Bài luyện tập 3

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 65 - 73)

8. Những điểm mới của đề tài

2.5.3. Bài luyện tập 3

Bài 22

LUYỆN TẬP CHƯƠNG 2 : KIM LOẠI

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ đạt được: a) Kiến thức

- Nêu đúng dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- Nêu được ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Nêu được tính chất hóa học của kim loại.

- Viết được những phương trình hóa học minh họa cho những tính chất hóa học của kim loại.

- So sánh sự giống nhau và nhau về tính chất hóa học của nhóm và sắt. - Viết đúng các phương trình hóa học của kim loại.

- Làm các bài tập hóa học. b) Kỹ năng

- Lập luận để xác định phản ứng hóa học có xảy ra hay không?

- Biện luận để xác định vị trí các kim loại trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Chọn đúng chất để viết phương trình hóa học theo chuỗi.

c) Thái độ

- Chấp nhận, trật tự, lắng nghe khi giáo viên đang giảng bài. - Tham gia tích cực những hoạt động học tập do giáo viên đề ra. - Hợp tác với các học sinh khác trong cùng nhóm học tập.

- Mong muốn áp dụng những kiến thức mình thu được vào các bài tập khác. d) Trọng tâm bài học

- Củng cố những ý nghĩa về dãy hoạt động hóa học của kim loại. - Hệ thống lại những tính chất hóa học của kim loại.

- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập có liên quan đến tính chất hóa học của kim loại và dãy hoạt động hóa học của kim loại.

II. PHƯƠNG PHÁP - Nêu vấn đề. - Hoạt động nhóm. - Bài tập hóa học. - Thí nghiệm trực quan. - Trò chơi. III. CHUẨN BỊ

- Giáo viên : Chuẩn bị phiếu học tập và dặn dò học sinh làm bài tập trong phiếu học tập.

- Học sinh : Làm bài tập trong phiếu học tập.

PHIẾU HỌC TẬP

I. Kiến thức cần nhớ

1. Tính chất hóa học của kim loại a. Dãy hoạt động hóa học của kim loại

* Ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại

………

……… ………

b. Tính chất hóa học của kim loại

- Tác dụng với phi kim : * Tác dụng với oxi :

* Tác dụng với phi kim khác : - Tác dụng với nước :

- Tác dụng với dung dịch axit : - Tác dụng với dung dịch muối :

2. Tính chất hóa học của nhôm và sắt có gì giống và khác nhau

Nhôm Sắt

Giống - Có những tính chất hóa học của ………

- Không phản ứng với ……….

Khác

- Khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất trong đó nhôm có hóa trị ………

- Nhôm phản ứng……… ………

- Khi tham gia phản ứng, sắt tạo thành hợp chất trong đó sắt có hóa trị ………….

- Sắt không phản ứng ………. ……… 3. Hợp kim của sắt: thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép (SGK)

4. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (SGK) II. Bài tập

Bài 1 : Có 4 kim loại: A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng:

- A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro. - C và D không có phản ứng với dung dịch HCl.

- B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A. - D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp đúng (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần). a) B, D, C, A ; b) D, A, B, C ; c) B, A, D, C ;

Bài 2 (Bài 2/69 SGK) : Trong các cặp chất sau đây, cặp chất nào có phản ứng? Không phản ứng?

a) Al và khí Cl2. b) Al và HNO3 đặc nguội. c) Fe và H2SO4 đặc nguội. d) Fe và dung dịch Cu(NO3)2.

Bài 3 : Có 3 kim loại là nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ, hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết.

Bài 4 (Bài 3/69 SGK) : Viết phương trình hóa học biểu diễn sự chuyển đổi sau đây :

(1) (2) (3) (4) 2 3 3 3 2 3 (5) (6) 3 (1) (2) (3) 4 2 2 (1) (2) (3) (4) 3 3 2 3 3 4 a) Al Al O AlCl Al(OH) Al O Al AlCl

b) Fe FeSO Fe(OH) FeCl

c) FeCl Fe(OH) Fe O Fe Fe O

→ → → →

→ →

→ → →

→ → → →

IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC A. Ổn định lớp và mở đầu bài giảng (4 phút)

Giáo viên ổn định lớp và mở đầu bài giảng bằng bài thơ : KIM LOẠI

Em là kim loại anh ơi,

Dẫn nhiệt, dẫn điện sáng ngời ánh kim, Lại thêm có khối lượng riêng Độ cứng, nóng chảy chẳng phiền đến ai

Oxi em vẫn nhớ hoài Gặp em Oxit đồng thời sinh ra

Phi kim khác nếu ghé qua Có ngay muối mặn đôi ta đồng lòng

Với Axit hay nhớ mong

Nhưng yêu rắc rối lòng vòng lắm cơ Axit thường trước Hidro Tạo muối và đẩy hidro ra ngoài

Giáo viên yêu cầu học sinh nêu những tính chất hóa học của kim loại được nhắc đến trong bài thơ và nêu nhiệm vụ tiết học : “Hôm nay, chúng ta tiến hành luyện tập về tính chất của kim loại để chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết sắp tới.”

Luật chơi : Mỗi câu trả lời cá nhân sẽ được cộng một điểm cho cá nhân đó, mỗi câu trả lời cho nhóm hoặc phương trình hóa học mà nhóm viết đúng sẽ cộng 1 điểm cho nhóm đó.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Ôn tập dãy hoạt động hóa học của kim loại (9 phút) - Liệt kê các kim loại trong dãy hoạt

động hóa học của kim loại theo thứ tự giảm dần.

- Nêu ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- Bài tập : Có 4 kim loại ; A, B, C, D đứng sau Mg trong dãy hoạt động hóa học. Biết rằng :

A và B tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hiđro.

C và D không có phản ứng với dung dịch HCl.

B tác dụng với dung dịch muối của A và giải phóng A.

D tác dụng được với dung dịch muối của C và giải phóng C.

Hãy xác định thứ tự sắp xếp của 4 kim loại trên theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.

- Tóm tắt và mở rộng : Nhắc lại ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học của kim loại. Và nêu câu hỏi :

“Khi thả một hạt kẽm và một cây đinh sắt và dung dịch đồng sunfat thì dung dịch đồng sunfat tác dụng với kim loại nào trước.”

- Cộng điểm cho học sinh có câu trả lời

- Liệt kê theo yêu cầu của giáo viên.

- Nêu ý nghĩa.

- Thảo luận nhóm và làm bài tập vào bảng nhóm.

đúng và giải thích được.

Hoạt động 2 : Ôn tập tính chất hóa học của kim loại (7 phút) - Yêu cầu 1 học sinh bất kì nêu tính chất

hóa học của kim loại.

- Yêu cầu các nhóm học sinh làm bài tập 4 trang 69 phần a sách giáo khoa vào bảng nhóm.

- Yêu cầu các nhóm gắn bảng nhóm của mình lên bảng.

- Giáo viên sửa bài và nhận xét thái độ làm việc từng nhóm. Cộng điểm cho các nhóm làm tốt.

- Nêu tính chất hóa học của kim loại.

- Thảo luận nhóm và làm bài tập vào bảng nhóm.

Hoạt động 3 : So sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt (7 phút) - Yêu cầu học sinh nêu những điểm

giống nhau trong tính chất hóa học của nhôm và sắt.

- Yêu cầu học sinh nêu những điểm khác nhau trong tính chất hóa học của nhôm và sắt.

- Yêu cầu các nhóm học sinh làm bài tập 2 trang 69 sách giáo khoa vào bảng nhóm.

- Giáo viên nhận xét bài làm của các nhóm.

- Đọc bài tập thêm : Có nên dùng xô, chậu, nồi nhôm để đựng vôi, nước vôi tôi hoặc vữa xây dựng không? Giải thích. - Cộng điểm cho cá nhân có câu trả lời nhanh và chính xác.

- Yêu cầu các nhóm thảo luận và giải bài tập vào bảng nhóm : Có 3 kim loại

- Nêu điểm giống và khác nhau trong tính chất hóa học của nhôm và sắt.

- Các nhóm làm bài tập vào bảng nhóm.

- Suy nghĩ và trả lời.

nhôm, bạc, sắt. Hãy nêu phương pháp hóa học để nhận biết từng kim loại. Các dụng cụ, hóa chất coi như có đủ. Viết các phương trình hóa học để nhận biết. - Giáo viên nhận xét bài làm của các nhóm và cộng điểm cho các nhóm có bài làm tốt.

- Phát vấn nhanh học sinh sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của nhôm và sắt.

- Nhắc lại sự giống và khác nhau về tính chất hóa học của nhôm và sắt.

Hoạt động 4 : So sánh thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép (2 phút) - Yêu cầu học sinh so sánh thành phần,

tính chất và cách sản xuất gang và thép.

- Trả lời theo yêu cầu của giáo viên.

Hoạt động 5 : Luyện tập về sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn (3 phút)

- Thế nào là ăn mòn kim loại?

- Những yếu tố ảnh hưởng đến ăn mòn kim loại?

- Những biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

- Trả lời theo yêu cầu của giáo viên.

Hoạt động 6 : Làm bài tập (5 phút) - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 5

trang 69 sách giáo khoa.

- Chấm 5 cuốn vở hoàn thành nhanh nhất.

- Làm thật nhanh bài tập 5 trang 69 sách giáo khoa vào vở bài tập.

D. Củng cố (6 phút)

Mỗi nhóm sẽ bắt thăm chọn 2 câu hỏi và trả lời 2 câu hỏi đó. Mỗi câu trả lời đúng được cộng 10 điểm. Nếu nhóm trả lời sai câu hỏi mình bắt thăm được, nhóm khác sẽ trả lời và nếu đúng sẽ được cộng 5 điểm.

Câu 1 : Để phân biệt 2 kim loại nhôm và sắt đựng trong 2 lọ mất nhãn, ta có thể dùng A. dung dịch HCl B. dung dịch BaCl2

C. dung dịch NaOH C. dung dịch H2SO4.

Câu 2 : Hãy nêu 4 kim loại có thể tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.

Câu 3 : Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào để loại bỏ tạp chất CuSO4?

Câu 4 : Nêu hiện tượng quan sát được khi thả một mẩu kim loại đồng và một mẩu kẽm vào 2 ống nghiệm đựng axit clohiđric.

Câu 5 : Kim loại X có những tính chất sau : - Nhẹ, dẫn điện tốt.

- Khi tác dụng với axit, với kiềm đều giải phóng khí hiđro. X là kim loại

A. sắt. B. bạc. C. nhôm. D. đồng.

Câu 6 : Cho các kim loại : đồng, bạc, nhôm, sắt. Kim loại có tính dẫn điện tốt nhất là A. đồng. B. bạc. C. nhôm. D. sắt.

Câu 7 : Dãy bao gồm những kim loại được sắp xếp theo thứ tự hoạt động hóa học tăng dần là

A. Na, Al, Zn, Fe, Pb, Cu, Ag. B. Al, Na, Zn, Fe, Pb, Cu, Ag. C. Ag, Cu, Pb, Fe, Zn, Al, Na. D. Ag, Pb, Cu, Zn, Fe, Al, Na.

Câu 8 : Để tinh chế bột kim loại bạc có lẫn tạp chất là bột kim loại đồng, ta có thể dùng dung dịch

A. Cu(NO3)2. B. AgNO3. C. FeSO4. D. Zn(NO3)2.

Tổng kết : Nhận xét tiết học và tính điểm cho các nhóm, phát quà cho các nhóm và cá nhân hoạt động tốt.

E. Hướng dẫn về nhà (2 phút) Yêu cầu học sinh :

- Thuộc lòng tính chất hóa học của kim loại, dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa dãy hoạt động hóa học của kim loại.

- Hoàn chỉnh các bài trong phiếu học tập.

Một phần của tài liệu thiết kế bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9 theo hướng dạy học tích cực (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)