Thực trạng của việc ứng dụng PPDH tình huống

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 38 - 44)

Để tìm hiểu thực trạng của việc ứng dụng PPDH tình huống chúng tôi đã tham khảo kết quả thống kê của tác giả Nguyễn Thị Minh Tâm trong luận văn thạc sĩ (2011)

“ Sử dụng lý thuyết tình huống trong dạy học phần Hóa hữu cơ lớp 11 THPT” [26].

Tác giả đã tham khảo ý kiến của 92 GV dạy môn Hóa ở các trường THPT; 527 HS đang học tại các trường trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận bằng phiếu thăm dò về một số vấn đề và thu được các kết quả như sau:

1.4.1. Các kết quả điều tra từ GV

1.4.1.1. Nhận thức về mức độ cần thiết của việc sử dụng tình huống trong dạy học hóa học

Theo thầy (cô), để nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường THPT thì việc xây dựng và sử dụng tình huống trong quá trình giảng dạy là:

Bảng 1.1: Nhận thức của GV về mức độ cần thiết sử dụng tình huống dạy học Rất cần

thiết thiết Cần Có hay không cũng được Không cần thiết Hoàn toàn không cần thiết

Số lượng 21 45 19 7 0

% 22,8 48,9 20,7 7,6 0

Việc xây dựng và sử dụng tình huống trong dạy học môn Hóa học được 71,7% GV bộ môn nhìn nhận gần tới mức rất cần thiết. Trong đó có 22,8% GV tham gia điều tra đánh giá là vô cùng cần thiết, 48,9% GV đánh giá là rất cần thiết. Số còn lại 20,7% GV đánh giá là cần thiết, chỉ có 7,6% GV đánh giá là ít cần thiết và không có GV nào đánh giá là không cần thiết. Điều này cho thấy, khi lên lớp, người GV cũng ít hay nhiều đã sử dụng tình huống để truyền tải một số kiến thức. Mức độ và sự thuần thục còn phụ thuộc nhiều vào năng lực và điều kiện khách quan cho phép.

1.4.1.2. Nhận thức về tác dụng của tình huống trong dạy học hóa học

Theo thầy (cô), khi giảng dạy lý thuyết hóa học thông qua các tình huống thực tế hoặc tình huống hành động thì sẽ đem lại tác dụng gì?

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 1.2: Nhận thức GV về tác dụng của tình huống dạy học

Tác dụng của việc xây dựng và sử dụng tình huống dạy học

Lựa chọn Số lượng %

Giúp HS nhớ bài lâu hơn 81 88,0

Tăng cường tính thực tiễn của bài giảng 75 81,5 Kích thích hứng thú tìm tòi, yêu thích bộ môn 73 79,3 Tạo không khí học tập sinh động, tránh sự nhàm chán 62 67,4

Giúp HS hiểu bài sâu sắc hơn 38 41,3

Rèn luyện kĩ năng suy luận logic 36 39,1

Rèn luyện kĩ năng giao tiếp, khả năng học hỏi lẫn nhau 33 35,9 Tăng cường khả năng vận dụng tri thức 18 19,6 Rèn luyện cho HS kĩ năng giải quyết vấn đề 13 14,1 Rèn luyện cho HS thái độ học tập tích cực 12 13,0 Kết quả thăm dò trên cho thấy, nếu như tình huống dạy học được GV xây dựng và vận dụng một cách khéo léo sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học Hóa học, làm cho kiến thức bộ môn gần gũi hơn với cuộc sống phù hợp với đặc trưng của môn học – là môn khoa học thực nghiệm. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng động cơ học tập ở các em HS, thái độ học tập và niềm say mê khoa học.

1.4.1.3. Mức độ xây dựng và sử dụng tình huống trong giảng dạy hóa học

Việc sưu tầm, xây dựng và tình huống thực tiễn trong quá trình dạy học được quí Thầy (Cô) sử dụng với mức độ như thế nào?

Bảng 1.3: Mức độ xây dựng và sử dụng tình huống dạy học của GV hóa học Rất

thường xuyên

Thường

xuyên Thỉnh thoảng Ít khi sử dụng Chưa bao giờ sử dụng

Số lượng 19 38 29 6 0

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Phần lớn GV hóa học biết được đặc điểm của bộ môn, nên ý thức vế vần đề sử dụng tình huống thực tiễn để xây dựng nền tảng kiến thức là khá cao (93.5%). Điều này có ý nghĩa to lớn giúp hình thành động cơ học tập và niềm say mê khoa học ở các em. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.1.4. Nguồn tài liệu được sử dụng khi xây dựng tình huống dạy học

Khi soạn tình huống để dạy học hóa học nói chung, và dạy học HHC nói riêng, thầy cô thường tham khảo tài liệu từ nguồn nào? Mức độ sử dụng ra sao?

Bảng 1.4: Nguồn tài liệu tham khảo khi xây dựng và sử dụng tình huống dạy học

Các mức độ

Rất thường xuyên

Thường

xuyên Trung bình Ít Không

Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Bài tập thực tiễn trong SGK, SBT 69 75.0 8 8.7 6 6.5 0 0 0 0 Sách tham khảo 37 40.2 42 45.7 11 12.0 1 1.1 1 1.1 Mạng internet 24 20.1 51 58.8 3 3.3 7 7.6 2 2.2 Tạp chí hóa học 12 13.0 32 55.4 35 38.0 4 4.3 4 4.3 Tự xây dựng,học từ đồng nghiệp 1 1.1 8 8.7 6 6.5 52 56.5 19 20.7

Kết quả trên cho thấy những tình huống được GV hóa học khai thác từ nhiều nguồn. Trong đó, các tình huống khai thác từ các bài tập thực tiễn trong SGK và SBT là nguồn khai thác đáng tin cậy nhất và được nhiều GV lựa chọn nhất.

1.4.1.5. Hình thức sử dụng tình huống trong giảng dạy hóa học

Biện pháp mà GV bộ môn hóa học sử dụng để đưa các tình huống thực tế, tình huống hành động vào trong bài giảng hóa học.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 1.5: Một số biện pháp sử dụng tình huống trong giảng dạy hóa học

Biện pháp sử dụng tình huống trong giảng dạy hóa học Lựa chọn Số lượng %

- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hằng

ngày thay cho lời giới thiệu bài giảng mới 433 82.1 - Thông qua các phương trình phản ứng cụ thể trong bài

học, nêu và giải thích các hiện tượng thực tiễn hằng ngày 398 75.5 - Sử dụng câu hỏi, bài tập thực tiễn trong khâu củng cố

bài 364 69.1

- Sử dụng chuyện kể hóa học 320 60.7

- Từ hiện tượng thực tiễn liên hệ đến nội dung bài học,

làm cho kiến thức bớt phần khô khan và khó hiểu 190 36.1 - Sử dụng trong các buổi ngoại khóa học học 125 23,7

- Biểu diễn thí nghiệm hóa học 50 9.5

- Hình thức khác 15 2.9

Kết quả điều tra trên cho thấy, người GV luôn có ý thức sử dụng tình huống trong quá trình giảng dạy hóa học. Tình huống được GV sử dụng ở tất cả các khâu của quá trình dạy học: từ mở đầu bài giảng, đến phần truyền thụ kiến thức mới, và cả khâu củng cố bài. Hình thức sử dụng cũng khá phong phú: thông qua thí nghiệm, truyện kể, các buổi học ngoại khóa...

1.4.2. Các kết quả điều tra từ HS

1.4.2.1. Nhận thức về mức độ cần thiết của việc sử dụng tình huống trong dạy học Hóa học

Theo các em, việc lồng ghép các tình huống thực tế vào trong quá trình giảng dạy hóa học là:

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bảng 1.6: Nhận thức của HS về mức độ cần thiết sử dụng tình huống dạy học Rất cần

thiết thiết Cần (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có hay không

cũng được Không cần thiết

Hoàn toàn không cần thiết

Số lượng 133 193 186 15 0

% 25,2 36,6 35,3 2,8 0

Đối với chủ thể của quá trình nhận thức, 25,2% HS tham gia điều tra đánh giá là rất cần thiết, 36,6% HS đánh giá là cần thiết. Số còn lại 35,3% HS đánh giá là có hay không cũng được, chỉ có 2,8% HS đánh giá là không cần thiết và không có HS nào đánh giá hoàn toàn không cần thiết. Điều này cho thấy, đa số HS có hứng thú học tập khi GV sử dụng các tình huống thực tiễn khi giảng dạy bài học.

1.4.2.2. Nhận thức về tác dụng của tình huống trong dạy học hóa học

Việc GV sử dụng các tình huống thực tế trong quá trình giảng dạy kiến thức có tác dụng như thế nào đối với các em?

Bảng 1.7: Nhận thức của HS về tác dụng của tình huống dạy học

Tác dụng của sử dụng tình huống thực tế khi dạy học Lựa chọn Số lượng %

Giúp HS nhớ bài lâu hơn 486 92,2

Giúp HS luôn tập trung chú ý vào giờ học 420 79,7 Giúp HS hiểu nhiều kiến thức liên quan đến thực tế cuộcsống 379 71,9 Giờ học hóa trở nên thoải mái và thích thú 350 66,4 Tạo không khí học tập sinh động, tránh sự nhàm chán 221 41,9 HS có cơ hội giao tiếp, học hỏi lẫn nhau từ bạn bè 178 33,8 Mở rộng vốn kiến thức trong nhiểu lĩnh vực khác 125 23,7 HS học tập với thái độ tích cực hơn 124 23,5 Làm cho nội dung kiến thức bài học thêm phong phú 88 16,7

Từ kết quả trên cho thấy, việc dạy học hóa học có lồng ghép thêm các tình huống thực tiễn có tác dụng rất tốt trong việc đem lại hiệu quả cao trong công tác dạy học hóa học ở trường phổ thông. Giúp cho bộ môn bớt khô khan và làm cho không khí lớp học thêm sinh động, cởi mở, giao lưu.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

1.4.2.3. Một số khó khăn gặp phải trong quá trình tiếp thu kiến thức

Khi được GV truyền thụ kiến thức thông qua các tình huống thực tiễn, các em gặp phải những khó khăn gì?

Bảng 1.8: Những khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của HS

Khó khăn Lựa chọn

Số lượng % - Cách thể hiện của GV chưa hấp dẫn 321 60.9 - Lớp mất trật tự, HS không chú ý vào nội dung bài học 290 55.0

- Mất nhiều thời gian tiết học 288 54.7

- Không xoáy sâu vào trọng tâm bài giảng 253 48.0 - Các bài tập trong các kì thi và kiểm tra 240 45.5

- Khó khăn khác 10 1.9

Từ kết quả trên cho thấy, để có thể áp dụng PPDH thông qua tình huống thực tiễn một cách có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay còn gặp khá nhiều khó khăn gồm nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Nó đòi hỏi ở người GV sự khéo léo, biết tìm tòi, học hỏi đào sâu kiến thức chuyên môn… đòi hỏi ở người học sự tự học, tự rèn, ý thức kĩ luật… và muốn thu hút sự quan tâm của GV và HS thì trong các đề thi, đề kiểm tra nên có các câu hỏi vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống thực tiễn.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Chương 2. THIẾT KẾ HỆ THỐNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC PHẦN HÓA HỮU CƠ 11 THPT

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 38 - 44)