Trong nhà trường, mỗi môn học có các đặc trưng riêng nên sẽ có rất nhiều cách xây dựng THCVĐ phù hợp với từng môn. Có nhiều cơ sở để phân loại THCVĐ. Xuất phát từ mỗi cơ sở phân loại, các tác giả đi đến các loại THCVĐ khác nhau và đưa ra cách thức xây dựng phù hợp với từng loại tình huống có vấn đề đó.
1.3.5.1. Dựa vào đặc điểm, tính chất của vấn đề cần giải quyết
a. Theo tác giả Nguyễn Xuân Khoái [17] có các loại tình huống sau:
• Tình huống đột biến: Có tác dụng làm HS nảy ra câu hỏi “Tại sao lại
như thế?”.
• Tình huống bất ngờ: Tình huống mà kiến thức HS đã có không phù hợp
(không đáp ứng được) với đòi hỏi của nhiệm vụ học tập hoặc với thực nghiệm, làm cho HS không tin tưởng vào những điều mình được biết, được trông thấy.
Có thể algorit hóa quá trình tạo THCVĐ theo cách này thành 3 bước sau: + Bước 1: Tái hiện kiến thức cũ có liên quan bằng cách cho HS nêu lại một kết luận, một quy tắc…đã học.
+ Bước 2: Đưa ra hiện tượng (có thể làm thí nghiệm, hoặc nêu ra một hiện tượng, một kinh nghiệm) mâu thuẫn hoặc trái hẳn với kết luận vừa được nhắc lại, điều đó sẽ gây ra sự ngạc nhiên.
+ Bước 3: Phát biểu vấn đề: Đi tìm nguyên nhân của mâu thuẫn hoặc giải thích hiện tượng lạ đó.
• Tình huống không phù hợp: bắt HS phải có suy nghĩ khác với điều trước
đây.
• Tình huống xung đột (trước sự kiện trái ngược nhau): làm cho HS nảy
sinh câu hỏi “Chân lí ở đâu?”.
b. Theo GS Nguyễn Ngọc Quang [24] có các loại tình huống:
• Tình huống nghịch lý
Gây ra tình huống nghịch lý là một vấn đề mà mới thoạt nhìn dường như là vô lí, trái khoáy, ngược đời, không phù hợp với nguyên lí đã được công nhận chung, tức là không thể chấp nhận được. Tình huống này thường gặp ở các nhà khoa học có
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
những phát minh lỗi lạc, khi gặp những sự kiện, hiện tượng khoa học trái ngược với lý thuyết đương thời đang thống trị. Chính nhờ những nghịch lý đó mà phát minh mới ra đời.
• Tình huống bế tắc
- Gây ra tình huống bế tắc là một vấn đề mà thoạt đầu không thể giải thích nổi bằng lý thuyết đã biết, hoàn toàn không đưa ra được một cách giải quyết nào khác.
- Tình huống nghịch lý và bế tắc tuy có những nét khác nhau về đặc điểm và mức độ của nội dung kiến thức nhưng hai kiểu tình huống này thường chung một nguồn gốc, một biểu hiện mà ta có thể đồng nhất chúng được.
- Lời giải cho tình huống không chỉ xuất phát từ nội dung, dữ kiện của vấn đề mà có khi tìm được từ những môn khoa học kế cận, từ các lĩnh vực rất xa vời, hay có khi phải suy nghĩ hoàn toàn đối lập với cách giải quyết tình huống thông thường.
• Tình huống lựa chọnhay bác bỏ
Tình huống đặt HS trước một sự lựa chọn vừa khó khăn vừa éo le cả về tâm lý lẫn kĩ thuật, giữa hai hay nhiều phương án giải quyết, HS phải lựa chọn một phương án hợp lí nhất ứng với hoàn cảnh, yêu cầu cụ thể để giải đáp nhiệm vụ đặt ra.
• Tình huống tại sao (hay tình huống nhân quả)
Tình huống xuất hiện khi yêu cầu phải tìm kiếm nguyên nhân của một kết quả, nguồn gốc của một hiện tượng, động cơ của một hành động, tức là tìm lời giải đáp cho câu hỏi “Tại sao?”. Đây là cách thức phổ biến và hiệu nghiệm để làm giàu tri thức trong quá trình dạy học nói chung và dạy học hóa học nói riêng. Trong dạy học hóa học ta thường gặp câu hỏi “tại sao” khi cần giải thích hiện tượng, những tính chất hóa học dựa trên đặc điểm thành phần và cấu tạo của nguyên tố hay chất hóa học. Loại tình huống này giúp HS tích lũy kiến thức cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
1.3.5.2. Dựa vào tính chất của sự kiện
• Tình huống thực tế: Sự kiện hoàn toàn là thực tế đã và đang diễn ra đối với người khác và bản thân. Dựa vào kinh nghiệm hàng ngày không thể chắc chắn, có lúc thế này, có lúc thế khác. HS lúng túng không hiểu nên theo kinh nghiệm nào.
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo
1.3.5.3. Dựa vào yêu cầu cần giải quyết
• Tình huống tìm giải pháp cho hành động: Đã học cách giải quyết vấn đề
tương tự, nhưng vấn đề mới phức tạp hơn, phải trải qua một quá trình gia công mới giải quyết được.
• Tình huống phê phánđúng sai các hành động đã xảy ra.
• Phải hoàn thiện một phương pháp đã biết.
1.3.5.4. Dựa vào mức độ phức tạp của tình huống
• Tình huống đơn: Nội dung đơn giản, đòi hỏi giải quyết một yêu cầu. • Tình huống phức tạp: Nội dung đòi hỏi giải quyết nhiều yêu cầu.
1.3.5.5. Dựa vào khả năng hoạt động độc lập của HS
• Tình huống tiền sư phạm là tình huống học tập do GV đề xuất cho HS
sao cho khi người học hành động trong tình huống đó, có sự hình thành hoặc điều chỉnh tri thức của họ để đáp ứng yêu cầu của tình huống mà không có tác động của người dạy. Tình huống tiền sư phạm là tình huống không có tính giảng dạy công khai, khiên cưỡng.
• Tình huống sư phạm là tình huống tiền sư phạm trong đó xảy ra trường
hợp HS không thể tự mình giải quyết, buộc phải có sự can thiệp của GV. Mức độ can thiệp của GV tuỳ thuộc mức độ giải quyết tình huống tiền sư phạm của HS. Trong tình huống sư phạm diễn ra sự tương tác của bộ ba: Người dạy – Người học – Môi trường (tình huống).
1.3.5.6. Theo GS.TS. Nguyễn Bá Kim [18] còn có các cách tạo ra các loại tình huống học tập như sau:
• Quan sát thực nghiệm để hình thành dự đoán. • Lật ngược vấn đề.
• Tương tự hóa. • Khái quát hóa.
• Phát hiện sai lầm và nguyên nhân sai lầm.
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều SVTH: Lê Thị Bích Thảo