Khái quát về nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.1Khái quát về nghiên cứu thực trạng quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh

đạo đức cho học sinh các trường tiểu học

2.2.1.1. Mục tiêu quản lý công tác GDĐĐ

Quản lý công tác GDĐĐ nhằm nâng cao chất lượng đạo đức, phát triển nhân cách HS. Mục tiêu quản lý công tác GD đạo đức hiện nay là:

+ Về nhận thức: Tổ chức cho mọi người, nhất là giáo viên, HS, các cấp, các ngành có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác GDĐĐ; nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp GDĐĐ cho HS.

+ Về thái độ: Làm cho mọi người có thái độ đúng đắn trước hành vi của bản thân, ủng hộ, bảo vệ lẽ phải, những việc làm đúng; đấu tranh, ngăn chặn với những việc làm trái với truyền thống đạo đức dân tộc, trái với pháp luật Việt Nam.

+ Về hành vi: Từ nhận thức và thái độ đồng thuận, thu hút mọi lực lượng cùng tham gia công tác GDĐĐ cho HS, tích cực hỗ trợ công tác quản lý GD đạo đức học sinh đạt kết quả cao nhất.

2.2.1.2. Nội dung quản lý công tác GDĐĐ

Quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh gồm các nội dung sau: - Chỉ đạo xây dựng kế hoạch GDĐĐ: kế hoạch phải đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu GD của nhà trường. Vì vậy khi xây dựng kế hoạch phải xác định mục tiêu cụ thể và những biện pháp thực hiện mang tính khả thi. Kế hoạch phải thể hiện rõ nội dung, chương trình, hình thức tổ chức hoạt động. Nội dung GDĐĐ dựa trên cơ sở nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp, các sinh hoạt chủ điểm của nhà trường. Hiệu Trưởng cần có kế hoạch xây dựng nội dung, chương trình, hình thức GDĐĐ cho HS một cách đa dạng, sinh động và hấp dẫn, đồng thời chỉ đạo các lực lượng tham gia GDĐĐ trong nhà trường xây dựng kế hoạch cụ thể cho công tác này.

- Xác định các lực lượng tham gia GDĐĐ HS, tổ chức bộ máy thực hiện kế hoạch đã đề ra, thành lập ban GDĐĐ HS trong nhà trường (thành phần gồm: Hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, các GVCN, ban Đại diện CMHS...). Qua đó quản lý công tác GDĐĐ cho HS của đội ngũ GVCN, quản lý sự phối hợp với các lực lượng GD ngoài nhà trường để GD đạo đức HS; quản lý các điều kiện hỗ trợ cho công tác GD đạo đức học sinh.

- Triển khai chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã đề ra; hướng dẫn mọi người thực hiện tốt kế hoạch GDĐĐ cho HS; thường xuyên kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, trách phạt kịp thời nhằm động viên các lực lượng tham gia quản lý và tổ chức GD đạo đức.

2.2.1.3. Phương pháp quản lý công tác GD đạo đức

Trong quản lý nói chung, quản lý GD đạo đức nói riêng, người ta thường sử dụng một số phương pháp sau đây:

- Phương pháp tổ chức hành chính: là phương pháp tác động trực tiếp của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý bằng mệnh lệnh, chỉ thị, quyết định quản lý. Phương pháp này được sử dụng để xây dựng nề nếp, duy trì trật tự kỷ cương trong nhà trường, để CB-GV-NV và HS thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

- Phương pháp kinh tế: là phương pháp tác động đến đối tượng quản lý dựa trên cơ sở những cơ chế kích thích tạo ra sự quan tâm nhất định về lợi ích vật chất để đối tượng quản lý điều chỉnh hành động và tích cực tham gia hoạt động có hiệu quả hơn. Việc khen thưởng, trách phạt đúng thời điểm, đúng đối tượng, có tính sư phạm sẽ có tác dụng rất lớn trong công tác GD đạo đức cho HS.

- Phương pháp tâm lý - xã hội: là phương pháp mà chủ thể quản lý tác động về mặt tâm lý, tinh thần vào đối tượng quản lý nhằm động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của mọi người để hoàn thành nhiệm vụ. Tạo ra sự thỏa mãn tinh thần cho các cá nhân và tập thể. Hiệu trưởng phải nghiên cứu và nắm bắt đặc điểm tâm lý - nhân cách của CB-GV-NV và HS, những yêu cầu về đạo đức, nghề nghiệp, hứng thú, những phẩm chất ý chí thuộc các lứa tuổi khác nhau, để có những biện pháp tác động thích hợp, giúp GV trở thành tấm gương sáng cho HS noi theo và giúp HS hình thành những nhân cách theo mục tiêu đã định. Hiệu trưởng cũng cần chú ý đến các mối quan hệ trong nhà trường, xây dựng bầu không khí đoàn kết, thân ái và cùng nhau phấn đấu vì mục tiêu và lợi ích chung. Đó cũng là phần quan trọng của một môi trường sư phạm lành mạnh.

Trong quản lý công tác GDĐĐ HS, không nên tuyệt đối hóa một phương pháp nào, tùy theo tình huống cụ thể mà nắm vững và vận dụng ưu thế cũng như hạn chế tối đa nhược điểm của từng phương pháp, kết hợp khéo léo để đạt mục tiêu đề ra.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 55 - 58)