Quy trình thiết kế và sử dụng tình huống trong dạy học

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 54)

2.3.1. Quy trình thiết kế tình huống trong dạy học

Quy trình thiết kế tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 gồm 8 bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu bài dạy

- Xác định mục tiêu bài dạy là cơ sở căn bản đầu tiên để tiến hành soạn giáo án cho một bài cụ thể và đo lường kết quả học tập của HS, đồng thời đánh giá được mức độ thành công của tình huống dạy học. Muốn vậy, GV phải trả lời các câu hỏi: Sau khi giải quyết xong tình huống, người học sẽ tiếp thu được kiến thức gì và đạt được điều gì? Điều đó có phù hợp với mục tiêu và nội dung cần dạy không?

- Theo Bloom, mục tiêu bài dạy ở lĩnh vực nhận thức có các mức độ sau đây:

Hình 2.1. Cách phân loại của Bloom trong xác định mục tiêu bài dạy

+ Biết:Nhớ và nhắc lại chính xác những kiến thức đã học.

Những hoạt động tương ứng với mức độ biết là xác định, đặt tên, liệt kê, đối chiếu, mô tả, kể lại, đọc thuộc lòng…

+ Hiểu: Khả năng diễn dịch, diễn giải, giải thích sự kiện, hiện tượng bằng ngôn ngữ của chính mình.

Những hoạt động tương ứng với mức độ hiểu là diễn giải, tổng kết, trình bày lại theo cách hiểu của mình, tóm tắt nội dung, giải thích, thảo luận, nhận biết các yếu tố...

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

+ Vận dụng: Năng lực sử dụng thông tin và chuyển đổi kiến thức từ dạng này

sang dạng khác (Sử dụng những kiến thức đã học trong hoàn cảnh mới).

Những hoạt động tương ứng với mức độ vận dụng là chuẩn bị, sản xuất, giải quyết, chứng minh, minh họa, tính toán, thí nghiệm, vận hành, ứng dụng (công thức hay lý thuyết vào hoàn cảnh khác).

+ Phân tích:

Những hoạt động tương ứng với mức độ phân tích là: Phân loại, so sánh, đối chiếu, diễn dịch, khảo sát, phân biệt...

+ Tổng hợp:

Những hoạt động tương ứng với mức độ tổng hợp là: Kết hợp các phần tử có quan hệ thành một tổng thể, soạn thảo một chương trình (âm nhạc, văn học, thi ca, điện toán...), thiết kế, lập giả thuyết, hệ thống hóa...

+ Đánh giá:

Những hoạt động tương ứng với mức độ đánh giá là: Đưa ra những nhận xét, phê bình (tình huống, tác phẩm,...); những đề nghị, tiên đoán, chứng minh và lập luận dựa trên những dữ kiện cụ thể đã được phân tích và tổng hợp.

Bước 2: Xác định đơn vị kiến thức dạy

Đối chiếu với mục tiêu bài dạy để xác định những kiến thức cần chuyển tải đến HS, trong đó có kiến thức trọng tâm và kiến thức cơ bản.

Bước 3: Tìm tư liệu, phương tiện trực quan liên quan đến tình huống

Các phương tiện trực quan như: Hình ảnh, mô hình, video,…để minh họa cho tình huống hoặc hướng dẫn học sinh giải quyết tình huống.

Bước 4: Thiết kế tình huống cho từng đơn vị kiến thức

- GV cần phải thu thập, phân tích, lựa chọn thông tin và sắp xếp các sự kiện theo trật tự lôgic phù hợp với trình độ nhận thức, kĩ năng hành động và thái độ của HS khi tiếp nhận tình huống học tập. Nếu GV xây dựng các tình huống dạy học liên quan đến thực tế cuộc sống thì phải chọn tình huống điển hình, có tính thời sự đồng thời phải có sự gia công thêm về phương diện sư phạm. Nếu tình huống sử dụng kiến thức hàn lâm thì những sự kiện phải gắn với thời gian, không gian và con người cụ thể liên quan đến tri thức, kĩ năng trong tình huống.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

- Thông thường, cấu trúc của một tình huống gồm có ba phần:

+ Phần mở đầu:Nêu vắn tắt hoàn cảnh của các sự kiện trong tình huống.

+ Phần nội dung: Mô tả diễn biến của các sự kiện trong tình huống.

+ Phần yêu cầu:Nêu lên các vấn đề, các đề nghị cần giải quyết.

- Trong quá trình thiết kế tình huống có thể dựa vào một số căn cứ sau: + Mục tiêu bài dạy.

+ Đơn vị kiến thức dạy đã xây dựng.

+ Nguyên tắc thiết kế hệ thống tình huống dạy học. + Các tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy.

+ Các loại tình huống trong dạy học, giáo dục và giao tiếp.

+ Ý kiến của HS và của các GV khác để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu, nội dung và trình độ học tập của HS.

Bước 5: Chuẩn bị các câu hỏi

- Chuẩn bị các câu hỏi, phương tiện kĩ thuật cần thiết để hướng dẫn HS giải quyết tình huống. Căn cứ vào mục tiêu bài dạy để lựa chọn những câu hỏi phù hợp nhất với trình độ HS, loại bỏ những câu hỏi quá dễ hoặc quá khó không hướng vào mục đích giải quyết tình huống.

Bước 6: Kiểm tra tình huống đã xây dựng có phù hợp với mục tiêu, nội dung bài dạy và trình độ học tập của HS không

- So sánh mục tiêu bài dạy với mục đích đạt được khi giải quyết xong tình huống để đánh giá sự phù hợp của tình huống với mục tiêu, nội dung kiến thức cần chuyển tải đến HS.

- Cần phân tích trình độ nhận thức, kinh nghiệm và các đặc điểm tâm lí – xã hội của HS để xác định mức độ có vấn đề của tình huống (xác định mức độ khó khăn hoặc trở ngại của tình huống mà HS phải vượt qua).

Bước 7: Thử nghiệm và tham khảo ý kiến đồng nghiệp

- Thử nghiệm các tình huống dạy học trong từng tiết học cụ thể.

- Trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến với các GV khác về nội dung và cách giải quyết vấn đề trong từng tình huống.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Bước 8: Chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hệ thống tình huống dạy học

- Chỉnh sữa, bổ sung và hoàn thiện hệ thống tình huống phù hợp với nội dung giảng dạy.

- Tổng kết và xây dựng một cơ sở dữ liệu tình huống cho từng bài, từng chương.

2.3.2. Quy trình sử dụng tình huống trong dạy học

2.3.1.1. Giai đoạn 1: Chuẩn bị tình huống dạy học

Đây là giai đoạn quan trọng nhất của dạy học bằng tình huống. Vì ở đó diễn ra sự ủy thác của GV. Trong bước này GV cần phải thực hiện các công việc sau:

• Bước 1: Xác định mục đích, nội dung của tình huống

- Mục đích: Bồi dưỡng cho HS kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức, thái độ học tập tích cực và những tri thức có liên quan để các em áp dụng vào trong cuộc sống và có cái nhìn khoa học trước các sự việc xảy ra trong đời sống hằng ngày.

- Nội dung học tập: được qui định trong SGK, SBT, SGV, sách chuẩn kiến thức… Những tình huống trong thực tiễn đời sống, lịch sử hóa học, sự kiện có thật liên quan đến kiến thức hóa học phổ thông được GV gia công và sử dụng đã chứa đựng trong chúng những thông tin có liên quan đến nội dung tài liệu học tập.

Xác định mục đích và nội dung dạy học cụ thể, mà thông qua tình huống học viên phải đạt được. Câu hỏi ở đây là: Sau khi giải quyết xong tình huống người học sẽ đạt được cái gì? Cái đó có phù hợp với mục tiêu và nội dung cần dạy không?

• Bước 2:Thiết kế tình huống

Để thực hiện công việc này, người GV ngoài việc căn cứ vào mục đích và nội dung thiết kế, còn phải căn cứ vào:

- Mục tiêu và nội dung dạy học phần HHC 11 THPT (mục 2.1). - Nguyên tắc thiết kế tình huống dạy học (mục 2.2).

- Đối tượng dạy học: Cần phân tích trình độ nhận thức, kinh nghiệm và các đặc điểm tâm lí – xã hội của học viên để xác định mức độ có vấn đề của tình huống (xác định mức độ khó khăn hoặc trở ngại mà học viên phải vượt qua).

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

- Nguồn cung cấp để thiết kế tình huống dạy học: GV cần phải thu thập, phân tích và lựa chọn thông tin, xác lập logic các sự kiện.

Tình huống do GV thiết kế cần phải đảm bảo nguyên tắc “y như thật”, phải gắn với thời gian, không gian, địa điểm và con người cụ thể sản sinh ra tri thức, kĩ năng và phương pháp mà người GV đưa vào trong tình huống (sự cá nhân hóa, hoàn cảnh hóa, thời gian hóa…).

• Bước 3: Dự kiến kế hoạch dạy học bằng tình huống

- Dự kiến về thời gian.

+ Thời gian thu thập các tình huống dạy học được tiến hành liên tục trong suốt quá trình dạy học hóa học để thiết kế và hoàn thiện được một hệ thống tình huống sử dụng lâu dài.

+ Một tiết học (45 phút), khoảng thời gian không nhiều, do đó nó đòi hỏi việc lựa chọn tình huống có tính thực tế, điển hình (đại diện cho các tình huống cùng loại) và có tính thời sự.

- Dự kiến về không gian.

+ Việc sử dụng tình huống dạy học được thực hiện trong khuôn viên lớp học, với bàn ghế, bảng, máy chiếu, thí nghiệm hóa học…

+ Tình huống dạy học xuất phát từ thực tiễn đời sống và sản xuất, các sự kiện hóa học, các sách báo, tạp chí hóa học, từ kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp và từ cá nhân GV trong quá trình làm việc (khó có thể tái hiện lại được trong quá trình dạy học). Điều này đòi hỏi người GV phải có sự gia công thêm về phương tiện sư phạm, chuẩn bị các câu hỏi, các phương tiện kĩ thuật cần thiết cho việc giải quyết tình huống của HS.

- Dự kiến về phương pháp.

Tình huống mà GV sử dụng khi giảng dạy là sưu tầm từ đời sống, sản xuất, trong lịch sử hóa học (hạn chế về thời gian và không gian). Vì lí do này mà việc truyền tải nội dung tình huống, tổ chức hoạt động cho HS chủ yếu được GV thực hiện qua phương pháp thuyết trình, đàm thoại phát vấn, tranh luận, thảo luận.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

2.3.1.2. Giai đoạn 2: Triển khai dạy học tình huống

• Bước 4: GV uỷ thác tình huống cho HS

- Giới thiệu tình huống, cung cấp thông tin về tình huống (kể chuyện, thí nghiệm, phim ảnh…), nêu rõ công việc HS phải thực hiện, mục đích cần đạt được…

- Tổ chức cho HS hành động với tình huống theo nhiều hình thức khác nhau: + Làm việc độc lập của từng HV: GV cần đảm bảo đủ thời gian để HV phân tích và hiểu rõ tình huống. Sau khi HV đưa ra giải pháp, GV cần xác nhận những tri thức, kĩ năng, phương pháp hành động mà học viên thu nhận được. Khi tri thức thu nhận được không phù hợp, cần giúp họ khắc phục, tìm kiếm giải pháp mới.

+ Làm việc theo nhóm: Lớp được chia thành nhiều nhóm. Khi các nhóm làm việc, GV cần đi vòng quanh, quan sát và trợ giúp các nhóm nếu thấy cần thiết.

+ Thảo luận cả lớp: Chỉ diễn ra ở công đoạn cuối, khi các cá nhân hoặc các nhóm đã tìm được giải pháp và cần công bố, thảo luận, trao đổi rộng rãi.

• Bước 5: HS đồng hoá và điều ứng để thích nghi với môi trường được cài đặt trong tình huống dạy học mà GV đã thiết kế và uỷ thác

Tiếp cận tình huống HS tiếp cận với các tình huống.

Thu nhận thông tin HS nắm thông tin về tình huống, thu thập thông tin giải quyết tình huống.

Nghiên cứu tình

huống HS nghiên cứu, phân tích tình huống.

Ra quyết định HS đưa ra quyết định về cách giải quyết vấn đề nêu ra trong tình huống.

Bảo vệ quan điểm HS giới thiệu và bảo vệ quan điểm về giải pháp của mình.

So sánh giải pháp HS so sánh các giải pháp đưa ra để lựa chọn các giải pháp tối ưu nhất.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

• Bước 6: GV thực hiện vai trò thể chế hoá

HS từ khâu tiếp nhận tình huống cho đến khi hoàn thành xong các nhiệm vụ học tập được ủy thác trong hệ thống tình huống, đôi khi không nhận dạng được kiến thức mà họ đã tạo ra. Chính vì thế, người GV lúc này hệ thống hóa các tri thức, kinh nghiệm có liên quan. GV có thể hệ thống hóa tri thức bằng sơ đồ, tinh giản hóa việc hệ thống bằng cách sử dụng máy chiếu hoặc in trên giấy rời phát cho HS.

2.3.1.3. Giai đoạn 3: Củng cố, khắc sâu tri thức

• Bước 7: Củng cố, khắc sâu tri thức thu được ở giai đoạn 2 (bằng các hình thức luyện tập, kiểm tra…).

GV thực hiện chức năng xác nhận kiến thức, kĩ năng, phương pháp mà HS thu nhận được thông qua việc giải quyết tình huống. Bước này có thể được thực hiện bằng kĩ thuật trao đổi (HS tóm tắt và phát biểu, trao đổi, sau đó GV kết luận trước lớp học), hình thức luyện tập, kiểm tra…

2.4. Hệ thống các tình huống dạy học phần hóa học hữu cơ lớp 11

Dựa vào các lý luận đã trình bày ở trên, chúng tôi đã xây dựng một số tình huống để dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 ban nâng cao, trong đó có các tình huống mới và một số tình huống được tham khảo có chỉnh sửa cho hoàn thiện hơn. Sau đây là bảng thống kê:

Bảng 2.2: Các tình huống dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11

Số

thứ tự Tên tình huống Mới Chỉnh sửa Sử dụng trong bài

1 Sản phẩm khi đốt gỗ và xăng dầu 

Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ 2 Thảm họa “ Thủy triều đen” 

3 Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai  4 Làm phẩm màu tự nhiên để chế

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

5 Bí ẩn trong sữa chua  Cấu trúc phân tử

HCHC

6 Khí đốt từ hầm biogas 

 Ankan 7 Những chất nào có trong bình gas? 

8 Năng lượng khổng lồ từ băng cháy 

9 Chữa cháy xe máy - không nên

dùng nước 

10 “Sự biến mất” của một chất khí

không no - vua chất dẻo   Anken

11 Nghệ thuật rấm hoa quả  12 Đi lên cùng "Vàng trắng" 

Ankadien

13 Tính đàn hồi của cao su 

14 Tro kì lạ   Ankin

15 Những ngọn nến lãng mạn có thể

dẫn đến ung thư   Benzen

16 Cloetan – thuốc tiên cho các cầu

thủ 

Dẫn xuất halogen của hiđrocacbon

17 Xăng sinh học 

Ancol 18 Khả năng sát khuẩn của cồn 

19 Vì sao bếp cồn khô an toàn hơn bếp

gas mini? 

20 Vì sao Fomon (formanđehit) rất

độc nhưng lại thông dụng?  Anđehit và xeton 21 Dấm ăn không chỉ được dùng làm

gia vị   Axit cacboxylic

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Tình huống 1. Sản phẩm khi đốt gỗ và xăng dầu

Sử dụng trong bài “Hóa học hữu cơ và hợp chất hữu cơ”

Một nhóm HS đi cắm trại, sau khi đốt củi (gỗ) để nấu ăn một HS trong nhóm đã thắc mắc: Xăng, dầu, gỗ đều là những chất dễ cháy bởi vì thành phần chính của chúng là các HCHC, tuy nhiên khi đốt cháy xăng dầu thì không để lại dấu vết gì, còn khi đốt gỗ thì còn lại tro.

Bằng thực tế cuộc sống và hiểu biết của bản thân, hãy lý giải hiện tượng trên.

Xăng, dầu là hỗn hợp của các hiđrocacbon nên khi cháy không để lại dấu vết gì

vì sản phẩm trong phản ứng cháy là CO2 và H2O, tất cả chúng đều bay vào không

khí. Vì vậy cho dù ở trạng thái hỗn hợp nhưng khi đốt đều cháy hết.

Thành phần của gỗ lại khá phức tạp, ngoài HCHC như xenlulozo, bán xenlulozo, nhựa là những HCHC dễ cháy và có thể “cháy hết”, thì trong gỗ còn có các khoáng vật, những khoáng vật này đều không cháy được. Vì vậy khi đốt cháy gỗ sẽ còn lại và tạo thành tro.

Tình huống 2. Thảm họa “ Thủy triều đen”

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)