Mối quan hệ giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 104)

Bàng 2.23.Tương quan giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Toàn bộ

Tương quan bội R = 0.379(**) R2 = 0.1436 R = 0.140 R2 = 0.019 R = 0.584(**) R2 = 0.341 R = 0.575(**) R2 =0.32 R = 0.426(**) R2 = 0.181

Ghi chú: Những giá trị có ý nghĩa thống kê được đánh dấu bằng (**

)

Qua bảng 2.23 ta thấy: Có sự tương quan nhất định giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên. Xét trên toàn bộ sinh viên thì mối tương quan giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc là mối tương quan có ý nghĩa.

Với R = 0.426: tỉ lệ đóng góp thực tế của biết trí tuệ cảm xúc vào hiểu

trí tuệ cảm xúc của sinh viên là R2

= (0.426)2 = 0.181 = 18.1%

Xét theo phương diện năm học chỉ có tương quan giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm 2 là tương quan không có ý nghĩa. Còn lại tương quan giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm 1, năm 3 và năm 4 là tương quan có ý nghĩa.

Đối với năm 1, với R = 0.379: tỉ lệ đóng góp thực tế của biết trí tuệ

cảm xúc vào hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm 1 là R2 = 0.1436 = 14.36%.

Đối với sinh viên năm 3, với R = 0.584: tỉ lệ đóng góp thực tế của biết

trí tuệ cảm xúc vào hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm 3 là R2 = 0.341 = 34.1%.

Đối với sinh viên năm 4, với R = 0.575: tỉ lệ đóng góp thực tế của biết

trí tuệ cảm xúc vào hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên năm 4 là R2

= 0.33 = 33.0%. Như vậy giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành

Tâm lý – Giáo dục và chuyên ngành Tâm lý học trường ĐHSP Tp. HCM có mối

xúc cao thì điểm trung mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc cũng cao. Trong đó năm 3 có mối tương quan giữa biết và hiểu trí tuệ cảm xúc cao nhất, năm 3 cũng có số điểm trung bình mức độ biết trí tuệ cảm xúc và hiểu trí tuệ cảm xúc cao nhất trong các năm và thấp nhất là năm 1. Đối với năm 2 mặc dù có điểm trung bình mức độ biết trí tuệ cảm xúc cao thứ hai (sau năm 3), tuy nhiên lại có điểm trung bình mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc xếp thứ ba (sau năm 3 và năm 4). Như vậy có thể thấy rõ rằng sinh viên năm thứ 2 mới được học xong về trí tuệ cảm xúc nên mức độ nhớ tri thức của họ còn cao, tuy nhiên mức độ hiểu trí tuệ cảm xúc của họ ở mức độ chưa cao, chứng tỏ việc hiểu trí tuệ cảm xúc còn chịu ảnh hưởng của yếu tố kinh nghiệm sống và mức độ trải nghiệm của sinh viên.

Tóm lại, sinh viên chuyên ngành Tâm lý – Giáo dục và chuyên ngành Tâm lý học trường ĐHSP Tp. HCM biết trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình – khá và hiểu trí tuệ cảm xúc ở mức trung bình.

Sinh viên năm 3 có điểm trung bình mức độ biết và hiểu trí tuệ cảm xúc cao nhất, năm 1 có điểm trung bình mức độ biết và hiểu trí tuệ cảm xúc thấp nhất.

Có sự khác biệt ý nghĩa mức độ biết và hiểu trí tuệ cảm xúc giữa sinh viên năm 1, năm 2, năm 3 và năm 4.

Một phần của tài liệu Thực trạng mức độ nhận thức về trí tuệ cảm xúc của sinh viên chuyên ngành tâm lý – giáo dục trường đại học sư phạm thành phố hồ chí minh (Trang 103 - 104)