Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 29)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.2. Mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học

Có thể nói ĐĐ là cái tốt, cái đúng ở bên trong con người được biểu hiện ra bên ngoài bằng lời nói, hành vi. ĐĐ là gốc bên trong được chuyển hóa thành lời nói và hành vi tốt đẹp bên ngoài. Tức là con người phải có nhận thức đúng, tốt về sự vật hiện tượng và từ đó có lời nói, hành vi tốt đẹp, đúng đắn với sự vật hiện tượng. Để có được nhận thức đúng cần phải có GD. ĐĐ con người không phải có sẵn mà phải được GD. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên" (Hồ Chí Minh). GD nói chung và GDĐĐ nói riêng phải được thực hiện ngay từ lúc nhỏ, từ lứa tuổi tiểu học [1].

Trong công tác GD, nhà trường phổ thông giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành nhân cách cho HS nhằm xây dựng và phát triển những con người làm chủ tương lai của đất nước. Muốn làm được việc đó, đòi hỏi nhà

trường phải thực hiện bằng được mục tiêu GD toàn diện. Trong đó GDĐĐ là một trong những hoạt động GD cơ bản của nhà trường. GDĐĐ là một quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đến HS, nhằm làm cho nhân cách của mỗi HS được phát triển đúng đắn, giúp cho HS có được nhận thức, ý thức tình cảm ĐĐ; có những thói quen, hành vi ứng xử đúng mức trong các mối quan hệ của cá nhân với xã hội, của cá nhân đối với mọi người chung quanh và của cá nhân đối với chính mình. Vì vậy, GDĐĐ cho HS tiểu học giữ vị trí đặc biệt quan trọng vì bậc tiểu học là bậc học nền tảng. Sự phát triển nhân cách của HS được bắt nguồn từ môi trường này. Các nề nếp, thói quen, các cử chỉ hành vi đều được xây dựng từ đây.

Giáo dục ĐĐ đối với HS, đặc biệt là HSTH, là vấn đề cần thiết, cấp bách và có tác dụng lâu dài, ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Là những người làm công tác GD, chúng ta phải thấm nhuần quan điểm của Hồ Chủ tịch về GDĐĐ: "Dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả Tài lẫn Đức. Đức là đạo đức cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng" [13].

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w