Yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức quản lý công tác giáo dục đạo đức thông

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.2. Yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức quản lý công tác giáo dục đạo đức thông

Tổ chức HĐNGLL trước hết phải nhằm giúp HS tiểu học củng cố các tri thức đã học ở trên lớp, đồng thời bổ sung thêm những tri thức về tự nhiên, xã hội, về con người. Chính từ những hoạt động đa dạng, phong phú này mà các em có nhiều cơ hội tiếp xúc với khoa học kỹ thuật công nghệ mới, văn hóa nghệ thuật, thể thao, lao động, hoạt động xã hội,… Tri thức, thái độ, niềm tin, hành vi được tôi rèn trong hoạt động làm bộc lộ hứng thú, sở trường, năng lực của các em đồng thời thể hiện lòng tự tin, tự trọng, tôn trọng bạn bè và mọi người kể cả các em nhỏ tuổi hơn mình. Trong lao động, học tập, vui chơi, thể thao, văn nghệ ở bất kỳ nơi nào các em cũng luôn chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật, tôn trọng thuần phong mỹ tục, tôn trọng chuẩn mực xã hội… Những hoạt động đó giúp trẻ phát triển hài hòa giữa tình cảm thẩm mỹ, tình cảm ĐĐ, thói quen ĐĐ bền vững tạo nên một nhân cách toàn diện.

Nội dung HĐNGLL phù hợp với lứa tuổi, trình độ của HS: Phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện cho HS tiểu học ở nhà trường, gia đình và trong cộng đồng; Những thông tin cập nhật trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội phù hợp với nhận thức của HS tiểu học; Tạo cơ hội để HS tiểu học phát triển các khả năng của mình trong hoạt động ngoài giờ lên lớp, như:

Hoạt động văn hóa - Nghệ thuật.

Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao. Hoạt động thực hành khoa học.

Hoạt động lao động công ích. Hoạt động của Đội thiếu niên. Các hoạt động mang tính xã hội.

Với nội dung phong phú, đa dạng như vậy, song các nội dung trên trong năm học thường được tổ chức lồng ghép gắn với từng chủ điểm cụ thể:

- Tháng 9-10 : Truyền thống nhà trường - Tháng 11 : Kính yêu thầy cô

- Tháng 12: Yêu đất nước Việt Nam

- Tháng 01-02 : Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc - Tháng 03 : Yêu quý mẹ và cô giáo

- Tháng 04 : Hòa bình và hữu nghị - Tháng 05 : Bác Hồ kính yêu - Tháng 6-7-8 : Hoạt động hè

Mỗi chủ đề hoạt động có mục tiêu GD riêng. Mục tiêu đó định hướng GV trong việc xây dựng nội dung cho hoạt động của chủ đề tháng. Tùy theo điều kiện cơ sở vật chất, con người cụ thể, thời gian không gian mà nhà quản lý lựa chọn nội dung cho thích hợp.

Yêu cầu về PP GD phổ thông theo điều 28 mục 2 Luật Giáo dục có nêu: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế; tác động đến tình cảm, đem lại niềm tin, hứng thú học tập cho học sinh.” [9]

HS phải thực sự giữ vai trò chủ thể của hoạt động với sự giúp đỡ, định hướng của GV chủ nhiệm để thực hiện có hiệu quả các HĐNGLL. Thông qua tự quản HĐNGLL giúp HS phát huy tinh thần trách nhiệm trong việc tham gia và điều khiển hoạt động của tập thể. Phải đưa HS vào những tình huống cụ thể với những công việc được giao có ý nghĩa xã hội và ý nghĩa cá nhân nhằm giúp các em có cơ hội được thể hiện những hành vi ứng xử của mình. Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp đồng thời khéo léo lôi cuốn mọi thành viên đều tham gia vào các khâu của quá trình hoạt động. Phát huy vai trò cố vấn, vai trò lãnh đạo, định hướng của

GV chủ nhiệm lớp và Tổng phụ trách đối với các hoạt động của tập thể học sinh.

Phương pháp tổ chức hoạt động GDNGLL rất đa dạng phong phú. Những PP mà nhà quản lý lựa chọn ưu tiên khi GD ĐĐ cho HS thông qua HĐNGLL là các PP nêu yêu cầu sư phạm, tập luyện, rèn luyện. Những PP này giúp cho HS thực hiện các hành vi ứng xử trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Thông qua HĐNGLL, phải hình thành cho HS các thao tác, các hành động, hành vi và thói quen đúng đắn, tập luyện, rèn luyện.

Tổ chức HĐNGLL phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện của của nhà trường, của địa phương, đáp ứng được những yêu cầu của thực tiễn đặt ra. Vì vậy, phương thức tổ chức hoạt động phải rất linh hoạt, cần điều chỉnh và thay đổi nội dung và hình thức hoạt động sao cho thích hợp được với lứa tuổi HS, với GV và phù hợp với điều kiện cho phép. Phải đa dạng hóa các hình thức HĐNGLL, khắc phục tính đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với HS và gây ra sự nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Từ nội dung hoạt động của chủ đề tháng, GV cụ thể hóa thành nội dung cho hoạt động của từng tuần, nhưng phải đảm bảo tính thống nhất và mối quan hệ chặt chẽ giữa các nội dung hoạt động của các tuần với nhau. GV phải lựa chọn những hình thức hoạt động cho phù hợp nhắc lại ở mỗi chủ đề tháng. Muốn tạo được hiệu quả trong việc GDĐĐ, HĐNGLL phải được tổ chức thường xuyên, phải có mục đích xuất phát từ nhiệm vụ năm học, gắn liền với nội dung dạy trên lớp, gắn với chủ đề năm học, nội dung hoạt động Đội. Không coi hoạt động này chỉ là hoạt động vui chơi giải trí đơn thuần làm mất thời gian hoặc chạy theo hình thức. Điều đó có tác dụng giúp HS thực hiện các HĐNGLL một cách linh hoạt, chủ động hơn. Các hình thức tổ chức:

Sinh hoạt theo chủ điểm GD: Truyền thống nhà trường; Kính yêu thầy cô giáo; Yêu đất nước Việt Nam; Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc; Yêu quý mẹ và cô giáo; Bác Hồ kính yêu.

Giờ sinh hoạt lớp: Ở tiểu học thì tiết này được xác định trong thời khóa biểu. Ngoài việc đánh giá các hoạt động một cách toàn diện về các mặt GD, phổ biến các nhiệm vụ của nhà trường, GV chủ nhiệm GD an toàn giao thông, bảo vệ môi trường…

Tiết chào cờ đầu tuần: là tiết bắt buộc trong thời khóa biểu của HSTH. Qua đó, HS thể hiện lòng yêu nước qua hành động nghiêm trang chào lá Quốc kỳ, hát Quốc ca. HS học tập tấm gương của các chiến sĩ, anh hùng, liệt sĩ trong chiến đấu bảo vệ, xây dựng Tổ quốc.

Các hoạt động tự chọn: không bắt buộc HS thực hiện mà do sự tự nguyện, tự giác của các em. Hoạt động tự chọn đối với HSTH thường gắn liền với sở thích và năng khiếu. Hình thức này phát triển tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng, phát triển tính tự chủ, góp phần hoàn thiện nhân cách.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tiểu học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 42 - 45)