Giáo án bài luyện tập 1

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 55 - 60)

8. Những điểm mới của đề tài

2.5.1.Giáo án bài luyện tập 1

Bài 5

LUYỆN TẬP :

TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT VÀ AXIT

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng : 1. Về kiến thức

-Nêu được tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ và axit. -Chỉ ra được mối quan hệ giữa 2 loại oxit (oxit axit và oxit bazơ).

-Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ và axit.

-Vẽ được sơ đồ tính chất hóa học oxit và axit. 2. Về kỹ năng

-Làm đúng các dạng bài tập viết phương trình hóa học.

-Lập luận chặt chẽ và giải đúng các bài tập tách chất khí (là các oxit), nhận biết các oxit và axit.

3. Về thái độ

-Cẩn thận đọc các đề bài về viết phương trình hóa học.

-Cẩn thận khi viết các phương trình hóa học (chú ý cân bằng, điều kiện to

, p, xúc tác của một số phản ứng …).

-Tích cực tham gia các hoạt động mà giáo viên đề ra trong tiết học.

-Hợp tác với các bạn trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ mà giáo viên đề ra. -Hứng thú với các tiết luyện tập.

-Mong muốn áp dụng các kiến thức, kỹ năng được học vào các bài tập. 4. Trọng tâm bài học

- Ôn lại lý thuyết về tính chất hóa học oxit và axit.

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập có liên quan đến tính chất hóa học oxit và axit. II. PHƯƠNG PHÁP - Hoạt động nhóm. - Bài tập hóa học. - Nêu vấn đề. - Thí nghiệm trực quan. - Trò chơi. III. CHUẨN BỊ

-Sách giáo khoa, sách giáo viên. -Giáo án điện tử.

-Dụng cụ và hóa chất nhận biết axit clohiđric và axit sunfuric. -Phiếu học tập.

-Bút lông, bảng nhóm, nam châm.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Ổn định lớp và mở đầu bài giảng (5 phút) Giáo viên mở đầu bài giảng bằng câu chuyện :

Năm 1943 Niels Bohr – nhà vật lý học người Đan Mạch, để thoát khỏi tay bọn Đức quốc xã, ông phải rời khỏi Copenhangen. Nhưng trong tay ông còn có hai huy chương Nobel bằng vàng của các bạn đồng nghiệp là James Franck (Mỹ) và Max Laue. (Huy chương Nobel của Bohr đã được đưa ra khỏi Đan Mạch trước đó).

Không muốn liều mang các huy chương này theo mình, nhà bác học bèn hòa tan chúng trong nước cường toan (hỗn hợp của HNO3 và HCl) vào các chai “không có gì đáng chú ý” và đặt chúng vào một trên sàn nhà – nơi có nhiều chai lọ bụi bặm bám đầy. Sau chiến tranh, khi trở lại phòng thí nghiệm của mình, trước tiên Bohr tìm cái chai quý báu đó và theo yêu cầu của ông, những người cộng sự đã tách vàng ra rồi làm lại hai tấm huy chương. Đáp lại sự cảm kích của các chủ nhân của hai tấm huy chương, Niels Bohr chỉ nói: “Đơn giản là tôi ứng dụng hóa học mà thôi”.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về câu chuyện vừa kể. Sau đó, giáo viên tổng kết : Nhờ trí thông minh và sự hiểu biết về tính chất hóa học của axit mà nhà vật lý Niels Bohr đã qua mặt được bọn Đức quốc xã. Hôm nay, để nhắc lại những tính chất hóa học đã học của oxit và axit, chúng ta cùng tiến hành bài luyện tập.

B & C. Kiểm tra bài cũ và dạy bài mới (31 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Hệ thống lại tính chất hóa học của oxit và axit (13 phút) - Chia lớp thành 4 nhóm.

- Yêu cầu các nhóm chọn 1 trong 4 hình (ở trên màn chiếu), lật các hình lên và đọc yêu cầu đặt sau 4 hình đó.

- 4 yêu cầu dưới các tấm hình đó là : nêu tính chất hóa học của oxit axit, nêu tính chất hóa học của oxit bazơ, nêu tính chất hóa học của axit và nêu tính chất hóa học của axit sunfuric đặc.

- Chỉ ra một học sinh bất kì trong mỗi nhóm thực hiện yêu cầu của nhóm mình trong 1 phút.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 2

- Đại diện nhóm chọn tấm hình của nhóm mình và đọc yêu cầu đằng sau tấm hình đó.

- Học sinh được chỉ định thực hiện yêu cầu.

phút và xây dựng sơ đồ về tính chất hóa học của oxit axit, oxit bazơ, axit và viết các phương trình minh họa.

viên.

Hoạt động 2 : Rèn luyện kỹ năng giải bài tập (18 phút) - Yêu cầu học sinh giải bài tập 1: Có

những oxit sau : SO2, CuO, Na2O, CO2. Hãy chọn ra những chất tác dụng được với

a) nước, tạo thành dung dịch axit. b) nước, tạo thành dung dịch bazơ. c) axit clohiđric.

d) natri hidroxit.

- Chia bài tập cho các nhóm : nhóm 1 câu a, nhóm 2 câu b, nhóm 3 câu c, nhóm 4 câu d.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

- Yêu cầu học sinh giải bài tập 2: Khí CO được dùng làm chất đốt trong công nghiệp, có lẫn tạp chất là các chất khí CO2 và SO2. Làm thế nào có thể loại bỏ được những tạp chất ra khỏi CO bằng hóa chất rẻ tiền nhất ? Viết các phương trình hóa học.

- Hướng dẫn HS : Muốn loại bỏ chất khí (tách chất khí ra khỏi hỗn hợp), ta cho hỗn hợp khí đi qua dung dịch tác dụng được với chất khí cần loại bỏ.

- Vậy muốn loại bỏ khí CO2, SO2 ra khỏi hỗn hợp ta sẽ dẫn hỗn hợp khí qua dung dịch nào?

- Yêu cầu học sinh giải bài tập 3 : Có 3

- Hoạt động nhóm.

- dung dịch Ca(OH)2.

- Các nhóm tiến hành thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng nhóm.

lọ mất nhãn, mỗi lọ đựng một trong các dung dịch : HCl, H2SO4 và NaCl. Các nhóm hãy tiến hành các thí nghiệm để nhận biết hóa chất đựng trong mỗi lọ. - Nhận xét kết quả và tính điểm cho các nhóm.

- Yêu cầu học sinh giải bài tập 4 : bài tập 5 trang 21 sách giáo khoa.

- Các nhóm sẽ viết các phương trình hóa học vào bảng nhóm mình. Sau 10 phút, GV sẽ chấm điểm, mỗi phương trình hóa học viết đúng sẽ được tính 10 điểm.

- Viết phương trình hóa học vào bảng nhóm.

D. Củng cố (7 phút)

Các nhóm có 1 phút để thảo luận và chọn câu trả lời, hết 1 phút các nhóm sẽ đưa bảng chữ cái A, B, C, D. Mỗi câu trả lời đúng các nhóm sẽ được tính 10 điểm.

Câu 1: Trong phòng thí nghiệm, ta có thể điều chế lưu huỳnh đioxit từ cặp chất

A. K2SO3 và H2SO4. B. K2SO4 và HCl. C. Na2SO3 và NaOH. D. Na2SO4 và CuCl2.

Câu 2 : Có hỗn hợp khí gồm CO2 và O2. Để thu được khí O2 từ hỗn hợp trên, ta có thể dẫn hỗn hợp khí đi qua

A. dung dịch HCl. B. dung dịch H2SO4. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch Ca(OH)2.

Câu 3 : Để nhận biết 2 dung dịch H2SO4 và Na2SO4 đựng trong 2 lọ mất nhãn, ta có thể dùng

A. quì tím. B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch HCl. D. dung dịch BaCl2.

Câu 4 : Để nhận biết 2 dung dịch H2SO4 và HCl đựng trong 2 lọ mất nhãn, ta có thể dùng

A. quì tím. B. dung dịch NaOH.

C. dung dịch HCl. D. dung dịch BaCl2.

Câu 5 : Oxit không tác dụng được với dung dịch HCl và dung dịch NaOH là

Câu 6 : Kim loại không tác dụng được với dung dịch H2SO4 2M là

A. Mg. B. Al. C. Zn. D. Cu.

Tổng kết : Nhận xét tiết học và tính điểm cho các nhóm, phát quà cho các nhóm và cá nhân hoạt động tốt.

E. Hướng dẫn về nhà : Yêu cầu học sinh :

- Học thuộc lòng tính chất hóa học của oxit và axit.

- Hoàn chỉnh các bài tập mà giáo viên đã hướng dẫn trên lớp. - Làm bài tập 1, 2, 4 trang 21 SGK.

- Xem trước phần I của bài 6.

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 55 - 60)