Giáo án bài luyện tập 2

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 60 - 65)

8. Những điểm mới của đề tài

2.5.2. Giáo án bài luyện tập 2

Bài 13 :

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1 : CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ

I. MỤC TIÊU

Sau khi học bài này, học sinh có khả năng : 1. Kiến thức

- Kể tên các loại hợp chất hữu cơ. - Phân loại được các hợp chất vô cơ.

- Viết lại được sơ đồ tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ. - Nêu được ví dụ về các loại hợp chất vô cơ.

- Viết đúng các phương trình hóa học minh họa cho các tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ.

- Làm được các bài tập trong sách giáo khoa. 2. Kỹ năng

- Lập luận chặt chẽ và logic khi giải các bài tập định tính về các hợp chất vô cơ. - Làm được các bài tập tính theo phương trình hóa học trong chương 1.

3. Thái độ

- Chấp nhận, trật tự, lắng nghe khi giáo viên đang giảng bài. - Tham gia tích cực những hoạt động học tập do giáo viên đề ra. - Hợp tác với các học sinh khác trong cùng nhóm học tập.

- Mong muốn áp dụng những kiến thức thu được vào các bài tập khác. 4. Trọng tâm bài học

- Hệ thống lại cách phân loại hợp chất vô cơ và mối quan hệ giữa các hợp chất vô cơ.

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập có liên quan đến tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ. II. PHƯƠNG PHÁP - Grap dạy học. - Nêu vấn đề. - Hoạt động nhóm. - Bài tập hóa học. III. CHUẨN BỊ

- Sách giáo khoa, sách giáo viên. - Chia lớp thành 4 nhóm.

- Chuẩn bị các bảng phụ : phân loại các hợp chất hữu cơ, tóm tắt tính chất hóa học của các hợp chất hữu cơ.

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Ổn định lớp và mở đầu bài học (5 phút)

Giáo viên mở đầu bài giảng bằng trò chơi “Tôi là ai?”. Giáo viên mời hai học sinh tình nguyện tham gia trò chơi. Giáo viên giới thiệu luật chơi : hai người tình nguyện sẽ đứng trên bảng và quay lưng về phía cả lớp, đằng sau lưng của họ là công thức của hai chất. Nhiệm vụ của hai người chơi là đặt câu hỏi có hay không để tìm ra công thức hóa học chất ở sau lưng. Cả lớp có nhiệm vụ trả lời có hoặc không với mỗi câu hỏi đặt ra. Nếu trả lời có thì người chơi được chơi tiếp, nếu câu trả lời không thì đến lượt bạn tiếp theo chơi. Giáo viên chỉ chọn trong những chất mà học sinh được học trong những bài trước.

B & C. Kiểm tra bài cũ và giảng bài mới (38 phút)

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Ôn tập phân loại hợp chất vô cơ (5 phút)

- Giới thiệu sơ đồ :

- Giao nhiệm vụ mỗi nhóm :

• Nhóm 1 : Axit có mấy loại? Cho ví dụ.

• Nhóm 2 : Bazơ có mấy loại? Cho ví dụ.

• Nhóm 3 : Oxit có mấy loại? Cho ví dụ.

• Nhóm 4 : Muối có mấy loại? Cho ví dụ.

- Như vậy, trong chương 1, chúng ta đã nghiên cứu về 4 loại hợp chất vô cơ về các mặt : tính chất vật lý, tính chất hóa học, điều chế và ứng dụng.

bazơ, muối.

- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Hoạt động 2 : Ôn tập tính chất hóa học giữa các hợp chất vô cơ (18 phút) - Yêu cầu mỗi nhóm cử đại diện bắt thăm

và thực hiện yêu cầu của mỗi lá thăm. Những yêu cầu đó là :

• Nêu tính chất hóa học của oxit và viết phương trình hóa học minh họa.

• Nêu tính chất hóa học của axit và viết phương trình hóa học minh họa.

• Nêu tính chất hóa học của bazơ và viết phương trình hóa học minh họa.

• Nêu tính chất hóa học của muối và viết phương trình hóa học minh họa.

- Yêu cầu các nhóm thực hiện việc của mình vào bảng nhóm.

- Dựa vào tính chất hóa học, các nhóm

- Nhóm cử đại diện lên bốc thăm.

- Các nhóm làm việc theo kết quả bốc thăm.

hãy điền vào chất vào các mũi tên ở sơ đồ sau, viết kết quả vào bảng nhóm.

- Giáo viên nhận xét thái độ và kết quả làm việc của các nhóm.

hoàn chỉnh sơ đồ.

Hoạt động 3 : Làm bài tập (15 phút) - Yêu cầu học sinh giải bài tập:

Để một mẩu natri hidroxit trên tấm kính trong không khí, sau vài ngày thấy có chất rắn màu trắng phủ bên ngoài. Nếu nhỏ vài giọt dung dịch HCl vào chất rắn trắng thấy có khí thoát ra, khí này làm đục nước vôi trong. Chất rắn màu trắng là sản phẩm phản ứng của natri hidroxit với chất nào sau đây ? Giải thích và viết phương trình hóa học minh họa. a) Oxi trong không khí.

b) Hơi nước trong không khí.

c) Cacbon đioxit và oxi trong không khí. d) Cacbon đioxit và hơi nước trong không khí.

e) Cacbon đioxit trong không khí.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận trong 3 phút và viết kết quả vào bảng nhóm. - Yêu cầu các nhóm giải thích ngắn gọn đáp án mà nhóm đã chọn.

- Giải thích : NaOH có tác dụng với dung

- Thảo luận nhóm.

dịch HCl, nhưng không giải phóng khí. Để có khí bay ra làm đục nước vôi, thì NaOH đã tác dụng với chất nào đó trong không khí tạo ra hợp chất X. Hợp chất này tác dụng với dung dịch HCl sinh ra khí CO2. Hợp chất X phải là muối cacbonat Na2CO3, muối này được tạo thành do NaOH đã tác dụng với cacbon đioxit CO2 trong không khí.

- Nêu đề bài :

Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20 gam NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi. a) Viết các phương trình hóa học.

b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.

c) Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận và viết bài giải của nhóm mình vào bảng nhóm. - Nhận xét bài giải của các nhóm. - Sửa bài.

a)

CuCl2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + 2NaCl Cu(OH)2 →t0 CuO + H2O b) 20 0, 5( ) 23 16 1 NaOH m n mol M = = = + + Lập tỉ lệ : 0, 2 1 < 0, 5 2 ⇒ NaOH dư, tính mình.

- Thảo luận nhóm và làm bài vào bảng nhóm.

theo CuCl2.

CuCl2 + 2NaOH -> Cu(OH)2 + 2NaCl 1mol 2 mol 1 mol 2 mol 0,2 mol 0,4 mol 0,2 mol 0,4 mol Cu(OH)2 →t0 CuO + H2O

1mol 1 mol 1 mol 0,2 mol 0,2 mol 0,2 mol

- Khối lượng của chất rắn sau phản ứng (CuO) : mCuO=n.M=0,2.(64+16)=16(g) - Chất tan có trong nước lọc : NaOH dư, NaCl.

- Khối lượng NaOH dư :

mNaOH = n.M = (0,5-0,4).(23+16+1)=4(g) - Khối lượng NaCl được tạo thành : mNaCl = n.M = 0,4.(23+35,5) = 23,4 (g)

Tổng kết : Nhận xét tiết học, tuyên dương các nhóm và cá nhân hoạt động tốt. D. Hướng dẫn về nhà (2 phút)

- Học thuộc lòng tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ và muối. - Hoàn chỉnh những bài tập mà giáo viên đã hướng dẫn trên lớp. - Xem trước phần I bài 14.

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)