Hướng dẫn HS giải quyết vấn đề trong dạy học theo tình huống

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 35 - 38)

1.3.6.1. Tầm quan trọng của giai đoạn giải quyết tình huống trong dạy học

Giai đoạn này là giai đoạn đi tìm điều chưa biết trong tình huống. Đó là khâu chủ yếu, có tầm quan trọng hàng đầu trong dạy học tình huống. Tập luyện cho HS biết giải quyết các tình huống từ đơn giản đến phức tạp trong học tập chính là chuẩn bị cho các em có khả năng sáng tạo giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống.

Trong giai đoạn này, vai trò của GV không phải là nói cái gì mà là tổ chức hoạt

động tìm kiếm tích cực của HSnhư thế nào. Qua đó hình thành cho HS một cách tuần

tự kỹ năng tự mình tìm ra vấn đề và sau đó cũng tự tìm ra con đường giải quyết tối ưu vấn đề đó.

1.3.6.2. Yêu cầu của câu hỏi khi hướng dẫn HS giải quyết tình huống

- Phương tiện quan trọng để GV hướng dẫn HS giải quyết tình huống là những

câu hỏi gợi ý. Để cho câu hỏi của GV thực hiện được chức năng hướng dẫn hành động

nhận thức của HS, nó phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản sau đây: + Diễn đạt chính xác về ngữ pháp và nội dung khoa học.

+ Diễn đạt chính xác điều cần hỏi.

+ Nội dung câu hỏi phải có tác dụng gợi ý cho HS suy nghĩ về hướng hành động, cách giải quyết vấn đề, về những phương tiện cần thiết để giải quyết vấn đề.

+ Câu hỏi phải vừa sức HS để họ có thể thành công trong việc giải quyết vấn đề học tập nếu cố gắng.

- Một hệ thống câu hỏi gợi ý hợp lí của GV trong quá trình HS giải quyết vấn đề không những nhằm định hướng cho HS tìm các thao tác tư duy hay phương pháp suy luận thích hợp trong mỗi tình huống cụ thể, khái quát hoá kinh nghiệm thực hiện những suy luận lôgic mà còn có tác dụng làm bộc lộ những sai lầm của HS qua các câu trả lời để GV có thể sửa chữa những sai lầm đó.

1.3.6.3. Các kiểu hướng dẫn HS giải quyết vấn đề trong tình huống

GV phải tổ chức quá trình giải quyết vấn đề học tập như thế nào để ở một mức độ nhất định nó giống như quá trình nghiên cứu khoa học. Ở mức độ nào đó HS phải là “nhà nghiên cứu” đang tìm cách nhận ra, hiểu rõ và giải quyết vấn đề học tập nảy sinh, từ đó có thể ứng dụng vào cuộc sống. Trong quá trình GQVĐ học tập, GV đóng

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

vai trò người dẫn đường và tổ chức hoạt động tìm tòi của HS giúp HS đánh giá các giả thuyết, giảm nhẹ các khó khăn để HS giải quyết được nhanh chóng.

Sự hướng dẫn HS GQVĐ trong tình huống đòi hỏi GV phải xác định rõ: + Vấn đề cần được giải quyết.

+ Dạng hành động nhận thức thích hợp với HS. + Lời giải đáp mong muốn.

+ Kiểu hướng dẫn dự định.

Dựa theo cách mà nhà khoa học thường dùng để giải quyết các vấn đề khoa học kĩ thuật ta có thể hướng dẫn HS tự lực thực hiện những hành động thích hợp để giải quyết vấn đề học tập mà họ được giao theo các cách sau:

Tập dượt cho HS vượt qua những khó khăn khi áp dụng phương pháp khoa học

Theo Vưgôtxki, chỗ tốt nhất trong sự phát triển của trẻ em là “vùng phát triển gần”. Vùng đó là khoảng cách giữa trình độ hiện tại của HS và trình độ phát triển cao hơn cần vươn tới. Nói một cách hình ảnh, đó là chỗ trống giữa nơi mà con người phải GQVĐ đang đứng và nơi mà họ phải đạt tới và có thể thực hiện được với sự cố gắng nỗ lực của bản thân dưới sự giúp đỡ của người lớn hay của những người ngang hàng nhưng có khả năng hơn một chút. Không có con đường logic để vượt qua chỗ trống đó, nhưng hoàn toàn có khả năng thu hẹp chỗ trống đó đến mức thích hợp để mỗi người có thể thực hiện một bước nhảy vượt qua được. Tuy nhiên, cũng phải dũng cảm tự lực thực hiện một số lần (có thể thất bại) sau đó mới có kinh nghiệm thực hiện được mau lẹ, vững chắc hơn, thực hiện những bước nhảy xa hơn.

Hướng dẫn HS làm theo mẫu đã biết

Sau khi HS đã học được một số kiến thức, có được một số kĩ năng cơ bản, GV có thể giao cho họ những nhiệm vụ học tập mà chỉ cần thực hiện theo mẫu đã biết là thành công. Đây thường là những bài tập vận dụng đơn giản.

Muốn vậy, GV cần gợi ý và rèn luyện cho HS làm hai việc sau đây: - Diễn đạt, mô tả vấn đề cần giải quyết bằng ngôn ngữ hoá học.

- Nhận biết những dấu hiệu, điều kiện cho biết trong nhiệm vụ được giao có liên quan với hiện tượng nào, điều kiện của định luật nào, qui tắc nào đã biết.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Hướng dẫn qui về giải quyết vấn đề theo mẫu đã biết

- Thực chất ở đây là phân tích hiện tượng hoá học phức tạp, bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân thành những hiện tượng đơn giản chỉ bị chi phối bởi một nguyên nhân, một qui luật đã biết hoặc phân chia quá trình diễn biến của hiện tượng thành nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn chỉ tuân theo một qui luật xác định.

- Kiểu hướng dẫn này áp dụng khi vận dụng kiến thức đã biết và có thể xây dựng thành một sơ đồ định hướng gồm các bước, nếu HS lần lượt thực hiện các bước đó thì có thể giải quyết được vấn đề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hướng dẫn tìm tòi từng phần

Vai trò của GV là phân chia bước nhảy vọt lớn trong khoa học thành các bước nhỏ nằm trong vùng phát triển gần của HS, rồi mở rộng dần vùng này sao cho “biên giới” của nó tiếp cận được với chân lí khoa học mà GV muốn đưa họ tới.

Cụ thể, vai trò hướng dẫn của GV thể hiện như sau:

- Tự GV phân chia hoặc hướng dẫn HS phân chia vấn đề cần giải quyết thành những phần nhỏ vừa sức HS và chuẩn bị cho họ những điều kiện cần thiết (kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm) để có thể vượt qua được.

- Tổ chức cho HS lần lượt tự lực giải quyết từng phần, dẫn đến kết quả cuối cùng giải quyết toàn bộ vấn đề nêu ra.

- Động viên, khuyến khích và giúp đỡ HS đánh giá kết quả từng phần để điều chỉnh khi cần và tiếp tục sang phần tiếp theo cho đến khi đạt kết quả cuối cùng.

Hướng dẫn tìm tòi khái quát

Trong kiểu này, GV chỉ hướng dẫn HS xây dựng phương hướng chung giải quyết vấn đề, còn việc vạch kế hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch đó do HS tự làm. Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi HS không những có tính tự lực cao mà còn phải có kiến thức, kĩ năng vững vàng và ít nhiều kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. Nói cách khác, kiểu này áp dụng cho đối tượng HS khá, giỏi. Tuy nhiên, trong điều kiện không thể tách HS khá, giỏi ra thành một lớp riêng, GV vẫn có thể áp dụng kiểu này kết hợp với hướng dẫn tìm tòi từng phần. HS khá, giỏi thì có thể tích cực tham gia thảo luận ngay từ khi xác định phương hướng chung và lập kế hoạch tổng thể, còn HS yếu hơn thì tham gia vào giải quyết từng phần cụ thể của kế hoạch.

GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo

Một phần của tài liệu thiết kế hệ thống tình huống trong dạy học phần hóa hữu cơ lớp 11 trung học phổ thông (Trang 35 - 38)