Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức thông qua hoạt động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức thông qua hoạt động

3.2.4.1. Mục tiêu của giải pháp

Thường xuyên kiểm tra và đánh giá nhằm mục đích thu nhận những thông tin ngược về tình hình tổ chức thực hiện chương trình hoạt động của

GV và HS, để xem xét hoạt động của cá nhân, tập thể có phù hợp với nhiệm vụ đề ra hay không, xem xét đánh giá tình hình có phù hợp với các nguồn lực hiện có hay không. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá kết quả GDĐĐ thông qua HĐNGLL để phát hiện ra những mặt tốt để kịp thời động viên, khuyến khích, đồng thời tìm ra những sai sót, lệch lạc, những gì còn chưa đạt được so với mục tiêu dự kiến, những mặt còn yếu kém, khó khăn trở ngại, những vấn đề mới nảy sinh cần giải quyết, những nguyên nhân tồn tại, …

Trong QL GDĐĐ, việc kiểm tra đánh giá có ý nghĩa không chỉ với cán bộ QL mà còn ý nghĩa đối với HS. Vì qua kiểm tra đánh giá của GV, HS hiểu rõ hơn về những hoạt động của mình, HS sẽ tích cực hơn, tự giác hơn, biết tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với yêu cầu chung của xã hội. Về lý luận, những hành động, việc làm của HS có thể do kiến thức ĐĐ định hướng, được thái độ thúc đẩy, nhưng trong thực tế không phải lúc nào cũng vậy.

Đánh giá kết quả GDĐĐ để điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh những biện pháp QL, tìm ra những giải pháp uốn nắn những lệch lạc, xử lý những vi phạm và phát huy những nhân tố tích cực, để phát huy những ưu điểm, khắc phục khuyết điểm nhằm làm cho đối tượng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đồng thời phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra trong quá trình giáo dục.

3.2.4.2. Nội dung của giải pháp

Xây dựng nội dung đánh giá dựa vào mục tiêu dưới dạng số lượng và chất chất lượng. Kiểm tra đánh giá theo tiến trình thời gian năm học, tự kiểm tra, kiểm tra chéo phối hợp với sự tham gia của các bộ phận trong nhà trường nhưng có sự phân công rõ trách nhiệm. Đối với HĐNGLL cần đặc biệt quan tâm tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau: đọc báo cáo thống kê của các bộ

phận về công tác GDĐĐ, nghe báo cáo, trao đổi trực tiếp với GV và HS, thăm lớp để nhận biết sự chuyển biến tốt về hành vi của HS… để thấy được những công việc thực hiện tốt hoặc chưa đạt yêu cầu. Đánh giá việc GDĐĐ qua HĐNGLL cho HS, GV có thể sử dụng ba tiêu chí: kĩ năng (thông qua việc HS thực hiện những thao tác, hành động khi tham gia trò chơi), hành vi (thông qua những công việc, việc làm cụ thể trong các hoạt động) và thái độ của HS qua việc thực hiện hành vi của mình, HS bộc lộ thái độ và tình cảm tương ứng).

3.2.4.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Việc kiểm tra giám sát phải thường xuyên hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng. Phải thực hiện thường xuyên, định kỳ hay đột xuất qua nhiều kênh thông tin. Phải tiến hành kiểm tra đánh giá các hoạt động của tập thể lớp kết hợp với sự tự kiểm tra đánh giá của tập thể lớp có sự chỉ đạo giúp đỡ, tham mưu của GV chủ nhiệm đối với tập thể lớp và cá nhân mỗi HS. Đồng thời có thể kiểm tra hoạt động qua thăm dò dư luận, ý kiến của cá nhân, của tập thể. Qua đó có thể chỉ ra những việc chưa làm được, xác định nguyên nhân và so sánh kết quả đạt được với mục đích yêu cầu của công tác GDĐĐ. Đồng thời kiểm tra việc hành vi cụ thể của HS, hoạt động của GV để đi đến đánh giá về: mục tiêu hoạt động có đạt không, nội dung hoạt động có đa dạng, phong phú, thiết thực và phù hợp với HS không. Hình thức tổ chức có đảm bảo tính sáng tạo, tự quản của HS không.Với HS cần kiểm tra, đánh giá về các mặt: Nhận thức, động cơ, thái độ tham gia HĐNGLL, các nề nếp sinh hoạt, học tập, thói quen ĐĐ, kỹ năng hành vi qua các hoạt động khác nhau (học tập, vui chơi, lao động,…) và các thành tích đạt được trong các phong trào thi đua.

Việc kiểm tra đánh giá HĐNGLL phải dựa trên chương trình, kế hoạch đã được qui định. Phải có tiêu chí, chuẩn mực cụ thể cho từng hoạt

động, có thể định tính, định lượng được hoặc sự được thừa nhận của tập thể, của xã hội trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, công bằng khách quan và tôn trọng nhân cách HS. Cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá và nó phải khác với tiêu chí đánh giá hoạt động dạy học trên lớp bởi HĐNGLL đa dạng và phong phú, không có chuẩn chung cho mọi hành động để đánh giá kết quả GDĐĐ qua mỗi hoạt động.

Việc kiểm tra đánh giá phải có tổng kết, đánh giá thi đua và khen thưởng theo nhiều mức độ khác nhau. Đồng thời, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm.

3.2.5. Đảm bảo các điều kiện để nâng cao hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w