I/ MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
1. Kiến thức
- HS biết: Cấu tạo, danh pháp, đồng phân, tính chất của anken, phân biệt anken với các ankan bằng phương pháp hóa học.
- HS hiểu: Vì sao anken có nhiều đồng phân hơn anken tương ứng; vì sao các
anken lại có phản ứng tạo polime.
- HS vận dụng: Viết các đồng phân (cấu tạo, hình học), viết các phương trình
hóa học thể hiện tính chất hóa học của anken.
2. Kĩ năng
- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập nhận biết.
3. Trọng tâm
- Đặc điểm cấu tạo, viết đồng phân, cách nhận biết anken và hiđrocacbon no. - Giải được một số bài tập định CTPT anken.
II/ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Đàm thoại. - Hoạt động nhóm. - Trực quan. - Dạy học nêu vấn đề. - Sử dụng phiếu học tập. - Sử dụng tình huống 10,11.
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
III/ CHUẨN BỊ
- Hóa chất, dụng cụ thí nghiệm: khí etilen, dung dịch brom, dung dịch thuốc tím, cặp ống nghiệm, ống nghiệm.
- Mô hình lắp ráp phân tử. - Phiếu học tập.
- Hình ảnh sử dụng trong tình huống 11.
IV/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động Nội dung
Hoạt động 1: Vào bài
- GV giới thiệu đặc điểm chung về liên kết của HCHC không no.
- GV giới thiệu công thức etilen, dùng mô hình lắp ráp phân tử, HS nhận xét loại liên kết. Sau đó GV dẫn vào bài mới.
-GV: Yêu cầu HS nêu các chất tiếp theo trong dãy đồng đẳng của etilen. Từ đặc điểm liên kết, phát biểu khái niệm anken.
HS:…
- GV thông báo cho HS CTC của hiđrocacbon CnH2n+2-2k, yêu cầu xác định k → CTC anken.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đồng phân của anken
- GV yêu cầu HS viết đồng phân các anken từ 2C đến 5C (dùng phiếu học tập số 1).
ANKEN
I- Đồng đẳng-Đồng phân-Danh pháp
1- Dãy đồng đẳng anken
- Etilen C2H4 và các chất tiếp theo: C3H6, C4H8, C5H10... CnH2n (n≥ 2) hợp thành dãy đồng đẳng anken hay olefin - Anken: là những hiđrocacbon không no, mạch hở, trong phân tử có 1 liên kết đôi.
2- Đồng phân và danh pháp
a/ Đồng phân cấu tạo
- Từ C4H8 trở đi, mỗi anken có đồng phân mạch cacbon và đồng phân vị trí liên kết đôi.
- Ví dụ: Viết CTCT các đồng phân anken từ 2C đến 5C.
b/ Đồng phân hình học
- Điều kiện: Mỗi nguyên tử C có liên kết đôi liên kết với 2 nhóm nguyên tử khác nhau.
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
HS:..
- GV lưu ý cho HS: So với ankan thì anken có nhiều đồng phân hơn (có thêm đồng phân vị trí liên kết đôi).
- Sự xuất hiện của liên kết đôi làm cho phân tử anken trở nên cứng nhắc nên anken còn có thêm đồng phân hình học. - GV giới thiệu điều kiện, cách đọc tên các đồng phân hình học.
Hoạt động 3: Rèn kĩ năng đọc tên anken
- GV bổ sung qui tắc đọc tên thông thường đối với các anken.
- Tương tự cách đọc tên ankan, phát biểu qui tắc đọc tên anken.
Hoạt động này, GV yêu cầu HS hoàn sử dụng phiếu học tập số 1.
HS:…
- Tên gọi: Đồng phân có mạch chính ở cùng phía với liên kết đôi gọi là đồng phân cis-, đồng phân có mạch chính ở khác phía liên kết đôi gọi là đồng phân trans-. 3 3 CH CH C C H 〉 = 〈 H 3 3 H CH C C CH H 〉 = 〈
Cis- but-2-en Trans- but-2-en
3/ Danh pháp
a. Tên thông thường: Tên anken = tên ankan tương ứng - “an”+“ilen”
b. Tên thay thế:
Tên anken = vị trí, tên nhánh + tên ankan tương ứng –“an” + vị trí liên kết đôi + “en”
Phiếu học tập số 1
CTPT CTCT Tên thay thế Tên thông thường
C2H4 CH2=CH2 Eten Etilen C3H6 CH2=CH-CH3 Propen Propilen C4H8 CH2=CH-CH2-CH3 But-1-en CH3-CH=CH-CH3 But-2-en 3 3 3 CH C CH CH = − 2-metyl propen C5H10 CH2=CH-CH2-CH2-CH3 Pent-1-en CH3-CH=CH-CH2-CH3 Pent-2-en
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo 3 2 3 3 CH C CH CH CH = − − 2-metylbut-1-en 3 3 3 CH CH CH CH CH = − − 3-metylbut-1-en 3 3 3 CH C CH CH CH − = − 2-metylbut-2-en Hoạt động 4: Tìm hiểu tính chất vật lý
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và phát biểu tính chất vật lý của anken.
II- Tính chất vật lí
- Ở điều kiện thường, C2 → C4: chất khí, C5↑: chất lỏng hoặc chất rắn.
- tnc, ts, khối lượng riêng tăng dần theo chiều tăng của phân tử khối.
- Nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
Hoạt động 5: Nghiên cứu tính chất hóa học của anken – Phản ứng cộng
- GV yêu cầu HS phân tích đặc điểm liên kết trong phân tử anken, từ đó dự đoán tính chất và phản ứng hóa học đặc trưng của anken (phản ứng cộng). - GV hướng dẫn HS viết phản ứng với H2, HS tự viết phản ứng với dung dịch brom.
- Phản ứng dùng nhận biết anken.
III- Tính chất hoá học
* LK đôi trong phân tử anken gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π. Liên kết π kém bền gây nên tính chất hóa học đặc trưng của anken là phản ứng cộng tạo thành hợp chất no. 1- Phản ứng cộng a/ Cộng hiđro CH2=CH2 + H2 O Ni , t →CH3-CH3 CH2=CH-CH3+H2 O Ni , t →CH3-CH2- CH3 b/ Cộng halogen (Br2, Cl2) CH2=CH2 + Br2dd→ CH2Br-CH2Br (nâu đỏ) (không màu)
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
- Phân tích và giải thích quy tắc Maccôpnhicôp.
- GV hướng dẫn HS viết phản ứng với H2O, HS tự viết phản ứng với HBr và xác định sản phẩm chính.
⇒Anken làm mất màu dung dịch brom.
Phản ứng dùng để phân biệt anken với ankan. c/ Cộng HX (HCl, HBr, H.OH...) CH2=CH2+H-OH→H+ CH3-CH2- OH (ancol etylic) CH2=CH2 + HBr → CH3-CH2-Br CH3-CH=CH2+HBr → CH3-CHBr-CH3 (spc) → CH3-CH2-CH2Br (spp) * Quy tắc Maccôpnhicôp: (SGK)
Hoạt động 6: Nghiên cứu tính chất hóa học của anken – Phản ứng trùng hợp
- Dùng mô hình cộng hợp nhiều phân tử etilen với nhau, công thức sản phẩm. - Khái quát lên thành định nghĩa. - Phân tích:
+ Chất đem trùng hợp gọi là monome.
+ Sản phẩm gọi là polime. + n gọi là hệ số trùng hợp.
+ Mỗi hợp phần trong ngoặc là một mắt xích của polime.
- Hướng dẫn viết phản ứng và gọi tên.
2- Phản ứng trùng hợp
* Định nghĩa:Là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau (monome) thành những phân tử rất lớn (polime).
* Ví dụ:
nCH2=CH2 t →o,p,xt
(-CH2-CH2-)n etilen poli etilen (P.E)
nCH2=CH-CH3 t →o,p,xt ( 2 )n 3 CH CH CH − − −
propilen poli propilen (P.P)
Hoạt động 7: Củng cố phần phản ứng cộng (dùng tình huống 10)
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
Năm 1938, tiến sĩ Plunkett quyết định thử dùng tetraflo etilen làm khí sinh hàn cho máy lạnh. Ông bắt đầu tiến hành thí nghiệm, sau đó:
- Ông mở van một bình thép chứa khí nén tetraflo etilen nhưng không thấy khí thoát ra.
- Cân bình đó và ông nhận thấy khối lượng của nó đúng bằng khối lượng của vỏ thép cộng với khối lượng khí đã nạp trong đó.
Ông tự hỏi “Van không hỏng, khí đi đằng nào?”.
- Trả lời câu hỏi của tiến sĩ dựa vào kiến thức mà em đã học.
- Theo em, sau thí nghiệm bình thép có gì thay đổi không? Chất gì được sinh ra? Tính chất và ứng dụng của nó như thế nào?
Hoạt động 8: Nghiên cứu tính chất hóa học của anken – Phản ứng oxi hóa
- GV yêu cầu HS viết phản ứng cháy của anken (dạng tổng quát), nhận xét mối liên hệ số mol các sản phẩm cháy. HS:…
- GV biểu diễn thí nghiệm etilen với dd thuốc tím, HS quan sát, nêu hiện tượng. - GV rút ra kết luận: Các anken bị oxi hóa bởi dd thuốc tím, và làm mất màu dd thuốc tím (phản ứng dùng nhận biết anken).
3- Phản ứng oxi hóa
a/ Phản ứng oxi hóa hoàn toàn CnH2n + 2 3n O2 →tO nCO2 + nH2O → nCO2 = nH2O
b/ Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn 3CH2=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O →3HO-CH2-CH2-OH + 2KOH + 2MnO2↓ (Etilenglicol)
⇒Các anken làm mất màu dung dịch
thuốc tím(dùng phân biệt anken với ankan).
Hoạt động 9: Củng cố phần phản ứng oxh không hoàn toàn (dùng tình huống 11)
Tình huống 11
Bình thường, chỉ cần chờ đợi thì có những quả xanh rồi cũng sẽ chín, nhưng không phải ai cũng kiên nhẫn được như vậy. Hoặc là đến vụ người ta muốn thu hoạch một lần nhiều quả chín. Vì thế cần có cách làm chúng chín nhanh hơn. Kinh
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
nghiệm dân gian cho thấy, khi ngắt những trái hồng xanh về rấm thường rất lâu chín, nhưng nếu người ta để vào mấy quả lê hay vài quả hồng chín thì những quả xanh mau chín hơn hẳn.
Còn nếu muốn cho quả chậm chín thì người ta tẩm dung dịch thuốc tím với nồng độ cao vào các bao nhựa hoặc các gói đựng trái cây. Nhờ phương pháp này, người ta có thể đưa dần trái cây lên chợ và chúng ta có thể được ăn trái cây tươi.
Đó là nghệ thuật rấm hoa quả. Em hãy giải thích vì sao người ta làm như vậy.
Hoạt động 10: Tìm hiểu các phương
pháp điều chế và ứng dụng của anken
- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết các anken được điều chế như thế nào.
- GV: Ứng dụng của anken trong công nghiệp và trong đời sống?
Hoạt động 11: Củng cố Sử dụng phiếu học tập số 2. IV- Điều chế 1- Trong phòng thí nghiệm C2H5OHH2SO4d,170O→ CH2=CH2 + H2O
2- Trong công nghiệp
CnH2n+2 t →o,p,xt
CnH2n + H2
V- Ứng dụng (SGK)
Phiếu học tập số 1
CTPT CTCT Tên thay thế Tên thông thường
C2H4 C3H6
C4H8
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
Phiếu học tập số 2
1. Hãy viết phản ứng của propen với:
a/ H2, xt Ni. b/ Br2/CCl4. c/ p cao, to. d/ H2O/H+,to. e/ dd KMnO4. f/ HI.
2. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt : etan, etilen, xiclopropan.