Bài luyện tập 5

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 81 - 88)

8. Những điểm mới của đề tài

2.5.5. Bài luyện tập 5

Bài 42

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 4 : HIĐROCACBON. NHIÊN LIỆU

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng : 1. Kiến thức

- Viết đúng công thức cấu tạo, công thức cấu tạo thu gọn của metan, etilen, axetilen, benzen.

- Nêu chính xác đặc điểm cấu tạo của phân tử metan, etylen, axetilen, benzen. - Chỉ ra được những phản ứng đặc trưng của metan, etilen, axetilen, benzen. - Nêu được những ứng dụng chính của metan, etilen, axetilen, benzen. 2. Kỹ năng

- Viết được công thức cấu tạo của các hợp chất hữu cơ đơn giản khi biết công thức phân tử.

- Biết sử dụng dung dịch brom để phân biệt CH4 với C2H4 hoặc với C2H2. - Biết lắp ráp mô hình cấu tạo phân tử metan, etilen, axetilen, benzen. - Viết đúng các phương trình hóa học của metan, etilen, axetilen, benzen.

- Lập luận logic khi giải các bài tách chất khí CO2, CH4, C2H4 … và trong các bài tập định tính khác.

3. Thái độ

- Nghiêm túc, giữ gìn trật tự trong giờ học.

- Hợp tác với các bạn trong nhóm và với giáo viên. - Tích cực tham gia các hoạt động mà giáo viên đề ra.

- Mong muốn áp dụng những kiến thức mình thu được vào các bài tập khác. 4. Trọng tâm bài học

- Hệ thống lại cấu tạo và tính chất hóa học của các hiđrocacbon.

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập có liên quan đến tính chất hóa học của các hiđrocacbon. II. PHƯƠNG PHÁP - Học tập hợp tác theo nhóm nhỏ. - Trực quan. - Bài tập. - Trò chơi. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên

- Dụng cụ thí nghiệm : Dẫn khí etilen qua dd brom. - Giáo án điện tử.

- Trò chơi ô chữ.

- Chia lớp thành 4 nhóm. 2. Học sinh

- Ôn lại cấu tạo phân tử, tính chất hóa học và các ứng dụng của metan, etilen, axetilen, benzen.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định lớp và mở đầu bài giảng (5 phút) Giáo viên mở đầu bài học bằng bài thơ :

HIĐROCACBON

Metan là hidrocacbon no nhớ nhé Vừa có nối đơn vừa đủ hidro

Không tham gia phản ứng cộng bao giờ Chỉ có cháy và clo thay thế

Đứng trước kiềm, axit chúng làm ngơ Không làm nước brom, thuốc tím phai mờ Bởi no đủ nên không hay hoạt động Etilen là đứa em cùng dòng giống Trong cấu tạo có chứa một nối đôi Tính tình thì đanh đá lôi thôi

Làm thuốc tím mất màu, brom phai sắc Rất thích cộng và cũng hay trùng hợp Bởi chưa no nên hoạt động hơi nhiều Axetilen tuổi nhỏ đang yêu

Bắt cá 3 tay nên không bền vững Lửa yêu thương trên 3000 độ nóng Vừa đủ oxi nên bị nổ tan tành

Làm brom, thuốc tím mất màu nhanh Cộng hidro em trở nên giống chị

Bài thơ trên đã chỉ ra những tính chất hóa học của 3 hidrocacbon là metan, etylen, axetilen. Hôm nay, chúng ta luyện tập những kiến thức đã học trong chương “Hidrocacbon – Nhiên liệu” và chuẩn bị cho các bài kiểm tra sắp tới.

2. Kiểm tra bài cũ và học bài mới (31 phút)

Sau khi kết thúc bài này, sẽ có những phần quà cho các nhóm và các cá nhân hoạt động tốt.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Ôn lại cấu tạo, phản ứng đặc trưng và ứng dụng của metan, etilen,

axetilen và benzen (11 phút) - Yêu cầu các nhóm bắt thăm. Trong các

lá thăm có ghi metan, etilen, axetilen, benzen và giới thiệu bảng :

- Mỗi nhóm sẽ cử 1 đại diện lên để điền cấu tạo phân tử và 1 đại điện khác điền đặc điểm cấu tạo vào bảng trên. Nếu đúng các nhóm sẽ được cộng 10 điểm cho mỗi phần.

- Nêu đề bài tập và yêu cầu các nhóm làm bài của mình vào bảng nhóm : Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử : C3H8, C3H6, C3H4.

- Chấm điểm nhóm và đưa ra đáp án.

- Nhắc lại cách viết công thức cấu tạo.

- Mỗi nhóm cử một đại diện lên bảng viết viết cấu tạo phân tử và 1 đại diện khác viết đặc điểm cấu tạo.

- Các nhóm thảo luận và trình bày bài của nhóm mình vào bảng nhóm.

Hoạt động 2 : Luyện tập tính chất hóa học và ứng dụng của metan, etylen, axetilen và benzen (13 phút)

- Yêu cầu mỗi nhóm cử một đại diện lên điền vào bảng phần phản ứng đặc trưng của metan, etilen, axetilen và benzen. - Yêu cầu các nhóm nêu những ứng dụng chính của metan, etilen, axetilen và benzen.

- Các nhóm cử một đại diện lên điền vào bảng phần phản ứng đặc trưng của metan, etilen, axetilen và benzen.

- Các nhóm nêu những ứng dụng chính của metan, etilen, axetilen và benzen.

- Nhận xét và cộng điểm cho các nhóm. - Yêu cầu học sinh giải bài tập : Có hai bình đựng hai chất khí là CH4 và C2H4 bị mất nhãn. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt hai chất trên. Viết phương trình hóa học minh họa.

- Yêu cầu các nhóm trình bày bài của nhóm mình vào bảng nhóm và tính điểm cho các nhóm.

- Minh họa lại bằng thí nghiệm hoặc bằng hình.

- Ôn tập lại dạng bài nhận biết bằng cách yêu cầu các nhóm nêu cách nhận biết các chất khí HCl, Cl2, O2, CO2, C2H4, C2H2. Nhóm nào giơ tay nhanh nhất thì sẽ được mời trả lời, nếu trả lời đúng sẽ được cộng 10 điểm.

- Đưa ra bảng nhận biết một số chất khí để củng cố phần nhận biết chất khí.

- Thảo luận nhóm và trình bày bài của nhóm mình vào bảng nhóm.

- Suy nghĩ và trả lời thật nhanh để cộng điểm cho nhóm mình.

- Đọc đề bài 3 trang 133 sách giáo khoa. - Yêu cầu các nhóm trình bày bài làm của mình vào bảng nhóm.

- Nhận xét bài làm của các nhóm, cộng điểm cho các nhóm và sửa bài.

- Thảo luận nhóm và trình bày bài làm của mình vào bảng nhóm.

D. Củng cố (7 phút) Giới thiệu ô chữ :

Luật chơi :

- Nhóm thấp điểm nhất chơi trước, nhóm cao điểm nhất chơi sau cùng. Mỗi nhóm khi tới lượt mình sẽ chọn 1 ô chữ, giáo viên sẽ đọc nội dung của ô chữ, nếu nhóm đoán đúng thì sẽ được cộng 10 điểm. Nếu nhóm đoán sai thì sẽ không bị trừ điểm và phải nhường quyền cho nhóm khác giơ tay phát biểu trước.

- Nhóm có quyền chọn ngôi sao hy vọng cho câu trả lời của nhóm mình. Với câu trả lời có ngôi sao hy vọng, nếu câu trả lời có đúng sẽ được cộng 20 điểm, nếu sai sẽ bị trừ 10 điểm.

Ô chữ số 1 :

- 10 chữ cái.

- Tên gọi của sản phẩm phản ứng giữa benzen và hidro với xúc tác là niken ở nhiệt độ cao.

Ô chữ số 2 :

- 6 chữ cái.

- Tên hợp chất hidrocacbon mà trong phân tử có 2 nguyên tử cacbon và 2 nguyên tử cacbon này nối với nhau bằng liên kết đôi.

Ô chữ số 3 :

- 5 chữ cái.

- Tên gọi của một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hidrocacbon. Ở nước ta, hỗn hợp này được tìm thấy tập trung chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam và bắt đầu được khai thác vào năm 1986.

Ô chữ số 4 :

- 10 chữ cái.

- Tên gọi của sản phẩm phản ứng giữa etilen và dung dịch brom.

Ô chữ số 5 :

- 10 chữ cái.

- Tên gọi sản phẩm của phản ứng trùng hợp etilen.

Ô chữ số 6 :

- 5 chữ cái.

- Màu sắc của dung dịch brom.

Ô chữ số 7 :

- 8 chữ cái.

- Tên gọi một hidrocacbon có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử và 2 nguyên tử cacbon này lên kết với nhau bằng liên kết ba.

Ô chữ số 8 :

- 11 chữ cái.

- Tên gọi của sản phẩm phản ứng giữa metan và khí clo khi có ánh sáng khuếch tán làm xúc tác.

Ô chữ số 9 :

- 6 chữ cái.

- Tên gọi của một hidrocacbon mà phân tử gồm 6 nguyên tử cacbon liên kết với nhau tạo thành vòng 6 cạnh trong đó 3 liên kết đôi xen kẽ 3 liên kết đơn.

Ô chữ số 10 :

- Cấu tạo đặc biệt của phân tử benzen là 6 nguyên tử cacbon tạo thành …… 6 cạnh chứa ba liên kết đôi xen kẽ ba liên kết đơn.

Ô chữ số 11 :

- 5 chữ cái.

- Tên gọi của một hidrocacbon mà phân tử chỉ có 1 nguyên tử cacbon.

Đáp án của ô chữ

Tổng kết : Nhận xét tiết học, tổng kết điểm cho các nhóm, phát quà cho các nhóm và cá nhân hoạt động tốt.

E. Hướng dẫn về nhà (2 phút)

- Ôn lại tính chất hóa học của các hidrocacbon: metan, etylen, axetilen, benzen. - Hoàn chỉnh các bài tập đã sửa trên lớp (BT 1 -> 3 trang 133 SGK).

- Làm bài tập 4 trang 133 vào vở BT.

- Xem trước bài “Thực hành: Tính chất của Hidrocacbon”.

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)