Các mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc theo thang đo

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 60)

1.2.3.2.1. Biết

Biết tức là biết được kiến thức qua sự truyền đạt của thầy. Mục tiêu biết nhấn mạnh nhiều trên các quá trình tâm lý của việc nhớ lại. Vì vậy, cách đơn giản nhất để xác định được là học sinh có biết hay không là thử xem học sinh có nhớ kiến thức hay không, hay các hoạt động liên quan đến ký ức như: mô tả, kể lại, đọc thuộc lòng…

Đối với lĩnh vực trí tuệ cảm xúc, mức độ biết đòi hỏi học sinh phải nắm được các loại kiến thức sau:

- Biết các thuật ngữ: Người học cần phải biết rõ những thuật ngữ và

những dấu hiệu của trí tuệ cảm xúc và phải học những định nghĩa hay ý nghĩa được chấp nhận một cách tổng quát được gắn vào thuật ngữ hay dấu hiệu đó. Ở đây người

học phải biết được thuật ngữ trí tuệ cảm xúc, nhận biết cảm xúc, hiểu cảm xúc, điều khiển cảm xúc, làm chủ cảm xúc; đồng thời phải nắm được nội hàm của những khái niệm này.

- Biết các tri thức bộ phận: Những tri thức bộ phận thuộc về lĩnh vực trí

tuệ cảm xúc bao gồm những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc như: nhận biết những trạng thái cảm xúc của bản thân và của người khác; khả năng hiểu cảm xúc của bản thân và của người khác; khả năng làm chủ cảm xúc của bản thân và điều khiển cảm xúc của người khác. Người học cần nắm được những biểu hiện của thể của những khả năng này.

- Biết các cách thức và phương tiện tiếp cận với tri thức bộ phận: Ở đây

là làm thế nào để nhận biết đúng trạng thái cảm xúc của bản thân và người khác? Làm thế nào để hiểu được nguyên nhân và hậu quả của những loại cảm xúc ấy? Và làm thế nào để làm chủ cảm xúc của bản thân và điều khiển cảm xúc của người khác?

1.2.3.2.2. Hiểu

Hiểu liên quan đến sự đa dạng của thông tin hơn là bản thân thông tin đã được viết bằng lời. Hiểu trí tuệ cảm xúc tức là phải có khả năng chuyển dịch, giải thích, ngoại suy những vấn đề liên quan đến trí tuệ cảm xúc. Hiểu trí tuệ cảm xúc trước hết phải có khả năng chuyển dịch những thuật ngữ trừu tượng như trí tuệ cảm xúc, nhận biết cảm xúc, hiểu cảm xúc, làm chủ cảm xúc, điều khiển cảm xúc qua những biểu hiện cụ thể của nó. Hiểu trí tuệ cảm xúc còn phải xác định được trong những tình huống cụ thể có thể xảy ra những loại cảm xúc nào, xác định nguyên nhân dẫn đến những trạng thái cảm xúc đó, đồng thời phải xác định được những phương cách, cách thức để điều chỉnh, làm chủ những trạng thái cảm xúc đó sao

cho những cảm xúc đó mang lại những hiệu quả tốt nhất và hạn chế thấp nhất

những ảnh hưởng tiêu cực của nó. Hành vi này theo Bloom được gọi là giải thích.

Khả năng giải thích yêu cầu người học phải trả lời được câu hỏi: khi thành công hay

thất bại, có thể có những cảm xúc nào xảy ra? Khi nào người ta có cảm xúc sợ hãi hoặc xấu hổ? Và làm thế nào để biến cảm xúc tiêu cực thành cảm xúc tích cực? Những kết luận này được rút ra dựa trên những điều đã xảy ra đã được minh chứng

trong cuộc sống thực tế của chính bản thân người học hoặc cũng có thể là những kinh nghiệm mà người học có được trong quá trình học tập, đọc sách báo, tài liệu…

Việc hiểu trí tuệ cảm xúc không chỉ dừng lại ở đó mà còn đòi hỏi người học phải có một khả năng ngoại suy, tức là phải phân biệt được trong các kết luận được rút ra, kết luận nào có khả năng xảy ra nhất và kết luận nào mang lại kết quả nhất? Chẳng hạn khi xấu hổ vì một lỗi nhỏ trong cơ quan, người ta thường thu mình lại, hướng nội hơn hoặc người ta sẽ tự ti hơn. Vậy trong hai cảm xúc đó cảm xúc nào thường xuất hiện nhiều hơn? Hoặc khi muốn làm cho người thân nguôi giận vì bản thân mình đã trót quên làm một việc nhà quan trọng nào đó, người ta có thể xin lỗi người đó hoặc là hứa lần sau sẽ không quên như vậy nữa. Vậy trong hai cách làm đó cách làm nào sẽ mang lại hiệu quả cao nhất hay thực hiện đồng thời cả hai hành vi đó sẽ mang lại hiệu quả cao hơn?...

1.2.3.2.3. Áp dụng

Theo Benjamin Bloom, việc thể hiện sự thông hiểu chỉ ra rằng người học có thể dùng khái niệm trừu tượng khi cách dùng nó được định rõ. Việc thể hiện của việc áp dụng chỉ ra rằng người học sẽ dùng nó một cách đúng đắn, khi được cho một hoàn cảnh thích hợp trong đó không có một cách giải quyết nào được định rõ. Hay nói cách khác, việc áp dụng nhấn mạnh đến cách giải quyết của vấn đề. Mức độ nhận thức này đòi hỏi tính sáng tạo và linh hoạt của người học trong việc vận dụng những kiến thức đã học trong những tình huống chưa có trong kinh nghiệm của bản thân. Đối với lĩnh vực trí tuệ cảm xúc, khi được hỏi “trong tình huống căng thẳng, làm thế nào để giảm sự căng thẳng đó một cách hiệu quả?” Người học có thể đưa ra nhiều phương án như thiền, tập thể dục, hoặc tham gia một hoạt động giải trí nào đó. Nhưng trong thực tế nếu gặp tình huống này, chưa chắc họ đã thực hiện như vậy. Có người lao vào làm việc, có người chỉ biết chìm đắm trong sự căng thẳng. Vì vậy trong việc phát triển nhận thức của người học, không chỉ đòi hỏi họ phải thông hiểu được kiến thức mà còn đòi hỏi họ trong cuộc sống thực tế phải biết vận dụng những kiến thức đó một cách hiệu quả.

1.2.3.2.4. Phân tích

Đối với lĩnh vực trí tuệ cảm xúc người học cần phải phân tích đươc

các yếu tố, các thành phần cấu tạo nên trí tuệ cảm xúc. Ở đây bao gồm các yếu tố:

nhận biết cảm xúc, hiểu cảm xúc, làm chủ cảm xúc và điều khiển cảm xúc. Bên cạnh đó người học cần phần tích được mối quan hệ bên trong cũng như mối quan hệ bên ngoài giữa các yếu tố đó. Nguyên tắc cấu trúc của các yếu tố này là đi từ những yếu tố đơn giản, cơ bản, nền tảng đến những yếu tố khó khăn, phức tạp nói lên toàn bộ quá trình xử lý những thông tin về cảm xúc và ứng xử bằng trí tuệ cảm xúc.

1.2.3.2.5. Tổng hợp

Đối với lĩnh vực trí tuệ cảm xúc mục tiêu tổng hợp trước hết đòi hỏi người học phải có khả năng thu thập tài liệu và thông tin liên quan đến trí tuệ cảm xúc. Trên cơ sở của sự phân loại, sắp xếp, hệ thống hóa chúng theo từng mảng nhất định. Chẳng hạn xét theo ngôn ngữ thì có các tác phẩm nghiên cứu ở nước ngoài và các tác phẩm nghiên cứu ở Việt Nam. Xét về tính chất, có các tác phẩm nghiên cứu về mặt lý luận và các tác phẩm nghiên cứu ứng dụng và thực trạng. Mặt khác xét về mặt nội dụng, mục tiêu tổng hợp cũng đòi hỏi người học có khả năng tập hợp lại tất cả những kiến thức, những tình huống theo từng biểu hiện của trí tuệ cảm xúc như nhận biết cảm xúc, hiểu cảm xúc, làm chủ cảm xúc và điều khiển cảm xúc. Để tổng hợp tốt tất yếu đòi hỏi người học phải có khả năng biết được nhiều vấn đề, hiểu sâu sắc chúng, vận dụng và phân loại chúng theo những tiêu chí nhất định của lĩnh vực trí tuệ cảm xúc.

1.2.3.2.6. Đánh giá

Đối với lĩnh vực trí tuệ cảm xúc, người học cần phải đánh giá đúng

vai trò và giá trị của trí tuệ cảm xúc trong từng lĩnh vực của đời sống như trong học

tập, trong quan hệ giao tiếp xã hội, trong hoạt động nghề nghiệp… Thực tế các tác

giả khi nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc đã có sự đánh giá rất cao vai trò quan trọng

của trí tuệ cảm xúc đối với sự thành công và hạnh phúc của cá nhân. Chính vì vậy

ngay từ khi tiếp cận lĩnh vực tri thức này người học đã có thể nắm bắt được giá trị

trị đó trong cuộc sống thực tế của bản thân mình chẳng hạn đánh giá sự ảnh hưởng

của trí tuệ cảm xúc đến kết quả học tập của bản thân, ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc

tới quan hệ bạn bè, ảnh hưởng của trí tuệ cảm xúc đối với hoạt động nghề mà mình

đang theo đuổi… Việc đánh giá cao vai trò của trí tuệ cảm xúc sẽ giúp người học

tích cực, hăng say trong quá trình tìm hiểu kiến thức, mong muốn được hiểu sâu sắc

chúng và tích cực vận dụng chúng trong đời sống thực tế của bản thân.

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 56 - 60)