Nhận thức là quá trình diễn ra rất phức tạp, bao gồm nhiều giai đoạn, trình độ và vòng khâu khác nhau, song đây là quá trình biện chứng đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành hai giai đoạn: nhận thức cảm tính (gồm cảm giác và tri giác) và nhận thức lý tính (tư duy và tưởng tượng).
1.2.1.2.1. Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu, sơ đẳng trong toàn bộ hoạt động nhận thức của con người. Đặc điểm chủ yếu của nhận thức cảm tính là chỉ phản ánh những thuộc tính bên ngoài, cụ thể của sự vật và hiện tượng đang trực tiếp tác động vào các giác quan của con người. Do đó nhận thức cảm tính có vai trò rất quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ tâm lý của cơ thể với môi trường, định hướng và điều chỉnh hoạt động của con người trong môi trường đó và là điều kiện để xây dựng nên “lâu đài nhận thức” và đời sống tâm lý của con người. Nhận thức cảm tính bao gồm cảm giác và tri giác
Cảm giác là sự phản ánh những thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện
tượng khi chúng đang tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hóa những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành yếu tố của ý thức. V.I. Lênin đã viết: “Cảm giác là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan” [2 tr.267]
Tri giáclà hình ảnh tương đối toàn vẹn về sự vật khi sự vật đó đang trực
tiếp tác động vào các giác quan. Tri giác nảy sinh dựa trên cơ sở của cảm giác, là sự tổng hợp của nhiều cảm giác. So với cảm giác thì tri giác là hình thức nhận thức cao hơn, đầy đủ hơn, phong phú hơn về sự vật.
Ở mức độ nhận thức cảm tính, con người chỉ mới phản ánh các thuộc tính trực quan, riêng lẻ, bề ngoài của sự vật, hiện tượng; phản ánh một cách trực tiếp những sự vật, hiện tượng đang tác động lên các giác quan. Mặt khác, ở mức độ nhận thức cảm tính, con người không thể phản ánh được những dấu hiệu bản chất, bên trong của sự vật, hiện tượng.
Yêu cầu của cuộc sống và hoạt động thực tiễn luôn đòi hỏi con người phải thấu hiểu những cái chưa biết ngày một sâu sắc và chính xác hơn. Đó chính là nhận thức lý tính.
1.2.1.2.2. Nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính là giai đoạn cao hơn nhận thức cảm tính. Đặc điểm nổi bật của nhận thức lý tính là phản ánh những thuộc tính bên trong, những mối liên hệ bản chất của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà con người chưa biết. Do đó nhận thức lý tính có vai trò vô cùng quan trọng trong việt hiểu biết bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng tạo điều kiện để con người làm chủ tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình. Nhận thức lý tính bao gồm tư duy và tưởng tượng.
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó con người chưa biết.
Tư duy là một quá trình tâm lý thuộc nhận thức lý tính, là một mức độ nhận thức mới về chất so với cảm giác và tri giác. Tư duy phản ánh những thuộc tính bên trong, bản chất, những mối liên hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng mà trước đó ta chưa biết. Quá trình phản ánh này là quá trình gián tiếp, độc lập và mang tính khái quát được nảy sinh trên cơ sở hoạt động thực tiễn, từ sự nhận thức cảm tính nhưng vượt xa các giới hạn của nhận thức cảm tính. Tư duy cải tạo lại thông tin của nhận thức cảm tính làm cho chúng có ý nghĩa hơn cho hoạt động của con người. Tư duy vận dụng những cái đã biết để đề ra giải pháp tiết kiệm công sức của con người. Nhờ tư duy, con người hiểu biết sâu sắc và vững chắc về thực tiễn hơn với môi trường và hành động có kết quả cao hơn.
Không phải bất kỳ hoàn cảnh có vấn đề nào, bất kỳ nhiệm vụ nào do thực tiễn đặt ra cũng giải quyết bằng tư duy, tức là có đầy đủ dữ kiện để tìm ra đáp số (giải
pháp) một cách hợp lý, chặt chẽ (chứng minh được một cách tường minh). Trong
những trường hợp này con người không chịu nhắm mắt, bó tay chờ đợi, mà thường tích
Tưởng tượng là một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có.
Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề, tức là trước những đòi hỏi mới, thực tiễn chưa từng gặp, trước những nhu cầu khám phá, phát hiện, làm sáng tỏ cái mới. Tưởng tượng có vai trò rất lớn trong hoạt động lao động và trong đời sống của con người. Tưởng tượng cần thiết cho bất kỳ hoạt động nào của con người. Ý nghĩa quan trọng nhất của tưởng tượng là cho phép con người hình dung được kết quả trung gian và cuối cùng của lao động. Mặt khác tưởng tượng tạo nên những hình mẫu tươi sáng, rực rỡ, chói lọi, hoàn hảo mà con người mong đợi và vươn tới (lý tưởng); nó nâng con người lên trên hiện thực, làm nhẹ bớt những nặng nề, khó khăn của cuộc sống, hướng con người về phía tương lai, kích thích con người hành động để đạt được những kết quả lớn lao.