Phân tích kết quả thực nghiệm định lượng

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 131 - 133)

8. Những điểm mới của đề tài

3.6.2. Phân tích kết quả thực nghiệm định lượng

Qua phân tích các kết quả định lượng, chúng tôi nhận thấy :

- Tỉ lệ HS đạt điểm khá – giỏi ở các lớp thực nghiệm luôn lớn hơn các lớp đối chứng, tỉ lệ HS bị điểm yếu – kém ở các lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng.

- Điểm trung bình cộng (X) của lớp thực nghiệm luôn lớn hơn lớp đối chứng.

- Độ lệch tiêu chuẩn (S) của lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng nghĩa là số liệu (điểm số) ở lớp thực nghiệm ít phân tán.

- Hệ số biến thiên (V) của lớp thực nghiệm luôn nhỏ hơn lớp đối chứng, điều này chứng tỏ lớp thực nghiệm có chất lượng đều hơn..

- Sai số (m) lớp thực nghiệm nhỏ hợn lớp đối chứng nên giá trị điểm trung bình ở lớp thực nghiệm đáng tin cậy hơn.

- Các kết quả kiểm định giả thuyết thống kê đều cho ta thấy t > tα. Vậy, kết quả đó có được chính là do hiệu quả của các giáo án của tiết luyện tập được thiết kế theo hướng dạy học tích cực đã áp dụng ở lớp thực nghiệm chứ không phải do ngẫu nhiên.

- Đồ thị đường lũy tích của các lớp thực nghiệm đều nằm về phía bên phải và phía dưới so với các lớp đối chứng nghĩa là các lớp thực nghiệm có kết quả học tập cao hơn các lớp đối chứng.

⇒ Từ các kết quả trên cho thấy HS được dạy theo hướng tích cực phát huy nhiều khả năng về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ. Đề tài này thực sự có tính khả thi.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Ở chương 3, chúng tôi đã trình bày quá trình tiến hành thực nghiệm và kết quả thu được tổng cộng :

- Số bài tiến hành thực nghiệm : 9 bài (gồm 10 tiết dạy). - Số trường tham gia thực nghiệm : 3.

- Số lớp tham gia thực nghiệm : 10. - Số GV tham gia dạy thực nghiệm : 5. - Số HS tham gia thực nghiệm : 396.

Việc phân tích kết quả định tính cho thấy học sinh ở lớp thực nghiệm học tập hứng thú hơn, nắm vững các kiến thức liên quan, phát huy được nhiều kĩ năng.

Việc phân tích định lượng kết quả kiểm tra cho thấy kết quả học tập ở lớp thực nghiệm luôn cao hơn ở lớp đối chứng và kết quả này có được là do hiệu quả của việc sử dụng các giáo án được thiết kế theo hướng dạy học tích cực chứ không phải do ngẫu nhiên.

Các GV tham gia thực nghiệm cũng đều công nhận hiệu quả và tính khả thi của các bài giảng thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh. Tuy nhiên việc sử dụng các giáo án này cần đầu tư nhiều thời gian công sức hơn các tiết học theo phương pháp truyền thống. Ngoài ra, giáo viên còn gặp nhiều khó khăn trong nhiều việc như : chuẩn bị thí nghiệm, đăng kí sử dụng máy chiếu, gắn máy chiếu, máy vi tính, di chuyển HS … để thực hiện tiết luyện tập, ôn tập theo hướng dạy học tích cực có sử dụng giáo án điện tử, thí nghiệm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)