Các mức độ nhận thức theo thang đo của Benjamin Bloom

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 47)

Benjamin Bloom (1913 - 1999) là nhà tâm lý học Mỹ chuyên nghiên cứu

về lĩnh vực nhận thức gắn với giáo dục. Học thuyết về phân loại tư duy chú trọng đến lĩnh vực nhận thức nhằm mục tiêu giáo dục được ông công bố trong cuốn sách Thang phân loại tư duy vào năm 1956. Bloom cho rằng tư duy gồm sáu mức độ và được sắp xếp từ đơn giản nhất, tức là nhớ lại kiến thức, đến phức tạp nhất, tức là đánh giá về giá trị và tính hữu ích của một ý tưởng. Các mức độ này chính là các kỹ năng trong lĩnh vực nhận thức xoay quanh kiến thức, hiểu, và vận dụng tư duy vào một lĩnh vực nào đó với các quá trình phân tích, tổng hợp và đánh giá. Thang phân loại tư duy truyền thống này đã được chấp nhận rộng rãi và được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực cho tới ngày nay.

Theo Bloom, lĩnh vực tri thức được chia thành sáu phạm trù chủ yếu, sắp xếp theo mức độ tăng dần gồm Biết (Knowledge), Hiểu (Comprehension), Ứng dụng (Application), Phân tích (Analysis), Tổng hợp (Synthesis) và Đánh giá (Evaluation).

1.2.1.3.1. Biết

Biết được định nghĩa ở đây là sự nhớ lại những chi tiết, những cái chung, nhớ lại các phương pháp là quá trình, hay nhớ lại một kiểu loại, một cấu trúc hay một tập hợp. Với mục đích đo lường, hoàn cảnh nhớ lại là việc tái tạo trong đầu óc tài liệu thích hợp. Mặc dù sự thay đổi tài liệu có thể là cần thiết, nhưng đây là phần tương đổi nhỏ của nhiệm vụ. Mục tiêu biết nhấn mạnh nhiều trên các quá trình tâm lý của việc nhớ lại. Quá trình liên hệ bao gồm một hoàn cảnh trắc nghiệm tri thức đòi hỏi việc tổ chức hay tổ chức lại vấn đề mà hoàn cảnh đó cung cấp các dấu hiệu và các đầu mối cho thông tin và tri thức mà cá nhân đó có. Nói một cách hình tượng nếu người ta nghĩ rằng trí óc giống như là một hồ sơ thì khó khăn trong một hoàn cảnh trắc nghiệm sự hiểu biết là vấn đề tìm ra trong vấn đề hay nhiệm vụ các dấu hiệu, các gợi ý, các tín hiệu phù hợp mà sẽ làm rõ một cách hiệu quả nhất bất cứ tri thức nào mà được lưu giữ hay cất giữ.

Ở mức độ này học sinh có thể nắm được cácloại tri thức sau:

* Biết tri thức bộ phận: Tri thức bộ phận được hiểu là hạt nhân nhỏ của sự vật hay thông tin trong mỗi lĩnh vực tri thức. Tri thức bộ phận không chỉ hữu ích đối với những người làm việc trong lĩnh vực đó trong chính dạng chúng được mô tả và cần ít hoặc không cần sự thay đổi cách sử dụng hay áp dụng vào một lĩnh vực

Biết Thông hiểu Ứng dụng Phân tích Tổng hợp Đánh giá

khác, mà tri thức bộ phận còn trở thành những yếu tố cơ bản mà học sinh phải biết khi họ làm quen với lĩnh vực đó hay giải quyết bất cứ vấn đề gì trong lĩnh vực đó. Những tri thức bộ phận này thường là những dấu hiệu có các sự vật cụ thể và một

phần lớn thì ở mức độ trừu tượng tương đối thấp. Để phân loại, tri thức bộ phận có

thể được phân biệt từ những loại tri thức phức tạp hơn theo đặc trưng của chính loại đó nghĩa là chúng có thể được phân ra thành những yếu tố hay những đơn vị có ý nghĩa và giá trị riêng.

* Biết các thuật ngữ: Tri thức về những vật dụng cho những dấu hiệu bằng lời hay không bằng lời đặc biệt: Điều này có thể gồm tri thức về những sự vật tiêu biểu được chấp nhận một cách tổng quát nhất, tri thức về sự đa dạng của các dấu hiệu có thể được dùng cho một sự vật riêng lẻ hay tri thức về sự vật phù hợp nhất với cách dùng một dấu hiệu đã cho trước.

Có thể nói rằng tri thức căn bản nhất trong lĩnh vực riêng biệt là thuật ngữ của nó. Mỗi lĩnh vực chứa đựng một số lớn các dấu hiệu cả bằng lời và không bằng lời, có những vật đặc biệt. Những dấu hiệu này tiêu biểu cho ngôn ngữ căn bản của một lĩnh vực, một loại tốc ký mà những người làm trong lĩnh vực đó dùng để diễn đạt điều họ biết. Trong bất cứ một cố gắng nào của những người làm việc trong một lĩnh vực nào đó thì họ phát hiện ra là cần phải sử dụng một số những dấu hiệu và thuật ngữ đặc biệt mà họ đã nghĩ ra. Trong nhiều trường hợp họ không thể thảo luận những vấn đề trong lĩnh vực của họ nếu không sử dụng những thuật ngữ cơ bản trong lĩnh vực đó. Hay nói cách khác, họ không thể nghĩ gì về các hiện tượng trong một lĩnh vực trừ phi họ phải dùng những thuật ngữ và dấu hiệu của lĩnh vực đó. Người học cần phải biết rõ những thuật ngữ và những dấu hiệu này và phải học những định nghĩa hay ý nghĩa được chấp nhận một cách tổng quát được gắn vào thuật ngữ hay dấu hiệu đó giống như nhà chuyên môn trong một lĩnh vực phải thông báo cho nhau hiểu bằng cách sử dụng những thuật ngữ này, vì thế người học hay cá nhân người đọc thông tin này phải có kiến thức về những dấu hiệu và vật mà dấu hiệu đó ám chỉ trước khi người đó có thể lĩnh hội hay suy nghĩ về các hiện tượng của lĩnh vực đó.

* Biết các sự kiện riêng lẻ: Hiểu biết về ngày tháng, sự kiện, con người, địa danh và các nguồn tri thức… Điều này có thể gồm những thông tin rất chính xác của một sự kiện hoặc tầm quan trọng thực sự của một hiện tượng. Nó cũng có thể gồm những thông tin gần đúng như là một thời điểm hiện tượng xảy ra hoặc mức độ quan trọng tổng quát của một hiện tượng… Tri thức về những sự kiện riêng lẻ liên quan đến những hiện tượng có thể được tách ra thành những yếu tố rời rạc riêng rẽ đối lại những hiện tượng có thể chỉ được biết trong một phạm vi lớn hơn.

Trong mỗi lĩnh vực có một số lượng lớn ngày tháng, biến cố, con người, địa điểm, kết quả nghiên cứu… được nhà chuyên môn biết đến tiêu biểu cho những kết quả hay tri thức về lĩnh vực đó. Những sự kiện dặc biệt như thế cũng tiêu biểu cho những yếu tố cơ bản mà một chuyên gia phải dùng để thông hiểu về lĩnh vực đó và để suy nghĩ về những vấn đề hay chủ đề đặc biệt trong lĩnh vực đó. Loại tri thức này cũng bao gồm cả những tri thức về những cuốn sách, những bài viết và những nguồn thông tin chuyên biệt về những chủ đề hay những vấn đề riêng biệt.

* Biết cách thức và phương tiện tiếp cận với tri thức bộ phận: Tri thức các cách thức tổ chức, nghiên cứu đánh giá và phê bình các ý tưởng và hiện tượng: bao gồm phương pháp điều tra, sự nhất quán theo thời gian và các tiêu chuẩn đánh giá trong một lĩnh vực cũng như các kiểu tổ chức bên trong chính những phạm vi của các lĩnh vực đó.

Mỗi lĩnh vực môn học có một số kỹ thuật, tiêu chuẩn, cách phân loại và các hình thức được dùng để khám phá các tri thức bộ phận cũng như tiếp cận chúng, một khi chúng được phát hiện. Những điều này khác với tri thức bộ phận trong đó chúng tạo thành những kết nối giữa các tri thức bộ phận các thao tác cần thiết để thiết lập hay tiếp cận những tri thức bộ phận và những tiêu chuẩn thông qua đó người ta phán đoán và đánh giá các tri thức bộ phận.

- Tri thức về các quy ước: Tri thức về các cách thức riêng để nghiên cứu

và mô tả các ý tưởng và hiện tượng. Đây là cách sử dụng các kiểu loại và thực hành

được sử dụng trong một lĩnh vực vì những người làm việc trong lĩnh vực đó phát hiện chúng phù hợp với các hiện tượng mà họ tiếp cận. Điều này có thể bao gồm

những hiện tượng khác nhau như những dấu hiệu quy ước được dùng trong việc sắp xếp và trong các tự điển, các quy luật các hành vi xã hội và luật lệ, kiểu loại hay các thực hành thường được sử dụng trong các lĩnh vực học thuật.

Có nhiều quy ước và quy luật mà những người làm việc trong một lĩnh vực nào đó nhận thấy rất hữu dụng để tiếp cận với các hiện tượng của lĩnh vực đó. Mặc dù những quy ước như thế có thể giữ lại do thói quen hay truyền thống hơn là tính hữu ích của nó, chúng ở số thời điểm những quy ước đó được xem là tiêu biểu đặc biệt trong việc đưa ra một số cấu trúc đối với các hiện tượng. Thường thường những quy ước này xuất hiện một cách độc đoán bởi vì chúng được phát triển hay lưu giữ lại do sự nhất trí hay tán thành giữa những người làm việc trong lĩnh vực đó.

Chúng thường đúng chỉ khi xét về phương diện định nghĩa và thực tiễn hơn là kết

quả của một nghiên cứu hay quan sát.

- Tri thức về các tiêu chuẩn. Tri thức về các tiêu chuẩn qua đó người ta

kiểm nghiệm hay đánh giá các sự kiện, nguyên tắc, ý kiến và hạnh kiểm.

- Tri thức về phương pháp luận: Tri thức về các phương pháp điều tra,

các kỹ thuật và các cách thức được sử dụng trong một lãnh vực môn học đặt biệt cũng như được sử dụng trong nghiên cứu các vấn đề và hiện tượng đặc biệt.

* Tri thức về cái tổng thể và cái trừu tượng trong một lĩnh vực:

Tri thức về các ý tưởng chính, các lược đồ, các kiểu loại qua đó người ta sắp xếp các hiện tượng và các ý tưởng.

Có nhiều cấu trúc, lý thuyết và sự khái quát hóa rộng rãi chi phối một lĩnh vực môn học hoặc luôn luôn được sử dụng để nghiên cứu các hiện tượng hay giải quyết vấn đề. Đây là mức độ cao nhất của tính trừu tượng và phức hợp.

Những khái niệm này gom một số lớn các dữ kiện và sự kiện lạ, mô tả

các qui trình và mối liên hệ qua lại giữa chúng, và vì thế giúp các nhà nghiên cứu tổ chức cái toàn thể dưới một dạng cô đọng.

Điều này hướng tới những ý tưởng và những kế hoạch rộng lớn mà người học khó lĩnh hội. Những ý tưởng và kế hoạch này luôn luôn quá khó vì người học không được làm quen với toàn bộ các hiện tượng mà cái tổng thể đã được dự định

tóm tắt hay tổ chức. Tuy nhiên khi người học đạt tới trình độ hiểu chúng thì người học đã có được một phương tiện để liên hệ và tổ chức nhiều nội dung môn học và kết quả là người học có thể hiểu biết sâu sắc hơn cũng như nhớ được nhiều tri thức hơn trong lĩnh vực đó.

- Tri thức về các nguyên tắc và tính khái quát hóa

Tri thức về cái trừu tượng riêng biệt tóm tắt các quan sát các hiện tượng. Đây là cái trừu tượng hoặc xác định một hành động hay phương hướng phù hợp và tương xứng nhất được thực hiện.

Tri thức về một khối lượng các nguyên tắc và sự khái quát hóa cùng các mối liên hệ bên trong của chúng thể hiện một quan điểm hệ thống, toàn vẹn và rõ

ràng về một hiện tượng, một vấn đề hay một lĩnh vực phức hợp.

1.2.1.3.2. Hiểu

Mặc dù thuật ngữ “hiểu” thường được gắn với đọc: đọc hiểu, cách dùng của từ này ở đây có nghĩa rộng khi nó liên quan đến sự đa dạng của thông tin hơn là nó được chứa đựng trong các tài liệu bằng lời đã được viết.

*Chuyển dịch: Thông hiểu được chứng minh bằng sự cẩn thận và chính xác qua đó thông tin được giải thích hoặc dịch từ một ngôn ngữ hoặc một dạng của thông tin khác. Chuyển dịch được đánh giá trên cơ sở của sự trung thực và chính xác, nghĩa là một phạm vi mà chất liệu trong thông tin nguyên thủy được giữ lại mặc dù hình thức thông tin đã được biến đổi.

Hành vi chuyển dịch chiếm vị trí chuyển tiếp giữa các hành vi được xếp vào phạm trù tri thức và các loại hành vi được mô tả dưới tựa đề giải thích, ngoại suy, phân tích, tổng hợp và đánh giá. Chúng ta thường sẽ phát hiện ra rằng năng lực cá nhân trong chuyển dịch thì tùy thuộc vào tri thức có sẵn cần thiết hoặc tri thức tương ứng. Điều này cũng đúng trừ phi một cá nhân đưa ra ý nghĩa đã được hàm chứa đối với mỗi phần khác nhau của một thông tin hoặc bằng nội dung gần gũi hoặc gần sát thì anh ta sẽ không thể suy nghĩ phức tạp hơn về một thông tin. Đối với cách suy nghĩ như thế, một thuật ngữ đưa ra trong một thông tin phải tượng trưng một khái niệm tổng quát hoặc ngay cả một tổng số các ý tưởng thích hợp đối với

một cá nhân. Một ý tưởng trừu tượng cần đổi thành các thuật ngữ cụ thể hay thông dụng để giúp cho việc suy nghĩ sâu sắc hơn về một số vấn đề được mô tả qua thông tin đó. Đôi khi một phần của thông tin được mở rộng có thể cần được chuyển thành các thuật ngữ hay dấu hiệu ngắn hơn, hoặc trừu tượng hơn để suy nghĩ dễ dàng hơn. Loại chuyển dịch này có thể áp dụng vào các hành vi phức tạp hơn như phân tích, tổng hợp hay áp dụng, khi việc giảng dạy trước đó chưa làm rõ rệt việc chuyển dịch như thế. Mặt khác, khi giảng dạy nhấn mạnh trên những điểm đặc biệt đã có việc chuyển dịch có thể na ná như sự nhớ lại đơn giản tri thức.

Ở mức độ này, có thể có các mục tiêu sau:

+ Khả năng chuyển dịch một vấn đề đã cho trong cách diễn đạt kỹ thuật hay trừu tượng sang cách diễn đạt cụ thể hay ít trừu tượng hơn.

+ Khả năng chuyển dịch một phần dài của thông tin thành những thuật ngữ ngắn hơn hay trừu tượng hơn.

+ Khả năng chuyển dịch một vấn đề trừu tượng, như một số nguyên tắc tổng quát bằng cách đưa ra một thí dụ hay một minh họa. Chuyển dịch từ hình thức dấu hiệu thành một hình thức hoặc ngược lại.

+ Khả năng chuyển dịch các mối quan hệ được diễn đạt dưới hình thức dấu hiệu gồm các thí dụ, bản đồ, sơ đồ, đồ thị và các công thức toán và các công thức khác, thành lời và ngược lại với các khái niệm toán học cho sẵn bằng lời có khả năng chuyển thành các thuật ngữ không gian và thị giác.

+ Khả năng chuẩn bị cách trình bày bằng đồ thị của hiện tượng vật lý hay của các dữ kiện ghi nhận được hoặc quan sát được.

+ Khả năng đọc các bản nhạc có bè, khả năng đọc một đề án kiến trúc. + Chuyển dịch từ một hình thức bằng lời thành một hình thức khác.

+ Khả năng chuyển dịch các câu nghĩa bóng (ẩn dụ, tượng trưng, châm biếm, ngoa dụ) thành tiếng Anh thông thường.

+ Khả năng lĩnh hội ý nghĩ của các từ đặc biệt trong một bài thơ trong ngữ cảnh của các từ đó.

+ Khả năng dịch (dùng hoặc không dùng tự điển) đoạn văn xuôi hay thơ của tiếng nước ngoài ra tiếng Anh hay.

* Giải thích

Để giải thích một thông tin người đọc trước tiên phải có thể chuyển dịch mỗi phần chính của thông tin ấy. Thông tin này không chỉ có các từ, các đoạn, câu mà còn có các cách thể hiện khác nhau được dùng. Sau đó người đọc phải có thể đi sâu dịch từng phần của thông tin để lĩnh hội các mối quan hệ giữa các phần khác nhau của nó, để sắp đặt theo thứ tự và sắp đặt lại thông tin trong đầu của anh ta để đảm bảo có một cái nhìn toàn diện về những gì thông tin hàm chứa và để liên hệ nó với kho kinh nghiệm các ý tưởng riêng của anh ta. Giải thích cũng bao hàm khả năng nhận ra những cái cơ bản và phân biệt chúng với các phần ít cơ bản hơn hay với các phương diện tương đối không thích hợp với thông tin. Điều này đòi hỏi khả

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 28 - 47)