Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớpcho học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớpcho học

3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp

Trong QL trường học, để QL công tác GDĐĐ thông qua HĐNGLL cho HS đạt hiệu quả, xây dựng kế hoạch trước khi làm việc, là cách làm việc khoa học nhất giúp cho hoạt động này của trường tập trung vào trọng tâm, giúp cán bộ QL chủ động khi điều hành công việc. Xây dựng kế hoạch đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu GDĐĐ với mục tiêu GD trong nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch để lựa chọn những giải pháp tối ưu, tiết kiệm nguồn lực tạo hiệu quả cho hoạt động GDĐĐ HS. Nó có khả năng ứng phó mọi biến đổi không lường được, giúp

cán bộ QL có cái nhìn tổng thể, toàn diện hơn để có thể điều chỉnh những quyết định trước đó, chất lượng của bản kế hoạch quyết định phần lớn chất lượng QL. Tác động đến HS được đúng hướng, phù hợp với các chuẩn mực xã hội, thu hút các lực lượng tham gia GDĐĐ cho HS. Như vậy với kế hoạch được xây dựng một cách khoa học, cán bộ QL đã thực hiện chức năng quản lý rất quan trọng, là cơ sở định hướng cho các bước tiếp theo.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Căn cứ vào thực trạng, tiềm năng đã có, những khả năng sẽ có mà cán bộ QL xác định có hệ thống những nội dung có trong kế hoạch, các biện pháp cần thiết để đạt được mục tiêu của nhà trường. Ví dụ: xác định một số giá trị ĐĐ, truyền thống cần hướng tới cho học sinh trong quá trình giáo dục: Truyền thống của nhà trường ; Kính yêu thầy giáo, cô giáo; Yêu đất nước Việt Nam…

Kế hoạch quản lý công tác GDĐĐ HS được thực hiện năm, tháng, tuần theo từng chủ điểm trong năm học, đảm bảo yêu cầu về mục tiêu giáo dục. Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn, các hoạt động ngoại khoá, phát động liên tục các đợt thi đua chào mừng các ngày: 5/9; 20/10; 20/11; 22/12; 03/02; 08/3; 10/3 âm lịch; 26/3; 30/4; 01/5; 19/5… với nhiều hình thức hoạt động phong phú, thiết thực, nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ GV về GDĐĐ cho HS xuyên suốt năm học.

Muốn có kế hoạch có tính khả thi và hiệu quả, cán bộ QL cần đầu tư hoạch định từ những vấn đề chung nhất đến những vấn đề cụ thể, xếp ưu tiên những vấn đề cần giải quyết. Phải phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém, củng cố ưu điểm, vạch ra được chiều hướng phát triển trong việc hình thành đạo đức ở học sinh.

3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp

Ngay từ đầu năm học, cán bộ QL phải định hướng, có kế hoạch cụ thể trong Hội đồng GD việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của tất cả cán bộ GV

nhà trường và chỉ đạo việc GDĐĐ thông qua các môn học trên lớp và HĐNGLL cho HS. Việc GDĐĐ cho HS phải tiến hành thường xuyên suốt năm học và trong nhiều hoạt động của nhà trường, có kế hoạch cụ thể hoá nhiệm vụ GDĐĐ HS cho các tổ chức, chính quyền Đoàn thể, tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm theo chức năng hoạt động.

Để lập kế hoạch công tác QL GDĐĐ cho HS có tính khoa học, cụ thể, toàn diện, hiệu quả, cán bộ QL cần nắm vững thực trạng tình hình vi phạm ĐĐ của HS, năng lực, nhận thức của các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác GDĐĐ cho HS, những thuận lợi và khó khăn, những mặt mạnh và yếu, những biện pháp đã thực hiện, chất lượng GD của nhà trường, về đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh… Kế hoạch xây dựng thực hiện trong chương trình NGLL, đặc biệt cần tập trung sự quan tâm và nguồn lực vào các vấn đề bức xúc nhất về ĐĐ của HS hiện nay như: HS thường xuyên nghỉ học không phép, thiếu ý thức trong học tập, trốn học chơi game, vô lễ với GV, nói tục- chửi thề, gây gỗ đánh nhau, tình trạng HS phá hoại của công…

Có kế hoạch bồi dưỡng kiến thức về công tác GDĐĐ cho đội ngũ CB- GV là điều vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS. Đồng thời, kế hoạch tổ chức kiểm tra - đánh giá công tác GDĐĐ của các lực lượng trong nhà trường và của HS theo nội dung đã định sẵn, là điều kiện để bổ sung và điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế của HS.

Chuẩn bị kinh phí - cơ sở vật chất cho công tác GD ĐĐ cho HS như: bảng tin thông báo kế hoạch, bảng tin thi đua, nơi để tổ chức các hoạt động, kinh phí khen thưởng những cá nhân và tập thể lớp có nhiều nổ lực trong công tác GDĐĐ cho HS,…

Có kế hoạch tổ chức tham quan và học tập kinh nghiệm những đơn vị có thành tích trong việc GD toàn diện cho HS ở trong và ngoài quận.

Sau khi kế hoạch đã lập xong cần thông qua hội đồng sư phạm của nhà trường để thảo luận và trao đổi một cách dân chủ về nội dung và hình thức

thực hiện, chú ý nhất là biện pháp thực hiện nhằm tạo sự nhất trí và đồng thuận trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Đối với các tổ chức ngoài nhà trường, cán bộ QL cần bàn thống nhất kế hoạch hoạt động của nhà trường, thông báo chương trình hành động đến từng người, từng bộ phận có liên quan như: Ủy ban nhân dân phường, Ban đại diện Cha mẹ học sinh, Hội khuyến học, Đoàn phường,…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh các trường tiểu học quận 8, thành phố Hồ Chí Minh (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w