QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP THEO HƯỚNG TÍCH

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 45 - 55)

8. Những điểm mới của đề tài

2.4. QUY TRÌNH THIẾT KẾ BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP THEO HƯỚNG TÍCH

TÍCH CỰC

Có 7 bước thiết kế bài luyện tập, ôn tập :

Bước 1 : Xác định mục tiêu bài giảng

Mục tiêu bài giảng là lời tuyên bố của giáo viên về những gì học sinh phải hiểu rõ, phải nắm vững, phải làm được sau khi kết thúc bài học. Nói cách khác mục tiêu của bài

giảng là lời phát biểu mô tả kết quả học tập của học sinh sau khi kết thúc bài học. Như vậy, mục tiêu bài học mô tả sự thực hiện của học sinh chứ không phải sự thực hiện của giáo viên hay qui trình giảng dạy. Mục tiêu bài học thực sự rất quan trọng, vì “Nếu bạn không biết mình đi đâu, làm sao bạn biết mình đã tới đích?”. Khi viết mục tiêu cần lưu ý :

- Mục tiêu dạy học cần được viết dưới góc độ người học để nhấn mạnh kết quả cuối cùng của bài dạy là ở phía học sinh. Khi viết mục tiêu nên bắt đầu bằng những câu tương tự như : “ Sau khi học bài này, học sinh có khả năng : … ”.

- Mục tiêu phải bao gồm 3 thành phần : kiến thức, kỹ năng, thái độ.

- Mục tiêu luôn luôn bắt đầu bằng những động từ chỉ đúng năng lực thực hiện của người học và có thể xác định được, đo đạc được.

- Mục tiêu phải có các tiêu chí để đo.

• Các tiêu chí của mục tiêu theo Geoffrey Petty :

Hình 2.1. Các tiêu chí của mục tiêu theo Geoffrey Petty

• Các tiêu chí của mục tiêu theo Kenneth Blanchard và Spencer Johnson : chi tiết, cân đối, có thể đạt được, đo lường được, theo dõi được tiến độ để học sinh có thể nhận thấy sự tiến bộ.

• Mục tiêu phải phân định rõ mức độ nắm vững tri thức (Bloom’s taxonomy). Tóm lại, mục tiêu phải thực sự rõ ràng. Mục tiêu phải rõ ràng mới tránh được tính tùy tiện trong dạy học, mới có thể dẫn dắt học sinh tới kiến thức một cách vững vàng, chắc chắn.

Cũng cần phân biệt mục tiêu với mục đích. Mục đích là những khẳng định thường được diễn đạt bằng cách nói tổng hợp và có nghĩa rộng. Mục đích thường quá chung và bao hàm tất cả. Mục đích cũng giống như hướng đi trên la bàn, cho biết những hướng đi chung mà người giáo viên muốn theo. Mục đích có thể chỉ cho hướng đi đúng, nhưng không cho ta

biết làm thế nào để đến được đó cũng như khi nào thì đạt đến đích. Chính vì thế khi soạn bài chúng ta nên dùng từ mục tiêu, vì mục tiêu cụ thể hơn mục đích.

Bước 2 : Lựa chọn và xác định chính xác nội dung của bài học

Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ môn, được sắp xếp một cách logíc, khoa học, đảm bảo tính sư phạm và thực tiễn cao. Bởi vậy cần bám sát vào chương trình dạy học và sách giáo khoa bộ môn. Tuy nhiên, khi thiết kế bài giảng giáo viên cũng cần chú ý lựa chọn nội dung vì :

- Khối lượng tri thức phong phú nhưng thời gian một tiết lên lớp có hạn (45 phút). - Cần phải bảo đảm tính khoa học, tính vừa sức với nhiều loại đối tượng học sinh (với

đối tượng học sinh trung bình - yếu thì giáo viên chọn những kiến thức thật sự cơ bản còn với đối tượng học sinh khá - giỏi thì giáo viên có thể mở rộng và đào sâu kiến thức).

Ngoài ra, việc lựa chọn và xác định chính xác nội dung bài học giúp cho giáo viên và học sinh không bị lệch hướng vào những chi tiết vụn vặt và đối với giáo viên có thể chủ động trong việc sử dụng thời gian hợp lí cho những nội dung đó.

Hình 2.2. Sơ đồ việc xác định tầm quan trọng của nội dung kiến thức

Trong đó :

- Kiến thức phải biết : Những kiến thức trọng tâm mà học sinh phải biết để đạt được kết quả học tập (mục tiêu).

- Kiến thức nên biết : Những kiến thức nâng cao, có thể là những kiến thức tương đối quan trọng nhưng không nhất thiết học sinh phải biết.

- Kiến thức có thể biết : Những kiến thức mở rộng, những thông tin khác có liên quan đến bài nhưng học sinh không nhất thiết phải biết.

Các tiêu chí để lựa chọn và cấu trúc nội dung bài học (Allan Ornstein và Frances Hunkin) :

nên biết Phải biết

- Tính giá trị : nội dung cần phải hữu ích và thực tế, có thể áp dụng được, phải chứa đựng những thông tin mới, có ích đối với người học.

- Tính khoa học : nội dung cần phải rõ ràng, chính xác, không sai sót.

- Tính vừa sức : nội dung cần phải phù hợp với trình độ, khả năng tiếp thu của người học.

- Tính cân đối : nội dung cần phải đạt được cấu trúc cân đối giữa các phần trong bài, giữa các bài với nhau.

- Gây được hứng thú : nội dung cần phải làm cho người học cảm thấy thú vị, ham muốn học tập.

- Tạo ra khả năng học tập : nội dung học tập cần phải chỉ ra cho người học cách học tập cả lý thuyết và thực hành.

- Tính hiệu quả : nội dung cần phải giúp người học đạt được kết quả tối đa một cách kinh tế nhất.

Ngoài ra, khi chuẩn bị cho nội dung bài giảng giáo viên cũng cần chuẩn bị phần nội dung những bài tập để học sinh làm trên lớp và những bài tập giao về nhà cho các em. Việc lựa chọn nội dung để thiết kế bài giảng có thể gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng tâm, trọng điểm của bài. Tuy nhiên, cũng cần chú ý việc cấu trúc lại nội dung bài phải tuân thủ nguyên tắc không làm biến đổi tinh thần cơ bản của bài mà các tác giả sách giáo khoa đã dày công xây dựng.

Bước 3 : Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học

Lựa chọn phương pháp dạy học là một khâu cực kì quan trọng, mang ý nghĩa sống còn của quá trình thiết kế bài giảng. Ngoài việc lựa chọn, giáo viên cũng cần phải phối hợp các phương pháp dạy học cho phù hợp với các hoạt động học tập và phong cách học tập của học sinh. Khi lựa chọn các phương pháp dạy học cần lưu ý :

• Mục đích dạy học, mục tiêu bài học.

• Nội dung bài học.

• Đặc trưng của môn học.

• Kiểu bài học.

• Đặc điểm lứa tuổi và trình độ học sinh.

• Thời gian cho phép và thời diểm dạy học.

• Thế mạnh và hạn chế của mỗi phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh.

• Tạo lập và duy trì hứng thú cho học sinh.

• Trang thiết bị và phương tiện mà giáo viên sử dụng trong bài.

• Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường.

• Ngoài việc lựa chọn phương pháp, giáo viên cũng cần phải biết phối hợp các phương pháp dạy học vì những lí do sau :

- Mỗi phương pháp dạy học đều có ưu, nhược điểm riêng, không có phương pháp dạy học nào là vạn năng, việc sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mỗi phương pháp, học sinh có điều kiện tiếp thu bài một cách thuận lợi hơn.

- Mỗi khi thay đổi phương pháp dạy học là đã thay đổi cách thức hoạt động tư duy của học sinh, thay đổi sự tác động vào các giác quan, giúp học sinh lâu mệt mỏi. - Mỗi học sinh khác nhau thích ứng với những phương pháp dạy học khác nhau, sử

dụng phối hợp các phương pháp sẽ giúp cho những dạng học sinh khác nhau tìm thấy những tình huống có lợi trong các dạng hoạt động thích hợp với bản thân. - Sử dụng phối hợp các phương pháp là giáo viên đã tạo ra “cái mới”, tránh được

sự đơn điệu, nhàm chán.

- Giờ học sẽ sinh động, hấp dẫn, học sinh hứng thú và có cơ hội hoạt động tích cực hơn.

- Góp phần đáng kể trong việc nâng cao hiệu quả dạy học.

Bước 4 : Thiết kế hoạt động của giáo viên và học sinh

Cấu trúc bài luyện tập cũng tương tự như cấu trúc một bài giảng lý thuyết :

TAS TAS

TAS TAS

Mở bài Thân bài Kết thúc

Hình 2.3. Cấu trúc của một bài giảng

Bước 4a : Thiết kế phần mở đầu bài học

"Việc bắt đầu là một nghệ thuật vĩ đại" (Longfellow – nhà thơ nổi tiếng của Mỹ). G L O S S O F F

Khi thiết kế nội dung dạy học, cần chú ý thiết kế phần mở đầu. Đôi khi giáo viên chỉ chú ý phần thiết kế phần thân bài mà quên đi phần mở đầu, hoặc chỉ viết phần “vào bài” qua loa cho đủ thủ tục. Thực ra, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng. Mỗi bài học đầu cần có phần mở đầu thuyết phục vì những phút mở đầu (3 – 5 phút) sẽ dẫn dắt cả buổi học. Thực tế đã chứng minh rằng : muốn học sinh học tốt thì cũng cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho học sinh. Một nhà giáo dục đã nói : “Các hạt giống ném vào mảnh đất chưa cày bừa sẽ không cho những cây tốt. Dạy học mà không chuẩn bị cho học sinh tiếp thu sẽ chẳng đạt kết quả cao”.

Mở đầu bài giảng là một trong những yếu tố quyết định tính toàn vẹn của bài học, có tác dụng phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh, tạo không khí hứng khởi cho các em khi bắt đầu bài học mới. Một giờ học có phần mở đầu tốt coi như đã thành công một nửa.

Để thiết kế phần mở đầu, giáo viên có thể sử dụng công thức GLOSS : - G – Get attention : Thu hút sự chú ý.

- L – Link with experiences : Liên hệ với những kiến thức học sinh đã biết. - O – Outcomes : Chỉ ra những kết quả cần đạt.

- S – Structures : Cấu trúc bài học.

- S – Stimulation : Kích thích động cơ học tập.

Ghép những chữ cái đầu tiên lại, ta được chữ GLOSS cũng có nghĩa là “đánh bóng”, nhiệm vụ của phần mở đầu bài dạy chính là “đánh bóng” cho bài dạy.

Theo công thức GLOSS thì phần mở đầu có những nhiệm vụ sau :

- Thu hút sự chú ý của học sinh, chuẩn bị cho học sinh tư thế sẵn sàng học bài mới. - Tạo ra mối liên kết giữa bài học trước và bài học sau.

- Chỉ ra mục tiêu của bài học và những yêu cầu cần đạt được trong và sau khi kết thúc bài học.

- Chỉ ra những kỹ năng quan trọng.

- Giới thiệu những công việc sẽ làm, dàn ý nội dung bài học để học sinh thuận tiện, chủ động trong việc ghi nhớ.

- Giới thiệu tầm quan trọng, ý nghĩa và những lợi ích của bài học, tạo động cơ học tập. - Kích thích tính tò mò, ham hiểu biết, khơi dậy hứng thú học tập và không khí vui vẻ

thoải mái cho học sinh khi bước vào bài mới.

Đối với mỗi bài học, giáo viên có một cách mở đầu riêng. Không có cách mở đầu nào là tốt nhất. Bí quyết thành công là ở sự đa dạng và sáng tạo. Đôi khi, giáo viên có thế bắt

đầu bài học bằng cách làm một điều gì khác thường hay bất ngờ khiến học sinh phải ngạc nhiên. Các kiểu mở bài thường gặp :

- Nêu lên một sự kiện bất thường về chủ đề. - Đưa ra vài con số thống kê gây giật mình.

- Chiếu lên máy một đoạn phim có chứa thông tin đầy kịch tính. - Viết một nửa câu lên bảng.

- Phát một loạt phiếu câu hỏi mà không cần giới thiệu.

- Đặt một câu hỏi vặn hoặc câu hỏi thách đố, khêu gợi trí tò mò. - Kể một câu chuyện ngắn, hoặc một câu chuyện vui.

- Hát một bài hát. - Đóng vai.

- Tạo tình huống bế tắc.

- Dẫn dắt từ kiến thức bài cũ sang bài mới.

- Liên hệ thực tế giúp học sinh có hứng thú trong học tập, mong muốn giải thích các hiện tượng xung quanh. Cho học sinh xem các vật thật, mô hình, bức tranh …

- Tổ chức hoạt động tập thể.

- Kiểm tra bài cũ rồi từ kiến thức trong nội dung vừ kiểm tra dẫn vào bài học. - …

Bước 4b : Thiết kế phần thân bài

Thực tế chứng minh con người chỉ có thể tập trung khoảng 15 đến 20 phút.

Hình 2.4. Đồ thị về thời gian tập trung chú ý của người học

Như vậy, khi thiết kế bài giảng nói chung, bài luyện tập, ôn tập nói riêng, ta có thể chia bài học ra thành nhiều đoạn tùy theo nội dung của bài.

Khi thiết kế phần thân bài, giáo viên cần trả lời câu hỏi : “Học sinh cần học nội dung gì để đạt được mục tiêu?”. Từ đó, giáo viên thiết kế hành nhiều đoạn giảng, mỗi đoạn giảng tuân theo công thức TAS :

- T – Theory : Lý thuyết. - A – Application : Áp dụng. - S – Summary : Tóm tắt.

Theo công thức TAS, nội dung của mỗi đoạn giảng gồm :

Giảng lý thuyết – Vận dụng, liên hệ – Tóm tắt.

Một số điểm cần chú ý khi thiết kế các đoạn giảng :

- Xác định nội dung bài giảng và đồng thời xác định nội dung nào thực sự quan trọng để học sinh đạt được những điều phải biết, nên biết và có thể biết.

- Lập trình tự các hoạt động để tạo sự tối ưu cho hoạt động học tập của học sinh.

- Chọn các hoạt động để chuyển tải nội dung các đoạn giảng : mỗi nội dung 1 -2 hoạt động.

- Sau mỗi đoạn giảng cần tóm tắt kiến thức của đoạn giảng đó.

Ngoài ra, đối với bài ôn tập, do khối lượng kiến thức lớn hơn bài luyện tập rất nhiều, nên ta có thể thiết kế bài ôn tập thành trò chơi có nhiều phần, mỗi phần trong khoảng thời gian ngắn để giúp học sinh có hứng thú học tập và tập trung hơn. Với các bài ôn tập được thiết kế thành trò chơi, các bước lên lớp có thể thay đổi không như các tiết lên lớp khác. Giáo viên sẽ phải soạn và chuẩn bị nhiều bài tập và câu hỏi để tổ chức các hoạt động. Đồng thời, giáo viên sẽ thiết kế các luật chơi và cách tính điểm cho các cá nhân và nhóm tham gia vào trò chơi.

Bước 4c : Thiết kế phần kết thúc bài học

Thiết kế phần kết thúc bài học theo công thức OFF - O – Outcomes : Các kết quả.

- F – Feedback : Ý kiến phản hồi. - F – Future : Hướng tới tương lai.

Kết thúc bài là một khâu quan trọng, thể hiện tính toàn vẹn của bài học, nếu một bài giảng mà chưa có phần kết thúc bài học thì không thể nào đánh giá là bài giảng tốt được. Nếu như phần mở bài tạo nên dấu ấn ban đầu cho bài giảng thì phần kết thúc bài giảng tạo nên dấu ấn sau cùng và được lưu giữ trong đầu học sinh, khiến học sinh nhớ bài lâu hơn.

- Tóm tắt lại nội dung bài.

- Củng cố những kiến thức trọng tâm.

- Cô đọng lại nội dung thành dạng dễ nhớ (mã hóa kiến thức). - Mời học sinh cho biết quan điểm.

- Chỉ ra những lĩnh vực thành công của học sinh trong các tiết học.

- Gợi cho học sinh bài giảng hôm nay gắn kết như thế nào với bài giảng sắp tới. - Chơi một trò chơi để nhắc lại kiến thức học sinh đã học trong bài.

- Ra bài tập, dặn dò học sinh chuẩn bị cho bài học sau.

Tóm tại, công thức để thiết kế bài luyện tập, ôn tập hóa học cũng là :

Và công thức dạy học trên cũng có nhiều điểm trùng với 9 bước dạy học của Robert

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 45 - 55)