8. Những điểm mới của đề tài
2.5.4. Bài luyện tập 4
Bài 32
LUYỆN TẬP CHƯƠNG 3 : PHI KIM
SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài này, học sinh sẽ có khả năng : 1. Kiến thức
- Nêu được tính chất hóa học của phi kim. - Nêu được tính chất hóa học của clo.
- Nêu đúng ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Nêu được sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 2. Kĩ năng
- Viết chính xác các phương trình hóa học về tính chất phi kim trong chương.
- Xác định đúng cấu tạo nguyên tử khi biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. - Xác định đúng vị trí của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn khi biết cấu tạo nguyên tử.
- Lập luận chặt chẽ, logic khi làm các bài tập định lượng về phi kim. 3. Thái độ
- Chấp nhận, trật tự, lắng nghe khi giáo viên đang giảng bài. - Tham gia tích cực những hoạt động học tập do giáo viên đề ra. - Hợp tác với các học sinh khác trong cùng nhóm học tập.
- Mong muốn áp dụng những kiến thức mình thu được vào các bài tập khác. 4. Trọng tâm bài học
- Ôn lại tính chất hóa học của phi kim.
- Hệ thống sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Rèn luyện kỹ năng giải các bài tập có liên quan đến tính chất hóa học của phi kim và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
II. PHƯƠNG PHÁP - Grap dạy học. - Nêu vấn đề. - Hoạt động nhóm.
- Bài tập hóa học. - Thí nghiệm trực quan. - Trò chơi. III. CHUẨN BỊ • Giáo viên : - Giáo án điện tử.
- Dặn dò học sinh học tính chất hóa học của phi kim, clo và làm bài tập 1, 2, 3 trang 103 sách giáo khoa.
- Chia nhóm cho học sinh.
• Học sinh : học bài và chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
A. Ổn định lớp và mở đầu bài giảng (3 phút)
Giáo viên giới thiệu một số cách phân loại các nguyên tố trước Menđêlêep.
Bảng hệ thống tuần hoàn của De Chancourtois
Bảng tuần hoàn của John Newlands
Giáo viên nhận xét : Những vị tiền bối trước Menđêlêep chỉ tập trung tìm những nguyên tố hóa học giống nhau, nhưng Menđêlêep thì nguyên cứu mối quan hệ chung, quy luật chung giữa tất cả các nguyên tố hóa học với nhau. Đó là sự khác nhau cơ bản và là sự thể hiện thiên tài của Menđêlêep. Hôm nay chúng ta tiến hành luyện tập để cùng nhau khẳng định thêm về những quy luật biến đổi tính chất trong bảng tuần hoàn Menđêlêep.
B & C. Kiểm tra bài cũ và học bài mới (36 phút)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1 : Luyện tập về tính chất hóa học của phi kim (8 phút) - Yêu cầu học sinh giải bài tập sau vào
bảng nhóm.
- Nhận xét bài làm của các nhóm và chiếu ra bài giải mẫu.
- Yêu cầu các nhóm từ sơ đồ tính chất hóa học của lưu huỳnh hãy khái quát lên thành sơ đồ tính chất hóa học của phi kim.
- Nhận xét kết quả làm việc của các nhóm và đưa ra sơ đồ mẫu.
- Các nhóm thảo luận và làm bài tập vào bảng nhóm.
- Sửa bài vào vở bài tập.
- Thảo luận nhóm và xây dựng sơ đồ tính chất hóa học của phi kim.
- Tóm tắt lại tính chất hóa học của phi kim.
- Sửa sơ đồ tính chất của phi kim vào vở bài học.
Hoạt động 2 : Luyện tập về tính chất hóa học của clo và cacbon (14 phút) - Yêu cầu một học sinh bất kì nêu tính
chất hóa học của clo.
- Yêu cầu các nhóm : từ tính chất hóa học của clo hãy xây dựng sơ đồ tính chất hóa học của clo.
- Nhận xét sơ đồ mà các nhóm xây dựng được và nêu sơ đồ mẫu.
- Giới thiệu sơ đồ 3 trang 103.
- Yêu cầu các nhóm viết phương trình theo sơ đồ trên vào bảng nhóm.
- Tính điểm cho các nhóm, mỗi phương
- Nêu tính chất hóa học của clo.
- Thảo luận nhóm và xây dựng sợ đồ tính chất hóa học của clo.
trình hóa học đúng các nhóm được cộng 10 điểm.
- Giới thiệu những phương trình hóa học
mẫu được viết theo sơ đồ trên. - Viết phương trình hóa học theo sơ đồ trên.
Hoạt động 3 : Ôn tập bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. (12 phút) - Treo hình bảng tuần hoàn.
- Phát vấn nhiều học sinh : Thế nào là ô nguyên tố, chu kì, nhóm của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Nhận xét câu trả lời của học sinh.
- Yêu cầu học sinh cho biết sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Tóm tắt lại sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn bằng hình ảnh để học sinh dễ nhớ.
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của giáo viên.
- Nhắc lại sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Đọc đề bài 4 trang 103 sách giáo khoa.
- Yêu cầu các nhóm làm ngắn gọn bài tập 4 trang 103 vào bảng nhóm.
- Nhận xét bài làm của các nhóm và đánh giá điểm cho từng nhóm.
- Hướng dẫn lại lần nữa cách làm bài tập dạng xác định cấu tạo nguyên tử khi biết vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Chỉ ra vị trí của A trên bảng tuần hoàn
- Thảo luận nhóm và làm bài tập 4 trang 103 sách giáo khoa.
và xác định A là Na.
- Nhấn mạnh cách so sánh tính chất hóa học của Na với các nguyên tố lân cận.
D. Củng cố (5 phút)
Các nhóm cùng tham gia trò chơi.
Luật chơi : Mỗi nhóm sẽ chọn 1 số (từ 1 đến 6) và trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng thì sẽ được cộng 10 điểm và 1 ô sẽ được lật lên để thấy hình bên dưới. Trong quá trình đó nếu nhóm nào nói đúng hình bên dưới nói về nhà bác học nào thì được cộng 30 điểm. Nếu kết thúc 6 câu hỏi nhóm mới đoán được hình thì được cộng 10 điểm. Nhóm thấp điểm nhất chơi trước, nếu nhóm trả lời sai thì nhóm khác sẽ trả lời thay, nếu trả lời đúng được cộng 5 điểm.
Tổng kết : Nhận xét tiết học và tính điểm cho các nhóm, phát quà cho các nhóm và cá nhân hoạt động tốt.
E. Hướng dẫn về nhà (3 phút) - Yêu cầu học sinh :
• Thuộc lòng tính chất hóa học của phi kim, clo.
• Thuộc lòng khái niệm ô nguyên tố, chu kì, nhóm, sự biến đổi tính chất của bảng tuần hoàn.
• Xem trước phần I bài 33 trang 104 sách giáo khoa.