8. Cấu trúc của luận văn
3.2.3. Xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh trong nhà trường
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp
Nhà trường là một tổ chức GD chuyên nghiệp. GD nhà trường giữ vai trò chủ đạo trong sự hình thành và phát triển nhân cách HS. GD nhà trường đã khai thác có chọn lọc những tác động tích cực và ngăn chặn những tác động tiêu cực từ gia đình và xã hội, tạo ra một môi trường sư phạm lành mạnh. Chính môi trường sư phạm lành mạnh được nhà trường tạo ra đã quay lại hỗ trợ cho GD, góp phần quan trọng vào quá trình hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ theo định hướng đã được xác định.
Một trong các yếu tố góp phần hết sức quan trọng trong việc GD đạo đức cho HS là xây dựng môi trường GD, xây dựng cảnh quan, môi trường sư phạm thân thiện với HS, để nhà trường thật sự là “nhà trường”, là ngôi nhà thứ hai của các em và tự đúng nghĩa của nó là mang yếu tố giáo dục, để mỗi ngày đến trường là một niềm vui đối với các em.
3.2.2.2. Nội dung của giải pháp.
- Xây dựng tập thể sư phạm gương mẫu, đoàn kết, thống nhất, yêu nghề và thương yêu HS.
- Chú ý xây dựng khung cảnh nhà trường khang trang, sạch sẽ, trường ra trường, lớp ra lớp. Sắp xếp, chỉnh trang bộ mặt, khung cảnh của nhà trường làm sao cho toàn trường đều toát lên ý nghĩa giáo dục đối với học sinh. Mỗi một công trình xây dựng trong nhà trường đều mang tính GD, tác động đến
tình cảm thẩm mỹ, đến lòng yêu trường, yêu lớp của HS, tạo cho HS có cảm giác thoải mái khi học tập cũng như tham gia các hoạt động GD khác trong nhà trường. Các em sẽ cảm thấy có sự gắn bó thân thiết với ngôi trường thân yêu, có ý thức bảo vệ, gìn giữ.
- Chú trọng xây dựng nền nếp sinh hoạt tốt, tạo nên bầu không khí giáo dục trong toàn trường và ở mỗi lớp học, hình thành nên một phong cách sinh hoạt của nhà trường. Đó là một nhà trường có nề nếp tốt: trật tự, vệ sinh, ngăn nắp, nghiêm túc; có phong trào thi đua sôi nổi đúng thực chất, có ý nghĩa GD rõ rệt.
- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong nhà trường: giữa GV với GV, giữa GV với HS, giữa HS với nhau. Các mối quan hệ phải thực sự đúng mực, hài hòa. GV tận tụy với công việc, thương yêu và tôn trọng HS. Học sinh lễ phép, biết yêu mến và tin tưởng thầy cô; đối với nhau thì đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, không đánh nhau, không nói tục chửi thề; không tham gia vào tệ nạn xã hội, không vi phạm trật tự xã hội, an toàn giao thông; xây dựng một nhà trường không có bạo lực học đường.
3.2.3.3. Cách thức thực hiện giải pháp
+ Đối với Hiệu trưởng.
- Phải xây dựng kế hoạch GD đạo đức cho HS ngay từ đầu năm học trên cơ sở thực trạng đạo đức của HS, tình hình thực tế của địa phương, để định ra nội dung, biện pháp, thời gian, chỉ tiêu cho phù hợp.
- Thường xuyên nắm bắt tình hình tư tưởng đạo đức của HS một cách cụ thể bao gồm tình hình có tính chất thường xuyên, lâu dài, phổ biến và những tình hình có tính chất thời sự, cá biệt có thể ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đối với học sinh.
- Đầu tư kinh phí để cải tạo cảnh quang nhà trường: trồng cây xanh, bồn hoa, cây cảnh, trang trí phòng học và trong khu vực trường, trưng bày các
khẩu hiệu, nội quy nhà trường; xây dựng tường rào, cổng ngõ an toàn. Trong điều kiện kinh phí hạn hẹp, các trường có thể kêu gọi sự đóng góp, hỗ trợ từ các lực lượng xã hội.
- Thường xuyên tổ chức lao động vệ sinh trường lớp, vệ sinh môi trường. - Tổ chức khai giảng năm học mới thật sự có ý nghĩa theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, chú trọng cả phần “Lễ” và “Hội” để tạo ấn tượng đầu năm học cho HS.
- Xây dựng quy chế thi đua, nội quy nhà trường, nhiệm vụ của học sinh, dựa trên cơ sở Điều lệ trường trung học và quy định của các cơ quan QLGD.
- Cùng kết hợp với cộng đồng xây dựng môi trường lành mạnh chung quanh trường, tạo điều kiện GD học sinh. Kết hợp với chính quyền địa phương giải tỏa các hàng quán trước cổng trường, các điểm truy cập Internet xung quanh trường theo đúng quy định của ngành chức năng. Việc này phải thực hiện cương quyết, không để kéo dài.
- Tổ chức các phong trào thi đua trong HS thường xuyên, liên tục trong năm học, bảo đảm tính công bằng, phù hợp với điều kiện nhà trường.
- Chú trọng xây dựng đội ngũ GVCN, chỉ đạo GVCN xây dựng lớp thành những tập thể vững mạnh, tạo nên phong trào thi đua học tốt ở các lớp.
- Xây dựng khối đoàn kết trong CB-GV-NV. Chỉ đạo thực hiện tốt cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với cuộc vận động “Hai không” và phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
+ Đối với cán CB-GV-NV
- CB-GV nhà trường phải gương mẫu về mọi mặt, không ngừng tự hoàn thiện nhân cách của mình, là tấm gương cho HS noi theo. Tuy CB-GV không phải là hình mẫu tương lai của các em HS, nhưng những ưu điểm,
những giá trị của họ sẽ là mục tiêu mà HS phấn đấu thực hiện được.
- Bất cứ lúc nào, ở đâu cũng có thể tham gia GD đạo đức cho học sinh. Khi có một CB-GV-NV lưu ý nhắc nhở trực tiếp HS về mặt hạnh kiểm tức là hiệu trưởng đã triển khai được và vận động các thành viên trong nhà trường tham gia vào hoạt động GD đạo đức cho HS.
+ Đối với tổng phụ trách Đội
-Thực hiện đầy đủ chương trình HĐNGLL với nội dung và hình thức phong phú, sinh động, phù hợp với tâm sinh lý, hấp dẫn thu hút được mọi đối tượng HS trong trường tham gia nhằm GD tư tưởng đạo đức, phẩm chất và nhân cách HS. Có kế hoạch tổ chức nhiều chương trình có nội dung, hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi nhằm GDĐĐ cho HS: chương trình phát thanh học đường; chào cờ đầu tuần; giao lưu với HS khiếm thị; sẵn sàng vì biển đảo thân yêu để GD cho HS biết nhớ ơn những người đã hy sinh, những người đang làm nhiệm vụ bảo vệ biên cương cho các em được yên vui, học hành như ngày hôm nay; phong trào văn hóa - văn nghệ; thể dục - thể thao; lao động,... Qua đó, giúp HS nhận thức được các hành động, hành vi đúng, rèn luyện thói quen hành vi ĐĐ đồng thời giúp HS tự tìm ra cách để điều chỉnh hành vi, biết yêu thương, tương thân, tương ái và sống lành mạnh. Khi kết thúc phong trào thi đua nào đó, Tổng phụ trách cần lập báo cáo tổng kết và có sổ sách theo dõi quá trình thi đua của các khối lớp. Đồng thời, cập nhật thông tin kết quả thi đua hàng tuần, danh sách học sinh được khen và phê bình lên bảng thông tin của nhà trường để cùng các lực lượng khác nắm bắt tiến độ công tác GD ĐĐ cho HS.
+ Đối với GV chủ nhiệm
- Chỉ đạo tập thể GV phải luôn trao dồi năng lực chuyên môn và các lĩnh vực khác. Đặc biệt, vận động mọi người quán triệt thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” để có đủ tri
thức, sự hiểu biết, kinh nghiệm sống phong phú, trình độ tư tưởng ĐĐ phải thật sự chuẩn mực, là hình mẫu lý tưởng cho học sinh noi theo. Tùy theo đặc điểm, tình hình lớp, đặc điểm tâm sinh lý của HS mà GV lồng ghép các nội dung GD về truyền thống yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, ý thức chấp hành nội quy, ý thức động cơ học tập đúng đắn, giáo dục về sức khỏe giới tính, an toàn giao thông,… Xây dựng tốt việc tự quản cho HS trong các hoạt động như: truy bài đầu giờ, đôi bạn học tập, sinh hoạt tập thể,... GDĐĐ qua HĐNGLL cho HS phải xuất phát từ quan điểm phát huy tính tích cực, chủ động của HS. Có như vậy thì những giá trị ĐĐ của xã hội sẽ trở thành những phẩm chất riêng trong nhân cách HS. GV chủ nhiệm phối hợp tốt với tổ chức Đoàn - Đội tổ chức tốt phong trào thi đua hàng tuần theo từng chủ điểm trong năm. Chỉ đạo GV chủ nhiệm thường xuyên quan tâm đến đời sống của gia đình HS, quan hệ bạn bè, quan hệ người thân để có biện pháp giúp đỡ khi các em gặp khó khăn. Nếu HS có những ý kiến gì về nhà trường thì GV chủ nhiệm chính là chiếc cầu nối để thông tin đến những lực lượng này về những vấn đề mà HS quan tâm để có cách giải quyết một cách thích hợp cho HS hiểu hơn. GD cho HS tinh thần tập thể “Mình vì mọi người, mọi người vì mình”, GD lòng yêu quê hương đất nước, nhớ ơn các vị anh hùng đã có công dựng nước và giữ nước, ý chí phấn đấu vươn lên trong học tập, tham gia tích cực các phong trào, chấn chỉnh tác phong, nề nếp sinh hoạt của lớp,… Từ đó, khơi dậy ở các em những ĐĐ trong sáng, tạo tinh thần thoải mái trong quá trình tiếp thu bài học cũng như rèn luyện đạo đức.
3.2.4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học