Để đảm bảo độ chân thật của tình huống, chúng ta không nên tự sáng tạo ra các tình huống mà cần lấy “chất liệu” từ cuộc sống. Thông tin dữ liệu xây dựng hệ thống tình huống có thể khai thác từ các nguồn sau:
2.2.2.1. Sách giáo khoa, sách giáo viên
SGK, SGV được biên soạn với mục đích dạy và học, cung cấp kiến thức chuẩn khi xây dựng nội dung dạy học. Kiến thức trong SGK là một hệ thống kiến thức khoa học, chính xác, theo một trình tự logic chặt chẽ, được gia công về mặt sư phạm cho phù hợp với trình độ HS và thời gian học tập.
Trong SGK, sau một số bài học có lồng ghép thêm các bài đọc thêm, đây là nguồn thông tin đáng tin cậy, những tình huống thực tế có thể giải thích dựa vào kiến thức vừa tiếp thu của bài học. Muốn sử dụng để thiết kế tình huống dạy học, GV cần gia công thêm về ngôn từ, cách diễn đạt, làm cho tình huống thêm hấp dẫn.
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
2.2.2.2. Tài liệu tham khảo
So với trước kia, nguồn tài liệu tham khảo dùng cho dạy học nay đã phong phú hơn nhiều: SBT, báo, tạp chí hóa học, bài tập tình huống, lịch sử hóa học… Yêu cầu đối với GV:
- Đầu tư về thời gian và khối óc thì mới có thể thu thập được các tình huống điển hình và có giá trị, phong phú và đa dạng.
- Biết lựa chọn, điều chỉnh sao cho có thể sử dụng ngân hàng tình huống vào trong quá trình dạy học làm cho kiến thức không quá nặng nề đối với HS.
- Thực tế hiện nay các sách tham khảo cung cấp hệ thống kiến thức thiếu thống nhất, vì vậy người GV phải vững về chuyên môn, lựa chọn kiến thức để xây dựng tình huống từ những nguồn đáng tin cậy, đảm bảo tính chính xác khi xây dựng nội dung bài học thông qua các tình huống.
2.2.2.3. Hoạt động thực tiễn của giáo viên
Kinh nghiệm giảng dạy giúp GV có thể định hướng được việc tìm kiếm tình huống sao cho phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng tiếp nhận tri thức.
Quá trình giảng dạy sẽ tích lũy ngày càng nhiều cho GV vốn kiến thức về các tình huống, cách xây dựng và sử dụng tình huống. Tuy nhiên, GV phải là người tích cực, luôn đổi mới, cập nhật thông tin, kiến thức và kĩ năng mới.
2.2.2.4. Kinh nghiệm từ đồng nghiệp
Chất lượng và hiệu quả của công việc vĩ mô “thiết kế hệ thống tình huống” sẽ được cải thiện đáng kể khi có sự chuẩn hóa, tổng kết và xây dựng một cơ sở dữ liệu chung giữa các giảng viên cùng một chuyên ngành và liên ngành, giữa các khoa và trường khác nhau trên toàn quốc.
Cuộc sống hiện đại đổi thay khá nhanh, tri thức phát triển đến chóng mặt. Học hỏi từ đồng nghiệp xung quanh sẽ giúp bản thân rút ngắn được thời gian tiếp cận với các kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ mới và hoàn thiện dần bản thân.
Sự thoả mãn phải được xem là lực cản lớn nhất đối với người thầy. Phương châm học mãi, học suốt đời đối với nghề dạy học góp phần chính tạo ra ý nghĩa tồn tại đích thực của người thầy trong việc thực hiện chức phận cao cả của mình. Nghề dạy
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
học cùng với nghề y rất cần kinh nghiệm. Càng hành nghề lâu càng có điều kiện thấu nghề, lành nghề, tinh nghề.
2.2.2.5. Từ học sinh
Nguồn thông tin phong phú khai thác thông qua cách trả lời, các ví dụ minh họa tính chất mà HS bắt gặp trong đời thường, rất gần gũi và phù hợp với các em, gây sự chú ý, hứng thú nơi các em. Người GV nhận thấy HS mình muốn gì và cách nhìn nhận vấn đề của họ ra sao.
Điểm hạn chế ở đây là một số chi tiết, dữ liệu đôi khi bị HS “xử lí”, nên thông tin đôi khi không đủ để sử dụng hoặc làm giảm giá trị của tình huống.