Đối tượng thực nghiệm

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 123)

Bảng 3.1: Các lớp TN-ĐC Trường Lớp Sỉ số THPT Trưng Vương 11A2 (TN1) 44 11A7 (TN2) 50 11A4 (ĐC1) 44 11A5 (ĐC2) 48 Tổng 4 186 3.4. Tiến hành thực nghiệm

* Bước 1: Chọn giáo viên và lớp TN – ĐC

Chọn GV thực nghiệm với tiêu chí:

- Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao.

- Có chuyên môn vững vàng, có một số kĩ năng sư phạm cần thiết để thực nghiệm được đề tài (kĩ năng kể chuyện, thực hành, thí nghiệm, kĩ năng quản lí, tổ chức lớp).

- Có ý thức tiếp thu cái mới, luôn rèn luyện năng lực bản thân, đồng thời biết bồi dưỡng khả năng tư duy cho HS.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

- Số lượng HS.

- Trình độ học tập bộ môn. - Cùng một GV giảng dạy.

* Bước 2: Tiến hành dạy ở các lớp TN và ĐC

Bảng 3.2: Tiến hành dạy ở các lớp TN và ĐC

Lớp ĐC Lớp TN

Chuẩn bị cho tiết lên lớp

- Giáo án thường.

- SGK, SBT.

- Bố trí phòng học theo nhà trường đã sắp xếp.

- Giáo án thiết kế theo phương pháp dạy học tích cực, trong đó yếu tố nồng cốt trung tâm là các tình huống dạy học. - SGK, SBT, cung cấp thêm một số bài tập tình huống nhằm làm phong phú thêm tài liệu tự học của HS.

- Linh động bố trí phòng học, hỗ trợ việc thực hiện giáo án thực nghiệm.

Tiến hành dạy học

- Dạy theo giáo án thường: Thuyết trình, đàm thoại theo hướng giải thích, thí nghiệm minh họa.

- HS làm thêm bài tập trong SGK, SBT.

- Dạy theo giáo án đã thiết kế: Dẫn dắt vấn đề, xây dựng kiến thức dựa vào các tình huống thực tiễn.

- Ngoài việc hoàn thành các bài tập trong SGK, SBT, HS nghiên cứu, giải thích và làm một số bài tập tình huống đã thiết kế trong đề tài.

Kiểm tra- Đánh giá- Nhận xét

* Bước 3: Tiến hành kiểm tra – Đánh giá – Nhận xét

- Thống nhất đề kiểm tra chung của lớp TN và ĐC. - Tiến hành bài kiểm tra lần 1 (bài Ankin).

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

+ Lớp 11A2: Thực nghiệm phương pháp dạy học bằng tình huống, cho kiểm tra sau một tuần, rút kinh nghiệm cho lớp 11A7.

+ Lớp 11A7: Thực nghiệm phương pháp dạy học bằng tình huống, cho kiểm tra sau một tuần.

+ Lớp 11A4: Lớp đối chứng, cho kiểm tra sau một tuần. + Lớp 11A5: Lớp đối chứng, cho kiểm tra sau một tuần. - Tiến hành bài kiểm tra lần 2 (bài Ancol).

+ Lớp 11A2: Thực nghiệm phương pháp dạy học bằng tình huống có vấn đề, cho kiểm tra ngay sau khi bài học kết thúc, rút kinh nghiệm cho lớp 11A7.

+ Lớp 11A7: Thực nghiệm phương pháp dạy học bằng tình huống có vấn đề, cho kiểm tra ngay sau khi bài học kết thúc.

+ Lớp 11A4: Lớp đối chứng, cho kiểm tra ngay sau khi bài học kết thúc. + Lớp 11A5: Lớp đối chứng, cho kiểm tra ngay sau khi bài học kết thúc. - Dùng phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá định lượng hiệu quả của đề tài.

* Bước 4: Xử lý số liệu

Kết quả thực nghiệm được xử lí theo phương pháp thống kê toán học theo các bước:

- Lập các bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích lũy. - Vẽ đồ thị các đường tích lũy.

- Lập bảng tổng hợp, phân loại kết quả học tập. - Tính các tham số thống kê đặc trưng.

a/ Trung bình cộng k 1 1 2 2 k k i i i 1 1 2 k n x n x ... n x 1 x n x n n ... n n = + + + = = + + + ∑

ni: tần suất của các giá trị xi

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

b/ Phương sai S và độ lệch chuẩn S là các số đo độ phân tán của sự phân phối

(S càng nhỏ số liệu càng ít phân tán) 2 i i 2 n (x x) S n 1 − = − ∑ và 2 i i n (x x) S n 1 − = − ∑

c/ Hệ số biến thiên V: Dùng để so sánh độ phân tán trong trường hợp 2 bảng phân phối có giá trị trung bình cộng khác nhau hoặc 2 mẫu có quy mô rất khác nhau.

V S.100% x

=

d/ Sai số tiêu chuẩn m: Giá trị trung bình sẽ dao động trong khoảng x m± .

m S

n =

e/ Đại lượng kiểm định Student

TN DC 2 2 TN DC n t (x x ) (S S ) = − +

(trong biểu thức trên n là số HS của nhóm thực nghiệm)

- Chọn xác suất α (từ 0,01 ÷ 0,05). Tra bảng phân phối Student, tìm giá trị tα,k với độ lệch tự do k = 2n -2.

- Nếu t ≥ tα,k thì sự khác nhau giữa xTN và xDC là có ý nghĩa với mức ý nghĩa α. - t < tα,k thì sự khác nhau giữa xTN và xDC là không có ý nghĩa với mức ý nghĩa α.

3.5. Kết quả thực nghiệm

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 3.3: Bảng điểm bài kiểm tra 1

Bảng 3.4. Bảng phân phối tần số, tần suất, và tần suất tích lũy bài kiểm tra 1

Điểm xi Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xitrở xuống

TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 4 0 1 0.00 1.09 0.00 1.09 5 0 10 0.00 10.86 0.00 11.95 6 1 15 1.06 16.31 1.06 28.26 7 6 30 6.38 32.61 7.44 60.87 8 34 17 36.17 18.48 43.61 79.35 9 31 12 32.98 13.04 76.59 92.39 10 22 7 23.41 7.61 100.00 100.00 Σ 94 92 100.00 100.00 Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A2 (TN1) 44 0 0 0 0 0 0 1 2 19 13 9 8.60 8.71 11A7 (TN2) 50 0 0 0 0 0 0 0 4 15 18 13 8.80 11A4 (ĐC1) 44 0 0 0 0 0 4 7 17 8 5 3 7.27 7.26 11A5 (ĐC2) 48 0 0 0 0 1 6 8 13 9 7 4 7.25

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Hình 3.1. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 1

Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 1 Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi

TN 0.00 7.44 92,56

ĐC 1.09 59.78 39.13

Hình 3.2. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra 1

0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC 0 20 40 60 80 100

% Yếu, Kém % Trung Bình % Khá, Giỏi

TN

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 3.6: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 1

Đối tượng x m± S V%

TN 8.710 ± 0.096 0.935 10.73 ĐC 7.260 ± 0.149 1.429 19.68

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α=0,01; k = 2n-2 = 186. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k=2.576

Ta có t= 8.232 > tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 1) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α=0,01).

3.5.2. Kết quả bài kiểm tra lần 2 của các lớp được thống kê qua các bảng sau

Bảng 3.7: Bảng điểm bài kiểm tra 2

Lớp Số HS Điểm xi Điểm TB 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11A2 (TN) 44 0 0 0 0 0 2 2 6 15 11 8 8.25 8.34 11A7 (TN) 50 0 0 0 0 0 1 3 5 17 13 11 8.42 11A4 (ĐC1) 44 0 0 0 0 4 1 15 6 6 6 6 7.16 7.23 11A5 (ĐC2) 48 0 0 0 0 3 3 11 10 8 7 6 7.44

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 3.8. Bảng phân phối tần số, tần suất, và tần suất tích lũy bài kiểm tra 2

Điểm xi Số HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xi % HS đạt điểm xitrở xuống

TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 1 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 2 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 3 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 4 0 7 0.00 7.61 0.00 7.61 5 3 4 3.19 4.35 3.19 11.96 6 5 26 5.32 28.26 8.51 40.22 7 11 16 11.71 17.39 20.22 57.61 8 32 14 34.04 15.22 54.26 72.83 9 24 13 25.53 14.13 79.79 86.96 10 19 12 20.21 13.04 100.00 100.00 Σ 94 92 100.00 100.00

Hình 3.3. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 2 0 20 40 60 80 100 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả học tập bài kiểm tra 2 Đối tượng % Yếu, kém % Trung bình % Khá, giỏi

TN 0.00 20.22 79.78 ĐC 7.61 50.00 42.39 0 20 40 60 80

% Yếu, Kém % Trung Bình % Khá, Giỏi

TN

ĐC

Hình 3.4. Biểu đồ kết quả học tập bài kiểm tra 2 Bảng 3.10: Tổng hợp các tham số đặc trưng bài kiểm tra 2

Đối tượng x m± S V%

TN 8.340 ± 0.130 1.258 15.08 ĐC 7.230 ± 0.181 1.736 24.01

Kiểm tra kết quả thực nghiệm bằng phép thử Student với xác suất sai lầm α=0,01; k = 2n-2 = 186. Tra bảng phân phối Student tìm giá trị tα,k = 2.576.

Ta có t= 5.020 > tα,k, vì vậy sự khác nhau về kết quả học tập (bài kiểm tra lần 2) giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng là có ý nghĩa (với mức ý nghĩa α = 0,01).

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài “Thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần HHC lớp 11 THPT” tuy gặp nhiều khó khăn về thời gian và tài liệu tham khảo nhưng đối chiếu với mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau:

1.1. Nghiên cứu lí luận và thực tiễn của đề tài

- Trình bày khái quát lịch sử vấn đề nghiên cứu.

- Tìm hiểu được lý luận về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta trong những năm gần đây.

- Nghiên cứu những cơ sở lý luận về dạy học bằng tình huống.

- Nghiên cứu về nguyên tắc và biện pháp thực hiện khi thiết kế tình huống trong dạy học.

- Nghiên cứu về quy trình thiết kế tình huống trong dạy học và sử dụng tình huống học tập trên lớp.

- Nghiên cứu về các biện pháp để sử dụng tình huống có hiệu quả.

- Tìm hiểu kết quả điều tra và rút ra một số vấn đề thực trạng làm cơ sở để xây dựng giáo án và hệ thống tình huống dạy học.

1.2. Thiết kế tình huống dạy học

Đã sưu tầm và thiết kế được 22 tình huống dạy học trong phần hóa hữu cơ lớp 11 nâng cao nhằm giúp HS liên kết được các kiến thức với nhau; liên hệ thực tế; HS nắm được kĩ năng tư duy, phân tích, tìm ra kiến thức mới; HS học tập một cách chủ động, tích cực; HS được rèn luyện năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập cũng như trong cuộc sống.

1.3. Thiết kế giáo án có sử dụng tình huống dạy học

Đưa được một số tình huống vào trong 5 giáo án giảng dạy, phát huy ưu điểm của việc dạy học bằng tình huống có vấn đề, đồng thời phối hợp với các phương pháp khác nâng cao hiệu quả bài dạy.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Tiến hành ở 4 lớp của trường THPT Trưng Vương với 186 HS lớp 11. Quá trình thực nghiệm sư phạm mặc dù chưa tiến hành được ở nhiều lớp do thời gian hạn chế nhưng đã khẳng định được tính hiệu quả, tính khả thi của các tình huống dạy học và sự đúng đắn của giả thuyết khoa học.

Tóm lại, dạy học bằng tình huống là điều rất cần thiết để nâng cao chất lượng

dạy học hiện nay nên ta không được xem nhẹ phương pháp dạy học này, tuy nhiên cũng không nên quá đề cao việc sử dụng chúng. Việc vận dụng phương pháp dạy học này phụ thuộc vào điều kiện cụ thể nhất định của từng trường như: trình độ HS, cơ sở vật chất,… Vì vậy, mỗi GV phải biết vận dụng một cách sáng tạo, linh hoạt các PPDH để đem lại kết quả tốt nhất cho quá trình dạy học.

2. KIẾN NGHỊ

Với các tình huống dạy học đã thiết kế như trên, tùy vào trình độ HS, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, tùy vào nội dung bài học, mà có thể sử dụng tình huống dạy học nào và bao nhiêu tình huống trong một tiết học.

Qua nghiên cứu và thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy rằng dạy học hóa học bằng các tình huống đem lại hiệu quả cao trong giảng dạy. Vì vậy phương pháp dạy học này cần phải được vận dụng nhiều hơn để nâng cao chất lượng học tập của HS. Từ các kết quả của đề tài nghiên cứu chúng tôi xin có một số kiến nghị như sau:

2.1.Đối với Bộ Giáo dục, các Sở Giáo dục và Đào tạo

- Cần mạnh dạn cắt giảm một số nội dung chương trình sách giáo khoa hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho GV sử dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm hình thành tư duy độc lập, sáng tạo, tính trung thực, óc phê phán... cho HS.

- Xây dựng chương trình sách giáo khoa có nhiều bài ứng dụng vào thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có thêm bài tập gắn liền với thực tế cuộc sống trong các kì thi vì đa số HS đều thích các tình huống dạy học có liên quan đến đời sống.

- Tăng cường công tác bồi dưỡng năng lực sư phạm cho GV, cung cấp thêm nhiều tài liệu tham khảo về chuyên môn, phương pháp dạy học để GV nghiên cứu. Cần đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất, phương tiện, đồ dùng dạy học, dụng cụ, hóa chất thí nghiệm, mô hình trực quan… đạt chất lượng tốt để phục vụ cho việc dạy học bằng tình huống.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

- Hỗ trợ kinh phí, khuyến khích những nghiên cứu về dạy học môn hóa học bằng tình huống để nâng cao hơn hiệu quả của phương pháp dạy học này. Ngoài ra, cần mở rộng phạm vi nghiên cứu hệ thống tình huống cho từng đối tượng HS khác nhau để có thể đánh giá chính xác hơn phương pháp dạy học này.

- Triển khai áp dụng rộng rãi, tập huấn cho GV về phương pháp dạy học bằng tình huống.

- Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện và mở rộng phương pháp dạy học bằng tình huống sang các cấp học khác, các bộ môn khác.

- Khuyến khích GV đổi mới phương pháp dạy học và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho những GV đi đầu trong công tác sử dụng phương pháp dạy học bằng tình huống nói riêng và các phương pháp dạy học tích cực nói chung.

2.2.Đối với trường Đại học Sư phạm và sinh viên khoa Hóa

- Cần có thêm một số tiết học về phương pháp dạy học bằng tình huống, hướng dẫn SV cách thiết kế các tình huống cũng như vận dụng vào từng giáo án cụ thể.

- SV khoa Hóa cần trau dồi kiến thức, bồi dưỡng năng lực sư phạm, tìm hiểu và làm quen với việc thiết kế các tình huống sao cho hợp lý và có giá trị.

- Thường xuyên giúp SV làm quen với dạy học nêu vấn đề nói chung và phương pháp dạy học bằng tình huống nói riêng: Phát biểu vấn đề, thảo luận, trao đổi để tìm biện pháp giải quyết vấn đề và tự rút ra kết luận cho vấn đề đó.

2.3. Đối với trường Trung học phổ thông và giáo viên

- Trường THPT nên tạo điều kiện đầy đủ về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học… đồng thời khuyến khích GV tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học tích cực.

- GV phải chuẩn bị, thiết kế và sử dụng hợp lý các tình huống dạy học cho mỗi tiết lên lớp để nâng cao hiệu quả bài dạy, phát huy tính độc lập, sáng tạo của HS.

- GV không ngừng trao dồi năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm hóa học trong giảng dạy.

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 123)