sánh giữa các năm
Sự khác nhau về mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc giữa các năm được thể hiện qua bảng 2.11:
Bảng 2.11.So sánh mức độ biết trí tuệ cảm xúc của sinh viên theo năm học
Biết các KN Năm học “Trí tuệ cảm xúc” “Nhận biết cảm xúc” “Hiểu cảm xúc” “Làm chủ cảm xúc” “Điều khiển cảm xúc” Điểm trung bình Điểm trung bình Năm 1 1.58 0.9 1.39 1.35 1.25 6.5 Năm 2 1.58 1.3 1.48 1.06 1.95 7.39 Năm 3 1.85 1.0 1.35 1.42 1.78 7.42 Năm 4 1.55 1.25 1.1 1.03 1.77 6.74 P 0.39 0.16 0.4 0.18 0.00 0.019
Ghi chú: Với mức xác suất α = 0.05. Nếu P < 0.05: có sự khác biệt ý nghĩa.
Qua bảng 2.11 ta thấy có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức độ biết khái niệm “điều khiển cảm xúc” (P = 0.00 < 0.05) và ở điểm trung bình (P = 0.019 < 0.05). Ở mức độ biết khái niệm “điều khiển cảm xúc” ta thấy có sự chênh lệch đáng kể ở điểm trung bình giữa năm 2 (1.95) và năm 1 (1.25). Trong đó cao nhất là năm 2 (1.95), đến năm 3 (1.78), năm 4 (1.77) và thấp nhất là năm 1 (1.25). Ở điểm trung bình chung mức độ biết trí tuệ cảm xúc ta cũng thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa năm 3 (7.42) và năm 1 (6.5). Trong đó dẫn đầu về điểm trung bình là năm 3 (7.42), tiếp đến là năm 2 (7.39), năm 4 (6.74) và thấp nhất là năm 1 (6.5). Điều này có thể là do sự khác biệt về kinh nghiệm sống, hơn nữa năm 2, năm 3 và năm 4 đã được tiếp cận và học về trí tuệ cảm xúc một cách bài bản, vì vậy có thể tri thức có được
mang tính sâu sắc hơn. Tuy nhiên sinh viên có điểm trung bình cao nhất là sinh viên năm 3, không phải sinh viên năm 4. Sở dĩ như vậy là do sinh viên năm 4 đã học về trí tuệ cảm xúc hai năm trước đó, hơn nữa trong năm học cuối cùng họ phải dành thời gian cho nhiều lĩnh vực khác như thực tập, chuẩn bị tốt nghiệp ra trường, vì vậy không có thời gian để ôn lại và mở rộng thêm vốn kiến thức về lĩnh vực này.
Như vậy xét về điểm trung bình, sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục và chuyên ngành Tâm lý học trường ĐHSP Tp. HCM có điểm trung bình biết trí tuệ cảm xúc đạt mức trung bình khá. Năm 2 và năm 3 biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ khá; năm 1 và năm 4 biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình – khá. Trong đó sinh viên năm 3 có điểm trung bình cao nhất; tiếp đến là năm 2 – năm 4 và thấp nhất là năm 1. Sự khác biệt về điểm trung bình mức độ biết trí tuệ cảm xúc giữa năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4 là sự khác biệt có ý nghĩa.
Xét trên phương diện biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ rất tốt: chiếm tỉ lệ cao nhất là sinh viên năm 2; tiếp đến là sinh viên năm 3 – năm 4 và năm 1 không có
sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ rất tốt.
Xét trên phương diện biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ tốt: chiếm tỉ lệ cao nhất là sinh viên năm 1; tiếp đến là năm 3 – năm 2 và năm 4.
Xét trên phương diện biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ khá: chiếm tỉ lệ cao nhất là sinh viên năm 1 – năm 2 – năm 4 và năm 3.
Xét trên phương diện biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ trung bình: chiếm tỉ lệ cao nhất là sinh viên năm 1; tiếp đến là sinh viên năm 2 – năm 4 và năm 3.
Xét trên phương diện biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ yếu: chỉ có 4 sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ yếu đều là sinh viên năm 1. Năm 2, năm 3, năm 4 không có sinh viên biết trí tuệ cảm xúc ở mức độ yếu.