục 2.2).

- Đối tượng dạy học: Cần phân tích trình độ nhận thức, kinh nghiệm và các đặc điểm tâm lí – xã hội của học viên để xác định mức độ có vấn đề của tình huống (xác định mức độ khó khăn hoặc trở ngại mà học viên phải vượt qua).

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

- Nguồn cung cấp để thiết kế tình huống dạy học: GV cần phải thu thập, phân tích và lựa chọn thông tin, xác lập logic các sự kiện.

Tình huống do GV thiết kế cần phải đảm bảo nguyên tắc “y như thật”, phải gắn với thời gian, không gian, địa điểm và con người cụ thể sản sinh ra tri thức, kĩ năng và phương pháp mà người GV đưa vào trong tình huống (sự cá nhân hóa, hoàn cảnh hóa, thời gian hóa…).

• Bước 3: Dự kiến kế hoạch dạy học bằng tình huống

- Dự kiến về thời gian.

+ Thời gian thu thập các tình huống dạy học được tiến hành liên tục trong suốt quá trình dạy học hóa học để thiết kế và hoàn thiện được một hệ thống tình huống sử dụng lâu dài.

+ Một tiết học (45 phút), khoảng thời gian không nhiều, do đó nó đòi hỏi việc lựa chọn tình huống có tính thực tế, điển hình (đại diện cho các tình huống cùng loại) và có tính thời sự.

- Dự kiến về không gian.

+ Việc sử dụng tình huống dạy học được thực hiện trong khuôn viên lớp học, với bàn ghế, bảng, máy chiếu, thí nghiệm hóa học…

+ Tình huống dạy học xuất phát từ thực tiễn đời sống và sản xuất, các sự kiện hóa học, các sách báo, tạp chí hóa học, từ kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp và từ cá nhân GV trong quá trình làm việc (khó có thể tái hiện lại được trong quá trình dạy học). Điều này đòi hỏi người GV phải có sự gia công thêm về phương tiện sư phạm, chuẩn bị các câu hỏi, các phương tiện kĩ thuật cần thiết cho việc giải quyết tình huống của HS.

- Dự kiến về phương pháp.

Tình huống mà GV sử dụng khi giảng dạy là sưu tầm từ đời sống, sản xuất, trong lịch sử hóa học (hạn chế về thời gian và không gian). Vì lí do này mà việc truyền tải nội dung tình huống, tổ chức hoạt động cho HS chủ yếu được GV thực hiện qua phương pháp thuyết trình, đàm thoại phát vấn, tranh luận, thảo luận.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

2.3.1.2. Giai đoạn 2: Triển khai dạy học tình huống

• Bước 4: GV uỷ thác tình huống cho HS

- Giới thiệu tình huống, cung cấp thông tin về tình huống (kể chuyện, thí nghiệm, phim ảnh…), nêu rõ công việc HS phải thực hiện, mục đích cần đạt được…

- Tổ chức cho HS hành động với tình huống theo nhiều hình thức khác nhau: + Làm việc độc lập của từng HV: GV cần đảm bảo đủ thời gian để HV phân tích và hiểu rõ tình huống. Sau khi HV đưa ra giải pháp, GV cần xác nhận những tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động mà học viên thu nhận được. Khi tri thức thu nhận được không phù hợp, cần giúp họ khắc phục, tìm kiếm giải pháp mới.

+ Làm việc theo nhóm: Lớp được chia thành nhiều nhóm. Khi các nhóm làm việc, GV cần đi vòng quanh, quan sát và trợ giúp các nhóm nếu thấy cần thiết.

+ Thảo luận cả lớp: Chỉ diễn ra ở công đoạn cuối, khi các cá nhân hoặc các nhóm đã tìm được giải pháp và cần công bố, thảo luận, trao đổi rộng rãi.

• Bước 5: HS đồng hoá và điều ứng để thích nghi với môi trường được cài đặt trong tình huống dạy học mà GV đã thiết kế và uỷ thác

Tiếp cận tình huống HS tiếp cận với các tình huống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhận thông tin HS nắm thông tin về tình huống, thu thập thông tin giải quyết tình huống.

Nghiên cứu tình

huống HS nghiên cứu, phân tích tình huống.

Ra quyết định HS đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn đề nêu ra trong tình huống.

Bảo vệ quan điểm HS giới thiệu và bảo vệ quan điểm về giải pháp của mình.

So sánh giải pháp HS so sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn các giải pháp tối ưu nhất.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

• Bước 6: GV thực hiện vai trò thể chế hoá

HS từ khâu tiếp nhận tình huống cho đến khi hoàn thành xong các nhiệm vụ học tập được ủy thác trong hệ thống tình huống, đôi khi không nhận dạng được kiến thức mà họ đã tạo ra. Chính vì thế, người GV lúc này hệ thống hóa các tri thức, kinh nghiệm có liên quan. GV có thể hệ thống hóa tri thức bằng sơ đồ, tinh giản hóa việc hệ thống bằng cách sử dụng máy chiếu hoặc in trên giấy rời phát cho HS.

2.3.1.3. Giai đoạn 3: Củng cố, khắc sâu tri thức

• Bước 7: Củng cố, khắc sâu tri thức thu được ở giai đoạn 2 (bằng các hình thức luyện tập, kiểm tra…).

GV thực hiện chức năng xác nhận kiến thức, kĩ năng, phương pháp mà HS thu nhận được thông qua việc giải quyết tình huống. Bước này có thể được thực hiện bằng kĩ thuật trao đổi (HS tóm tắt và phát biểu, trao đổi, sau đó GV kết luận trước lớp học), hình thức luyện tập, kiểm tra…

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 57 - 60)