Thể thức nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 67)

2.2.1. Mẫu nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu là toàn bộ sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục trường và sinh viên chuyên ngành Tâm lý học trường ĐHSP Tp. HCM bao gồm 96 sinh viên năm 1 (hai lớp: lớp 1A và lớp 1B), 43 sinh viên năm 2, 28 sinh viên năm 3 và 27 sinh viên năm 4.

Như vậy có tất cả 5 lớp được chọn với 194 sinh viên. Tổng số phiếu phát ra là 194 và số phiếu hợp lệ là 194.

2.2.2. Công cụ nghiên cứu

Để nghiên cứu những vấn đề trên chúng tôi soạn thảo công cụ nghiên cứu là bảng hỏi bao gồm 21 câu hỏi với cấu trúc được chia làm 3 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Những câu hỏi tìm hiểu mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh

viên. Bao gồm câu 1 đến câu 6, trong đó:

Câu 1: Biết khái niệm “trí tuệ cảm xúc”

Câu 2: Biết khái niệm “nhận biết cảm xúc”

Câu 3: Biết khái niệm “hiểu cảm xúc” Câu 4: Biết khái niệm “làm chủ cảm xúc” Câu 5: Biết khái niệm “điều khiển cảm xúc”

- Nhóm 2: Những câu hỏi tìm hiểu mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc, trong đó:

Câu 6: Khả năng chuyển dịch khái niệm “nhận biết cảm xúc” sang những biểu hiện cụ thể.

Câu 7: Khả năng chuyển dịch khái niệm “hiểu cảm xúc” sang những biểu hiện cụ thể.

Câu 8: Khả năng chuyển dịch khái niệm “làm chủ cảm xúc” sang những biểu hiện cụ thể.

Câu 9: Khả năng chuyển dịch khái niệm “điều khiển cảm xúc” sang những biểu hiện cụ thể.

Câu 10: Khả năng giải thích và ngoại suy khái niệm “nhận biết cảm xúc” qua những tình huống cụ thể.

Câu 11: Khả năng giải thích và ngoại suy khái niệm “hiểu cảm xúc” qua những tình huống cụ thể.

Câu 12: Khả năng giải thích và ngoại khái niệm “làm chủ cảm xúc” qua

những tình huống cụ thể.

Câu 13: Khả năng giải thích và ngoại suy khái niệm “điều khiển cảm xúc” qua những tình huống cụ thể.

Nhóm 3: Những câu hỏi tìm hiểu nguyên nhân và xây dựng biện pháp: bao gồm 8 câu từ câu hỏi 14 đến câu hỏi 21.

2.2.3. Cách tính điểm

Từ câu 1 đến câu 5, sinh viên sẽ được cộng 2 điểm cho những câu trả lời sau đây: 1C; 2C; 3A; 4A; 5B

Kết quả sẽ được xếp loại như sau:

- Từ 9 đến 10: Rất tốt - Từ 8 đến cận 9: Tốt - Từ 7 đến cận 8: Khá - Từ 6 đến cận 7: Trung bình khá - Từ 5 đến cận 6: Trung bình - Từ 4 đến cận 5: Yếu - Dưới 4: Kém

Câu 6 và câu 7: Sinh viên được cộng 0.1 điểm đối với những câu trả lời sau:

6.A, B, D, E 7.A, B. D, E

Câu 8 đến câu 13: Sinh viên được cộng 0.2 điểm cho những câu trả lời sau:

8.A, E 11.5. A, D 9. C, D 12.1. C, D 10.1.A, B 12.2. B, C 10.2.A,D 12.3. B, D 10.3.B,C 12.4. B, D 10.4. B,D 12.5. A, D 10.5.C,D 13.1. A, C, D 11.1. A, B, D 13.2. A, C 11.2. C, D 13.3. A, C 11.3. B,C 13.4. C, D 11.4. A, D 13.5. A, C

Kết quả được xếp loại như sau:

- Từ 8 đến cận 9: Tốt - Từ 7 đến cận 8: Khá - Từ 6 đến cận 7: Trung bình - khá - Từ 5 đến cận 6: Trung bình - Từ 4 đến cận 5: Yếu - Dưới 4: Kém

Từ câu 14 đến câu 17: Căn cứ vào điểm trung bình các mức độ ở mỗi câu

được tính điểm như sau:

Trung bình Mức độ

Câu 14 Câu 16 Câu 15 và câu 17

9.0 – 10.0 Rất thường xuyên Rất quan trọng Rất quan tâm

7.0 – 9.0 Thường xuyên Quan trọng Quan tâm

5.0 – 6.9 Thỉnh thoảng Bình thường Bình thường

3.0 – 4.9 Hiếm khi Không quan trọng Không quan tâm

1.0 – 2.9 Không bao giờ Hoàn toàn không quan trọng Hoàn toàn không quan tâm

2.2.4. Cách xử lý số liệu

- Tính tần số và tỉ lệ lựa chọn

- Tính điểm trung bình và độ lệch chuẩn

- Xếp thứ hạng

- Kiểm nghiệm Anova, so sánh mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc

của sinh viên theo phương diện năm học.

- Tính hệ số tương quan pearson giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của

sinh viên.

2.3. Thực trạng mức độ nhận thức đối với một số vấn đề của trí tuệ cảm xúc ở sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM sinh viên khoa Tâm lý – Giáo dục trường ĐHSP Tp. HCM

2.3.1. Mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên

2.3.1.1. Mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên trên tổng thể

Mức độ biết đối với một số vấn đề của trí tuệ cảm xúc ở sinh viên

chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục và chuyên ngành Tâm lý học khoa Tâm lý – Giáo

Bảng 2.2. Mức độ biết Trí tuệ cảm xúc của sinh viên

STT Biết các khái niệm Tần số Tỉ lệ (%)

1 “Trí tuệ cảm xúc” 157 80.9

2 “Nhận biết cảm xúc” 104 53.6

3 “Hiểu cảm xúc” 133 68.6

4 “Làm chủ cảm xúc” 122 62.9

5 “Điều khiển cảm xúc” 151 77.8

Biểu đồ 2.1. Mức độ biết các khái niệm liên quan đến trí tuệ cảm xúc của sinh viên

Qua bảng 2.2 và qua biểu đồ 2.1 ta thấy trung bình có hơn 50% số sinh viên được hỏi biết và nhớ các khái niệm liên quan đến trí tuệ cảm xúc. Trong đó biết khái niệm “trí tuệ cảm xúc chiếm tỉ lệ cao nhất (80.9%) và thấp nhất là biết khái niệm “nhận biết cảm xúc”. Cụ thể như sau:

- Biết khái niệm “trí tuệ cảm xúc”: Việc biết khái niệm trí tuệ cảm xúc của sinh viên được thể hiện cụ thể trong bảng 2.3:

Bảng 2.3. Mức độ biết khái niệm trí tuệ cảm xúc của sinh viên

Năm Tần số Tỉ lệ (%) 1 65 67.7 2 41 95.3 3 26 92.6 4 25 89.3 Toàn bộ 157 80.9

Qua bảng 2.3 ta thấy có 157 (80.9%) trong tổng số 194 sinh viên biết và nhớ khái niệm trí tuệ cảm xúc của tác giả Phan Trọng Ngọ. Trong đó sinh viên năm thứ hai có tỉ lệ cao nhất (92.6% cả lớp) và thấp nhất là sinh viên năm thứ nhất (67.7% cả lớp). Sở dĩ như vậy là bởi vì theo quy luật của trí nhớ, sinh viên năm thứ hai mới học xong nội dung kiến thức này nên khả năng lưu giữ trong trí nhớ còn tương đối cao. Điều đặc biệt là mặc dù sinh viên năm thứ nhất chưa được học đến trí tuệ cảm xúc song họ vẫn biết đến khái niệm này. Sở dĩ như vậy- theo bạn H sinh

viên năm thứ nhất – là bởi vì: “trí tuệ cảm xúc là một lĩnh vực tương đối mới song

đang thu hút được rất nhiều sự quan tâm đặc biệt trên mạng Internet. Sinh viên là tầng lớp khá nhạy bén trong việc cập nhật những thông tin mới. Vì vậy đối với các bạn sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục mà nói thì lĩnh vực tri thức này càng

được quan tâm và tìm hiểu nhiều hơn” (Kết quả phỏng vấn).

Biểu đồ 2.2. Mức độ biết khái niệm “trí tuệ cảm xúc” của sinh viên

- Biết khái niệm “nhận biết cảm xúc”: Mức độ biết khái niệm “nhận biết cảm xúc” của sinh viên được thể hiện qua bảng 2.4:

Bảng 2.4. Mức độ biết khái niệm “nhận biết cảm xúc” của sinh viên

Năm Tần số Tỉ lệ (%) 1 45 46.8 2 28 65.1 3 14 50.0 4 17 62.9 Toàn bộ 104 53.6

Qua bảng 2.4 ta thấy, số lượng sinh viên biết và nhớ khái niệm “nhận biết cảm xúc” chiếm tỉ lệ thấp nhất trong việc biết các khái niệm liên quan đến trí tuệ cảm xúc. Sở dĩ như vậy là bởi vì theo bạn N sinh viên năm thứ hai, khái niệm này không được trình bày nhiều trong các tài liệu và các bài viết, vì vậy để biết được khái niệm này đòi hỏi sinh viên phải có khả năng suy luận để tìm ra nội hàm của khái niệm, đồng thời phải thông qua những biểu hiện, những tình huống thực tế trong cuộc sống mới có thể khái quát lại thành khái niệm này. Hơn nữa trong câu hỏi này, sinh viên cũng có sự nhầm lẫn giữa các khái niệm: “Nhận biết cảm xúc” đơn giản chỉ là việc “biết đúng cảm xúc của bản thân và cảm xúc của người khác”. Còn “Biết cảm xúc của bản thân cũng như của người khác và biết hành động sẽ xảy ra khi có cảm xúc đó”; “Biết nguyên nhân dẫn đến cảm xúc tích cực và tiêu cực. Biết cách chuyển các cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực” thực ra là những

biểu hiện của việc hiểu cảm xúc vàđiều khiển cảm xúc.

Biểu đồ 2.3. Mức độ biết khái niệm “nhận biết cảm xúc” của sinh viên

- Biết khái niệm “hiểu cảm xúc”: Mức độ biết khái niệm “hiểu cảm xúc” của sinh viên được thể hiện qua bảng 2.5:

Bảng 2.5. Mức độ biết khái niệm “hiểu cảm xúc” của sinh viên Năm Tần số Tỉ lệ (%) 1 61 63.,5 2 32 74.4 3 20 71.4 4 20 74.1 Toàn bộ 133 68.6

Qua bảng 2.5 ta thấy có 68.6% số sinh viên được hỏi biết và nhớ về khái niệm “hiểu cảm xúc”, so với việc biết khái niệm “nhận biết cảm xúc” thì con số này cao hơn. Sở dĩ như vậy là ở câu hỏi này, sự nhầm lẫn giữa các câu trả lời đã có sự giảm bớt, trong đó có 22% số sinh viên cho rằng “hiểu cảm xúc” là “giải thích được những cảm xúc đang diễn ra ở bản thân và ở người khác”. Thực ra đây chỉ là một biểu hiện của việc hiểu cảm xúc, còn khái niệm “hiểu cảm xúc” một cách đầy đủ phải là “khả năng hiểu và thấu cảm được các loại cảm xúc, đồng thời biết nguyên nhân và hậu quả của những loại cảm xúc ấy”.

Biểu đồ 2.4.Mức độ biết khái niệm “hiểu cảm xúc” của sinh viên

- Biết khái niệm “làm chủ cảm xúc”: Mức độ biết khái niệm “làm chủ cảm xúc” của sinh viên được thể hiện qua bảng 2.6:

Bảng 2.6. Mức độ biết khái niệm “làm chủ cảm xúc” của sinh viên Năm Tần số Tỉ lệ (%) 1 55 57.3 2 28 65.1 3 20 71.4 4 19 70.4 Toàn bộ 122 62.9

Qua bảng 2.6 ta thấy có 122 sinh viên (chiếm 62.9%) trong tổng số 194 sinh viên được hỏi biết và nhớ khái niệm “làm chủ cảm xúc”. Trong đó sinh viên năm thứ ba và sinh viên năm thứ tư có tỉ lệ biết và nhớ khái niệm này cao hơn (năm 3: 71.4% cả lớp; năm 4: 70.4% cả lớp) và thấp nhất là sinh viên năm 1 (57.3%). So với khái niệm “nhận biết cảm xúc” và “hiểu cảm xúc” thì khái niệm “làm chủ cảm xúc” đã giảm bớt tính trừu tượng và tính thực tế tăng lên. Bởi vậy việc nắm bắt chính xác được khái niệm này cũng có liên quan ít nhiều đến kinh nghiệm sống của cá nhân. Do đó so với sinh viên năm 1 và năm 2 thì sinh viên năm 3 và năm 4 biết khái niệm này tốt hơn.

Biểu đồ 2.5. Mức độ biết khái niệm “làm chủ cảm xúc” của sinh viên

- Biết khái niệm “điều khiển cảm xúc”: Mức độ biết khái niệm “điều khiển cảm xúc” của sinh viên được thể hiện qua bảng 2.7:

Bảng 2.7. Mức độ biết khái niệm “điều khiển cảm xúc” của sinh viên Năm Tần số Tỉ lệ (%) 1 60 62.5 2 42 97.7 3 25 89.3 4 24 88.9 Toàn bộ 151 77.8

Qua bảng 2.7 ta thấy có 151 (77.8%) trong tổng số 194 sinh viên được hỏi biết và nhớ khái niệm “điều khiển cảm xúc”. Trong đó sinh viên năm thứ hai có tới 97.7% (cả lớp) biết và nhớ khái niệm này, đồng thời sinh viên năm 2 và năm 3 cũng chiếm tỉ lệ khá cao (năm 3: 89.3%; năm 4: 88.9%), thấp nhất là năm 1

(62.5%). Nguyên nhân của thực trạng này trước hết là do việc biết kiến thức liên

quan trực tiếp đến khả năng trí nhớ, do vậy đối với sinh viên năm thứ hai thì lĩnh vực kiến thức này được họ tiếp thu và nghiên cứu còn khá mới mẻ, nên khả năng lưu giữ kiến thức còn tương đối cao, đồng thời đối với sinh viên năm thứ nhất chưa được tiếp xúc với những kiến thức này nhiều, do vậy khả năng biết của họ cũng bị hạn chế. Đối với sinh viên năm thứ 3 và năm thứ tư mặc dù đã được tiếp xúc với lĩnh vực tri thức này trước đó 1 đến 2 năm, tuy nhiên do khả năng hiểu kiến thức và do kinh nghiệm sống phong phú nên việc nhận biết khái niệm “điều khiển cảm xúc” cũng dễ dàng hơn.

- Điểm trung bình: Điểm trung bình mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên được thể hiện trong bảng 2.8:

Bảng 2.8. Điểm trung bình mức độ biết về trí tuệ cảm xúc của sinh viên

Năm Điểm trung bình Độ lệch chuẩn Xếp loại

1 6.5 1.59 Trung bình - khá

2 7.39 1.87 Khá

3 7.42 2.09 Khá

4 6.74 2.01 Trung bình – khá

Toàn bộ 6.87 1.83 Trung bình - khá

Qua bảng 2.8 ta thấy điểm trung bình mức độ biết trí tuệ cảm xúc của

sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục và chuyên ngành Tâm lý học là 6.83 với

độ lệch chuẩn là 1.83. Như vậy sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục và chuyên ngành Tâm lý học trường ĐHSP Tp. HCM biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung

bình – khá. Trong đó sinh viên năm thứ 3 (7.42) và sinh viên năm 2 (7.39) đạt mức

khá; còn lại sinh viên năm 4 (6.87) và sinh viên năm 1 (6.5) đạt mức trung bình - khá. Mặt khác qua bảng 2.8 ta thấy năm 3 có độ lệch chuẩn cao nhất. Như vậy so với năm 1, năm 2 và năm 4 thì năm 3 có sự phân tán về điểm số cao hơn. Mặc dù năm 1 có điểm trung bình thấp nhất song điểm số của năm 1 lại khá đồng đều, độ lệch chuẩn thấp nhất (1.59).

- Sự phân bố tần số các mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên:

+ Trên phương diện toàn bộ: Việc xếp loại mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên được thể hiện qua bảng 2.9:

Bảng 2.9. Sự phân bố tần số các mức độ biết về trí tuệ cảm xúc của SV Năm Mức độ Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % Tần số Tỉ lệ % 1 0 0 18 40.0 44 60.3 30 57.7 4 100 2 11 55.0 9 20.0 13 17.8 10 19.2 0 0 3 6 30.0 10 22.2 7 9.6 5 9.6 0 0 4 3 15.0 8 17.8 9 12.3 7 13.5 0 0 Toàn bộ 20 10.3 45 23.2 73 37.6 52 26.8 4 2.1

Biểu đồ 2.7. Sự phân bố tần số các mức độ biết về trí tuệ cảm xúc của sinh viên

Qua bảng 2.9 và qua biểu đồ 2.7 ta thấy số sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ rất tốt chiếm 10.3% (20 sinh viên), số sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ tốt chiếm 23.2% (45 sinh viên), số sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức khá chiếm 37.6% (73 sinh viên), số sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình chiếm 26.8% (52 sinh viên) và số sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức yếu chiếm 2.1% (4 sinh viên). Trong đó:

• Biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ rất tốt: năm thứ nhất không có sinh

viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ rất tốt. Năm thứ hai có 11 sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ rất tốt, chiếm tỉ lệ cao nhất (55%), tiếp đến là năm thứ ba có 6 sinh viên (chiếm 30%) và năm thứ tư có 3 sinh viên (chiếm 15%).

• Biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ tốt: năm thứ nhất có 18 sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ tốt chiếm tỉ lệ cao nhất (40.0%), tiếp đến là năm thứ ba có 10 sinh viên (chiếm 22.2%), năm thứ hai 9 sinh viên (chiếm 20.0%) và năm thứ tư có 8 sinh viên (chiếm 17.8%).

• Biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ khá: Chiếm tỉ lệ cao nhất là sinh viên

năm 1 (60.3% - 44 sinh viên), tiếp đến là sinh viên năm 2 (17.8% - 13 sinh viên), sinh viên năm 4 (12.3% - 9 sinh viên) và chiếm tỉ lệ thấp nhất là sinh viên năm 3

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 67)