Phát huy tính tích cực của người học

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 117)

Tính tích cực của người học được xem là yếu tố quyết định đối với kết quả nhận thức. Chính vì vậy để có được kết quả nhận thức tốt trước hết bản thân người học phải có động cơ học tập tích cực, có nhu cầu học tập và phải tích cực trong quá trình tiếp thu tri thức cũng như quá trình thực hành để rèn luyện kỹ năng.

Theo kết quả khảo sát thực tế 64.9% (126 sinh viên) chuyên ngành

Tâm lý – Giáo dục và chuyên ngành Tâm lý học trường ĐHSP Tp. HCM cho rằng

để tăng thêm sự hiểu biết của sinh viên về trí tuệ cảm xúc thì “bản thân sinh viên phải tự tìm tòi, học hỏi và nâng cao hiểu biết và vận dụng qua những trải nghiệm của cuộc sống hàng ngày”. Như vậy sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục đánh giá cao vai trò của chủ thể nhận thức đối với quá trình nhận thức. Thực tế cho thấy cùng một lúc sinh viên phải học nhiều môn học trong chương trình đào tạo, tuy nhiên thời gian rảnh của họ cũng có khá nhiều: thông thường sinh viên chỉ học một buổi trong một ngày từ thứ hai đến thứ sáu, thường được nghỉ vào thứ bảy và chủ nhật. Trong điều kiện lĩnh vực trí tuệ cảm xúc chưa được quan tâm nhiều trong quá trình giảng dạy, tất yếu bản thân sinh viên phải tích cực tìm tòi và nâng cao hiểu biết của bản thân nếu họ muốn nâng cao nhận thức về trí tuệ cảm xúc và phát triển trí tuệ cảm xúc của bản thân.

Để phát huy tính tích cực nhận thức, trước hết bản thân sinh viên phải tích cực trong quá trình tìm kiếm thông tin, tài liệu liên quan đến trí tuệ cảm xúc. Những thông tin tài liệu liên quan đến trí tuệ cảm xúc không chỉ là những tài liệu có

kèm theo khái niệm “trí tuệ cảm xúc” mà còn rất nhiều tài liệu khác như những tài liệu giúp nhận biết cảm xúc của người khác (đoán biết tâm trạng của người khác qua nét mặt, cử chỉ…), những tài liệu về phương pháp kiềm chế, kiểm soát cảm xúc, các tài liệu dạy về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng trò chuyện, an ủi và khích lệ người khác… Những tài liệu này có giá trị thực tế rất lớn không chỉ trong việc phát triển nhận thức về

trí tuệ cảm xúc mà cả trong việc phát triển trí tuệ cảm xúc của sinh viên.

Mặt khác, sinh viên cần phải có thái độ tích cực trong quá trình học tập ở trên lớp như tập trung nghe giáo viên giảng bài, tích cực tham gia hoạt động nhóm, tích cực trong việc phát biểu ý kiến, trong quá trình thực hành để rèn luyện kỹ năng.

Bên cạnh đó sự tích cực của sinh viên còn thể hiện ở việc tích cực tham gia vào các hoạt động tập thể, các hoạt động do nhà trường, do khoa hoặc do lớp tổ chức. Hoạt động tập thể là cơ hội rất tốt để rèn luyện nhân cách nói chung và để thực hành các kỹ năng liên quan đến trí tuệ cảm xúc nói riêng. Trí tuệ cảm xúc là lĩnh vực tri thức được ứng dụng trực tiếp trong quan hệ giao tiếp giữa các cá nhân với nhau. Chính vì vậy việc tăng cường tham gia vào các mối quan hệ giao tiếp trong tập thể sẽ giúp sinh viên có cơ hội để tìm hiểu nhiều hơn về người khác, so sánh đối chiếu bản thân với người khác để phát triển khả năng tự nhận thức của bản thân, đồng thời biết cách kiểm soát bản thân và biết điều chế trong quan hệ với những người xung quanh.

Như vậy giữa nhận thức về trí tuệ cảm xúc và ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc có mối liên hệ mật thiết với nhau. Việc phát triển khả năng ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc sẽ góp phần nâng cao nhận thức về trí tuệ cảm xúc. Và ngược lại nhận thức tốt về trí tuệ cảm xúc sẽ góp phần làm tăng lên khả năng ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc của cá nhân. Chính vì vậy một trong những biện pháp quan trọng để thay đổi nhận thức về trí tuệ cảm xúc chính là tích cực trong quá trình phát triển khả năng ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc của bản thân.

Tóm lại, sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình – khá và hiểu trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình.

Có sự khác biệt ý nghĩa mức độ biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4: Sinh viên năm 3 có điểm trung bình mức độ biết và hiểu trí tuệ cảm xúc cao nhất, thấp nhất là năm 1.

Có sự tương quan nhất định giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh

viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM: những lớp có điểm trung

bình cao ở mức độ biết thì cũng có điểm cao ở mức độ hiểu về trí tuệ cảm xúc và ngược lại những lớp có điểm trung bình mức độ biết thấp thì cũng có điểm trung bình thấp mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc.

Nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chịu tác động bởi nhiều yếu tố, trong đó động cơ học tập, mức độ quan tâm đến trí tuệ cảm xúc, đánh giá của sinh viên về vai trò của trí tuệ cảm xúc, mức độ tìm hiểu, tiếp cận trí tuệ cảm xúc được xem là những yếu tố bên trong thể hiện tính tích cực của sinh viên có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả nhận thức của sinh viên; những yếu tố khác như thời lượng học tập trên lớp, khối lượng kiến thức, phương pháp giảng dạy của giáo viên là những yếu tố khách quan bên ngoài có ảnh hưởng nhất định đến nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên có thể đề xuất một số biện pháp giúp sinh viên phát triển nhận thức về trí tuệ cảm xúc đó là: xây dựng trí tuệ cảm xúc thành một chuyên đề độc lập, tách rời với bộ môn Tâm lý học nhận thức; Tăng tính thực hành trong giờ học về trí tuệ cảm xúc và phát huy tính tích cực của người học.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực trạng và giải pháp giúp sinh viên thay đổi hiểu biết và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong học tập và cuộc sống, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Nhận thức và trí tuệ cảm xúc đã được nhiều tác giả trong nước và

ngoài nước nghiên cứu. Song chưa có nhiều tác giả quan tâm đến việc nghiên cứu nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên.

2. Trí tuệ cảm xúc là khả năng thâm nhập của yếu tố trí tuệ vào trong

các lĩnh vực cảm xúc – tình cảm của mỗi cá nhân; khả năng nhận thức, kiểm soát và điều khiển chúng trong hoạt động và giao tiếp.

3. Trí tuệ cảm xúc bao gồm: khả năng nhận biết và khả năng hiểu;

khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân và điều khiển cảm xúc của người khác.

4. Nhận thức về trí tuệ cảm xúc là quá trình lĩnh hội những tri thức về

khả năng thâm nhập của yếu tố trí tuệ vào trong các lĩnh vực cảm xúc – tình cảm của mỗi cá nhân; khả năng nhận thức, kiểm soát và điều khiển chúng trong hoạt động và giao tiếp.

5. Sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM biết trí

tuệ cảm xúc ở mức độ trung bình - khá. Từ kết quả này, người nghiên cứu thừa nhận giả thuyết thứ nhất là chưa phù hợp: chỉ có sinh viên năm 2 và năm 3 biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ khá còn sinh viên năm 1 và năm 4 biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình – khá.

6. Sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM hiểu trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tuệ cảm xúc ở mức độ trung bình. Từ kết quả này, người nghiên cứu thừa nhận giả thuyết thứ hai là chưa phù hợp.

7. Giữa biết trí tuệ cảm xúc và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên

khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM có mối tương quan với nhau. Kết

8. Có sự khác biệt ý nghĩa về mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc giữa sinh viên năm 1, năm 2, năm 3, và năm 4. Ở mức độ biết: sinh viên năm 2 và năm 3 biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ khá; sinh viên năm 4 và sinh viên năm 1 biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình – khá. Ở mức độ hiểu, sinh viên năm 2, năm 3 và năm 4 hiểu trí tuệ cảm xúc ở mức độ trung bình và sinh viên năm 1 hiểu trí tuệ cảm xúc ở mức độ yếu. Kết quả này phù hợp với giả thuyết thứ tư của đề tài.

9. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhận thức của sinh viên khoa

Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM bao gồm: động cơ nhận thức, đánh giá

mức độ quan trọng của trí tuệ cảm xúc; mức độ quan tâm đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên; khối lượng kiến thức; thời lượng học tập; và phương pháp giảng dạy của giáo viên.

10. Các biện pháp nhằm thay đổi nhận thức của sinh viên về trí tuệ

cảm xúc được xây dựng trên cơ sở thức tiễn mức độ nhận thức của sinh viên về trí tuệ cảm xúc, đặc biệt là mức độ biểu hiện các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nhận thức của sinh viên. Các biện pháp này bao gồm:

- Xây dựng chuyên đề riêng về trí tuệ cảm xúc.

- Tăng tính thực hành trong giờ học về trí tuệ cảm xúc.

- Phát huy tính tích cực của người học.

Kiến nghị

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài, chúng tôi đề xuất một số kiến nghị tạo cơ sở để thực hiện những biện pháp nhằm thay đổi nhận thức của sinh viên về trí tuệ cảm xúc, từ đó tích cực ứng dụng lĩnh vực kiến thức này trong quá trình học tập và hoạt động của bản thân:

Thứ nhất đối với cơ quan biên soạn giáo trình trong chương trình đào tạo đại học, cần xây dựng Trí tuệ cảm xúc thành một chuyên đề độc lập. Trong đó chú trọng việc đưa vào chuyên đề những kiến thức mang tính thực hành, ứng dụng, xây dựng các tình huống cho sinh viên xử lý đồng thời đưa ra những gợi ý về cách xử lý tốt nhất bằng trí tuệ cảm xúc để sinh viên được tham khảo và ứng dụng phù hợp với điều kiện của bản thân.

Thứ hai đối với trường ĐHSP Tp. HCM trong điều kiện Trí tuệ cảm xúc còn là một bộ phận của bộ môn Tâm lý nhận thức, cần tăng thêm thời gian, số tiết học về trí tuệ cảm xúc trước hết là trong quy định về thời lượng số tiết học của bộ môn Tâm lý học nhận thức.

Thứ ba đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy chuyên đề trí tuệ cảm xúc, cần giúp cho sinh viên hiểu được tầm quan trọng thực sự của trí tuệ cảm xúc để có thể thúc đẩy sinh viên tích cực tìm hiểu, nghiên cứu lĩnh vực này. Đồng thời trong phương pháp giảng dạy cần chú trọng nhiều đến các phương pháp hình thành kỹ năng cho sinh viên. Chẳng hạn giáo viên có thể xây dựng hoặc đề nghị sinh viên xây dựng các tình huống giả định, cần vận dụng kiến thức và khả năng thực hành trí tuệ cảm xúc của sinh viên, có thể sử dụng hình thức đóng vai để sinh viên có cơ hội trải nghiệm và nhận biết các trạng thái cảm xúc của bản thân và của người khác, đồng thời điều chỉnh theo hướng tích cực, hiệu quả.

Thứ tư đối với sinh viên, cần nhận thức đúng đắn tầm quan trọng thực sự của trí tuệ cảm xúc với sự thành công và hạnh phúc của bản thân đặc biệt là trong hoạt động nghề nghiệp tương lai. Từ đó tích cực tìm tòi các vấn đề về trí tuệ cảm xúc, tăng cường quan sát các biểu hiện cảm xúc trong cuộc sống thực tế, trong các câu chuyện hoặc trên phim ảnh… Đồng thời luôn tìm tòi suy nghĩ các biện pháp giúp bản thân làm chủ, thay đổi các trạng thái cảm xúc không chỉ của bản thân mà cả của những người xung quanh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Bắc (2004) Thực trạng nhận thức của sinh viên sư phạm về các

giá trị văn hóa trong ứng xử, Tạp chí Tâm lý học, số 5/2004

2. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006) Giáo trình triết học Mác – Lênin, NXB Chính

trị quốc gia.

3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006) Qui chế 25/2006 về đào tạo đại học và cao

đẳng hệ chính quy.

4. Bộ Giáo dục và đào tạo (2007) qui chế đào tạo đại học và cao đằng hình thức

vừa học vừa làm.

5. Lê Trọng Chấn (2007) Nghiên cứu nhận thức của giáo viên Tâm lý – Giáo dục

trưởng Trung học Sư phạm và Cao đẳng Sư phạm Thanh Hóa về năng lực giáo dục của người giáo viên, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội.

6. Vũ Chất, 2000, từ điển Tiếng Việt, nhà xuất bản Thanh Niên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Daniel Goleman (2007) Trí tuệ xúc cảm ứng dụng trong công việc, NXB Tri

thức (Người dịch: Phương Thúy, Minh Phương, Phương Linh)

8. Daniel Goleman (1995) Trí tuệ xúc cảm Làm thế nào để biến những xúc cảm

của bạn thành trí tuệ, NXB Lao động – Xã hội .

9. Daniel Goleman (2006) Trí tuệ xã hội, NXB Lao động – Xã hội.

10. Lê Dân, Từ điển Tiếng việt, NXB Văn hóa – Thông tin.

11. Nguyễn Thị Dung (2002) Một biện pháp nâng cao trí tuệ cảm xúc để cải thiện

kết quả chủ nhiệm lớp của giáo viên trường trung học cơ sở, Tạp chí Tâm lý học số 9 tháng 9/2007

12. Nguyễn Thị Thùy Dung (2011) Nhận thức của học sinh trường THPT Nguyễn

Trường Tộ (TP.Vinh-Nghệ An) về vấn đề bạo lực học đường, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHQG Hà Nội.

13. Đinh Phương Duy (2009) Tâm lý học, NXB Giáo dục.

14. Quang Dương (2010) Cơ sở Tâm lý học của việc kiểm tra và đánh giá IQ và

EQ đối với trẻ ấu nhi.

16. Đoàn Văn Điều (1995), Các nguyên tắc phân loại mục tiêu giáo dục: lĩnh vực

nhận thức. NXB Giáo dục. (Nguyên tác: Benjima S.Bloom. Taxonomy of

Educationl objectves: Cognitive Domain. New York: David McKay, 1956)

17. Phan Thị Định (2002) Nhận thức và thái độ của trẻ vị thành niên về hành vi vi

phạm pháp luật của mình, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội.

18. Phạm Minh Hạc (2002) Tuyển tập tâm lý học, NXB Giáo dục.

19. Phạm Minh Hạc (2003) Một số công trình tâm lý học A.N. Lêônchiép, NXB

Giáo dục.

20. Đỗ Thu Hiền (2008) Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và mức độ trí tuệ cảm

xúc của sinh viên trường ĐH công nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sỹ, ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn – ĐHQG Hà nội.

21. Huỳnh Thị Minh Hằng (2007) Khảo sát mức độ biểu hiện trí tuệ cảm xúc của

sinh viên ĐH Y dược Tp. HCM.

22. Nguyễn Thị Thu Hằng (2012) Điều tra nhận thức của sinh viên về giáo dục vì

sự phát triển bền vững, ĐHSP Hà Nội

23. Trần Thị Minh Hằng (2001), Giáo trình Tâm lý học quản lý, NXB Giáo dục

Việt Nam.

24. Đỗ Thị Hiền (2008) Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và mức độ biểu hiện trí (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tuệ cảm xúc của sinh viên trường ĐH Công nghiệp Hà Nội, Luận văn thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà nội

25. Nguyễn Thị Hiền (2007) Ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc với việc hình thành

kỹ năng làm công tác chủ nhiệm lớp của sinh viên trường CĐSP Hà Tây, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học, ĐHSP Hà Nội.

26. Đỗ Hữu Hòa (2008) Đổi mới giáo dục đại học là tiền đề quan trọng để thực

hiện mục tiêu “gắn đào tạo với nhu cầu xã hội”, Tạp chí khoa học và công nghệ, ĐH Đà Nẵng

27. Hoàng Trung Học (2005) Thực trạng nhận thức của giáo viên trường THPT

Nguyễn Tất Thành về tham vấn học đường, Luận văn Thạc sĩ Tâm lý học,

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 117)