Giải pháp về tuyên truyền giáo dục

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh cần thơ (Trang 68)

3. Một số giải pháp cơ bản đẩy nhanh tiến độ CPH DNNN ở tỉnh Cần thơ.

3.7. Giải pháp về tuyên truyền giáo dục

3.7.1. Giáo dục nhận thức.

Làm cho các cấp, các ngành, các DNNN quán triệt sâu sắc và cĩ nhận thức đúng đắn về chủ trương, chính sách và giải pháp sắp xếp, CPH DNNN với lộ trình cụ thể cho từng năm của tỉnh, từ đĩ triển khai tổ chức thực hiện với hành động kiên quyết, mạnh mẽ, tạo ra sự chuyển biến tích cực ngay trong năm 2000 này. Đồng thời, làm cho nhân dân, đặc biệt là người lao động trong các DNNN hiểu rõ mục tiêu đổi mới và phát triển DNNN là làm cho khu vực DNNN mạnh lên, cĩ sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế-xã hội cao hơn, vốn đầu tư của Nhà nước vào DN cĩ hiệu quả hơn, việc làm và thu nhập của người lao động được đảm bảo bằng phát triển sản xuất, kinh doanh và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước. Người lao động và nhà

đầu tư cĩ cơ hội thực sự làm chủ DN thơng qua mua cổ phần, nhận cổ phần (trong trường hợp giao DNNN).

CPH, giao, khốn, bán, cho thuê DNNN xuất phát từ yêu cầu phát triển của DN, nhằm huy động thêm vốn của cả trong DN lẫn ngồi xã hội để đầu tư mở rộng ngành nghề, hiện đại hĩa cơng nghệ, tạo thêm việc làm, phân cơng lại lao động, phát triển sản xuất, tăng thêm khả năng cạnh tranh, tích lũy cho DN, đĩng gĩp cho ngân sách và thu nhập của người lao động.

3.7.2. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành và các DNNN .

Trong cơng tác tuyên truyền giáo dục cũng phải làm cho các cấp, các ngành, các DNNN hiểu rõ trách nhiệm của mình.

- Đối với Ban Đổi mới Quản lý DN tỉnh và các ngành thì tiến hành phân loại, lập và giao kế hoạch CPH, đơn đốc các DN CPH theo lịch trình đã định sẵn và cùng với các DNNN tháo gỡ các khĩ khăn để kiên quyết thực hiện CPH theo kế hoạch, khơng thay đổi danh mục các DNNN đã cĩ quyết định CPH.

- Như trên đã phân tích, giám đốc DNNN hiện nay cịn nhiều quyền lợi và ít trách nhiệm hơn giám đốc CTCP, do vậy trở ngại đầu tiên là từ các giám đốc DNNN, họ thường do dự, chần chừ, vin vào lý do này, lý do khác để làm chậm tiến trình CPH. Do vậy cần phải xác định rõ trách nhiệm CPH là của giám đốc và yêu cầu giám đốc phải thực hiện theo kế hoạch.

Kinh nghiệm cho thấy các DNNN ở tỉnh Nam định tuy cĩ khĩ khăn hơn nhiều so với các DNNN ở tỉnh Cần thơ (về quy mơ, thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật...), nhưng nhờ xác định rõ trách nhiệm cho giám đốc, lãnh đạo tỉnh đã giữ vững nguyên tắc kiên trì, kiên quyết, vừa vận động thuyết phục, vừa áp dụng các biện pháp hành chính như: giao chỉ tiêu kế hoạch, kiên quyết khơng thay đổi kế hoạch và kết quả là Nam định đã trở thành địa phương cĩ tỷ lệ DNNN được CPH cao nhất nước. Đến hết năm 1999 ở tỉnh Nam định đã cĩ 22 DNNN được CPH, kế hoạch năm 2000 là CPH 25 DNNN và bộ phận, giao, khốn, bán 29 DNNN và giải thể 14 DNNN. Nếu

đạt kế hoạch, đến hết năm 2000 Nam định sẽ CPH hơn 70% DNNN. Cịn ở Tổng cơng ty Cà phê đã mạnh dạn cách chức giám đốc cơng ty Xây dựng giao thơng Thủy lợi, vì khơng nhiệt tình với chủ trương CPH, làm chậm tiến trình CPH và kết quả cơng ty đã CPH xong.

3.7.3. Về biện pháp tuyên truyền giáo dục:

Ngồi việc tuyên truyền hướng dẫn thường xuyên của các DNNN, các cấp, các ngành và Ban Đổi mới Quản lý DN tỉnh, tỉnh Cần thơ phải phối hợp tuyên truyền qua các phương tiện thơng tin đại chúng như: Đài Truyền hình Cần thơ, Đài phát thanh và Truyền hình Cần thơ, Đài phát thanh thành phố Cần thơ, Báo Cần thơ, hệ thống thơng tin tuyên truyền ở các phường, xã... để tuyên truyền cho các DNNN đã và sẽ CPH. Cần lập chuyên mục: “diễn đàn DN” cho các phương tiện truyền thơng thơng tin thường xuyên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của các DN đến mọi tầng lớp dân chúng.

Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về cơng tác CPH, dưới nhiều hình thức như: thi viết, vấn đáp, hái hoa dân chủ, thi trên truyền hình, đài phát thanh, thi ở các nơi tập trung vui chơi giải trí, hơi chợ… (tương tự như các chương trình “Giờ thứ 9”, “ SV 2000”, “Kiến thức nhà nơng”…)

Tuyên truyền trực tiếp tại các DNNN, như ơng Nguyễn Ngọc Dĩnh, Trưởng Ban Đổi mới Quản lý DN Hà nội nĩi về cơng tác tuyên truyền như sau: “Khơng phải tuyên truyền chung chung hay chỉ trên báo đài là đủ, mà phải xuống tận cơ sở, tiếp xúc với người lao động, đối thoại trực tiếp với giám đốc của họ, CPH chỉ được thực hiện khi người lao động đã thơng suốt”.

Phải kịp thời khen thưởng, biểu dương và quảng cáo cho các DN đã thực hiện tốt, kiên quyết xử lý và thơng báo những DN cố tình chậm trễ.

3.8. Giải pháp về đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ.

Để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN địi hỏi phải đào tạo, bồi dưỡng để cĩ đội ngũ cán bộ cĩ trình độ chuyên mơn giỏi về CPH. Nhà kinh doanh cần một năng

khiếu đặc thù so với nhiều nghề khác, họ hội tụ đủ cả hai yếu tố khoa học và nghệ thuật quản trị trong một con người. Doanh nhân là một cái gạch nối giữa vốn và lao động, yếu tố sản xuất khơng thể thiếu, để biến các yếu tố tiềm năng sản xuất thành sản phẩm cho xã hội. Trong một quốc gia, việc phát triển các DN tùy thuộc vào tốc độ phát triển của đội ngũ doanh nhân và những lao động chuyên mơn thuộc về kỹ năng trong các hoạt động kinh doanh. Nhất là các DNNN chuyển sang CTCP, địi hỏi nhà kinh doanh cĩ những điểm khác với việc quản lý DN trước đây. Ngồi phẩm chất đạo đức cịn phải cĩ hàng loạt tiêu chuẩn khác như trình độ chuyên mơn, năng khiếu ứng xử, nhanh, nhạy bén sáng tạo... Cĩ những tiêu chuẩn đĩ thì nhà kinh doanh mới hy vọng chiếm lĩnh được thị trường, mới đem lại lợi nhuận cho cơng ty. Giám đốc kinh doanh là một nghề mà muốn làm tốt phải suốt đời tu nghiệp. Đây là một nghề độc đáo, một nghề hệ trọng và phức tạp, kinh doanh là một loại lao động sáng tạo gắn liền với mạo hiểm và rủi ro. “Cĩ trí làm quan, cĩ gan làm giàu”, muốn kinh doanh thành cơng phải chấp nhận mạo hiểm rủi ro. Kinh nghiệm cho thấy, muốn kinh tế phát triển năng động, cĩ hiệu quả trước hết phải cĩ chiến lược con người, xây dựng một đội ngũ cán bộ cĩ khả năng điều hành nền kinh tế và một đội ngũ các nhà kinh doanh nhất là đối với CTCP mới hình thành, giám đốc điều hành giỏi là hết sức cần thiết. Tỉnh Cần thơ là trung tâm văn hĩa giáo dục và đào tạo nên cĩ rất nhiều thuận lợi cho việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, tỉnh cần tập trung thực hiện giải pháp này để nhanh chĩng thực hiện việc CPH các DNNN ở địa phương.

3.9. Giải pháp về tổ chức chỉ đạo thực hiện.

- Một bài học quan trọng nhất quyết định sự thành cơng của quá trình CPH DNNN là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng. Thực tiễn cho thấy ở những địa phương và ngành CPH tốt là những nơi cĩ Đảng bộ mạnh, đảng viên gương mẫu, lơi cuốn được quần chúng làm theo, lãnh đạo DN và Đảng ủy đồng tâm hiệp lực và được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng bộ cấp trên.

- Củng cố hệ thống tổ chức chỉ đạo thực hiện bằng cách kiện tồn Ban Đổi mới quản lý DN tỉnh, các bộ phận thực hiện cơng tác CPH ở các cấp, các ngành và ở DN. Hình thành bộ máy giúp UBND tỉnh từ việc nghiên cứu các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ chức chỉ đạo thực hiện cơng tác CPH DNNN trong tỉnh. CPH DNNN đến nay đã bước sang giai đoạn mới khơng cịn ở giai đọan thí điểm, thử nghiệm, với lộ trình và mục tiêu rõ ràng, hiệu quả kinh tế xã hội phải đạt được, vì sự phát triển kinh tế xã hội ổn định, bền vững nên bộ máy này phải được tăng cường cả về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm lẫn điều kiện để đảm bảo hồn thành chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, trách nhiệm đĩ.

UBND tỉnh và lãnh đạo các cấp, các ngành phải gắn cơng việc chỉ đạo CPH DNNN với việc thực hiện các chức năng quản lý hành chính đối với DNNN trong phạm vi được phân cơng theo quy định của pháp luật. Các cán bộ ở Ban Đổi mới Quản lý ở tỉnh và các sở, ngành phải được phân cơng, theo dõi và hướng dẫn một số DNNN cụ thể từ khâu đầu đến khi CPH xong, cĩ như vậy mới xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của từng cá nhân trong chỉ đạo thực hiện. Ban Đổi mới Quản lý ở DN do giám đốc là trưởng ban phải chịu trách nhiệm thực hiện CPH tại DN mình theo lộ trình đã quy định, nếu khơng đủ năng lực hoặc cố tình trì hỗn phải bị cách chức.

- CPH là rất mới mẻ và phức tạp đối với tất cả các cán bộ làm cơng tác CPH từ cấp tỉnh đến cấp DN, nên họ phải được thường xuyên tập huấn, hướng dẫn nâng cao trình độ để đủ khả năng giải quyết các vấn đề thực tế phát sinh.

- Cĩ chế độ khen thưởng đối với những nơi, những người làm tốt và phạt đối với những người khơng hồn thành nhiệm vụ.

4. Hiệu quả thực hiện đề tài.

Luận án đã phân tích các ưu nhược điểm của DNNN và CPH DNNN của tỉnh Cần thơ, tìm ra nguyên nhân và đề ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến trình CPH

DNNN của tỉnh. Trong luận án đã đưa ra những định hướng mạnh dạn, về nhận thức và hành động để thúc đẩy CPH. Về kế hoạch sắp xếp, xử lý và CPH các DNNN rất cụ thể, chỉ rõ DNNN nào chưa tiến hành CPH, DNNN nào sẽ tiến hành CPH, thời gian CPH, DNNN nào khi tiến hành CPH Nhà nước cần nắm cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt, những vấn đề này chưa được đề cập trong phương án sắp xếp và CPH DNNN của tỉnh.

Các giải pháp mà luận án nêu ra cĩ cơ sở khoa học, hợp với thực tiễn nên tính khả thi rất cao, hy vọng sẽ đĩng gĩp nhất định về mặt lý luận và thực tiễn cho một chủ trương lớn về CPH của Đảng và Nhà nước. Đề tài được thực hiện sẽ mang lại hiệu qủa kinh tế - xã hội sau:

- Đối với Nhà nước và xã hội:

Nhờ các giải pháp trên, tỉnh Cần thơ sẽ nhanh chĩng thực hiện CPH DNNN của tỉnh, tạo điều kiện để cấu trúc lại nguồn vốn của Nhà nước, điều chỉnh lại cơ cấu sở hữu nhằm thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển theo hướng cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa, đẩy mạnh đầu tư trong nước và nước ngồi ở tỉnh, tạo thêm việc làm cho người lao động, đồng thời nguồn vốn nhà nước được thu hồi, nguồn thu của tỉnh vẫn ổn định tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh.

- Đối với DN và người lao động:

Các giải pháp trên xác định rõ trách nhiệm của giám đốc, các hỗ trợ, ưu đãi đối với DN và người lao động, cách xác định giá trị DN, cách bán cổ phần... tạo điều kiện cho DNNN nhanh chĩng thực hiện CPH và như vậy DN sẽ dễ dàng huy động vốn, tăng hiệu quả và sức cạnh tranh, tạo điều kiện cho người lao động trong DN cĩ việc làm tăng thu nhập và thực sự làm chủ.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận.

Trong nền kinh tế thị trường cĩ định hướng xã hội chủ nghĩa như ở nước ta hiện nay DNNN cĩ vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua DNNN ở cả nước nĩi chung và ở tỉnh Cần thơ nĩi riêng đã bộc lộ nhiều yếu kém địi hỏi phải được cải cách, đổi mới. CPH DNNN là nội dung quan trọng và rất cần thiết của quá trình đổi mới, sắp xếp lại các DNNN nhằm đa dạng hĩa sở hữu, tạo động lực cho người cĩ vốn cổ phần và người lao động trong DN hăng say lao động vì lợi ích chính đáng, gĩp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của DN, đồng thời phù hợp với chủ trương xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần trong tiến trình đổi mới nền kinh tế ở nước ta.

Trong những năm qua tiến trình thực hiện CPH DNNN ở tỉnh Cần thơ đượïc đánh giá là chậm. Ngồi những nguyên nhân khách quan về cơ chế, chính sách và những khĩ khăn thực sự của các DNNN thuộc tỉnh, cịn cĩ những nguyên nhân chủ quan về nhận thức và hành động chưa đúng của một số lãnh đạo ở các cấp, các ngành của tỉnh và giám đốc các DNNN, về cơng tác tuyên truyền giáo dục cịn chưa được thực hiện tốt...nên chưa được sự ủng hộ của cơng chúng và các nhà đầu tư trong và ngồi nước.

Để đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN ở tỉnh Cần thơ, địi hỏi chúng ta phải quan điểm và đúng đắn để phân loại và lập kế hoạch CPH hợp lý đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Xử lý nợ; Xác định giá trị DN; Bán cổ phần theo phương thức đấu thầu, bán cho nhà ĐTNN; Các chính sách ưu đãi đối với DN và người lao động; Tăng cường cơng tác, tuyên truyền giáo dục; Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ; Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và kiện tồn bộ máy tổ chức ban Đổi mới quản lý DN các cấp...

Về phía Nhà nước cần phải tiếp tục hồn thiện và đổi mới các chính sách kinh tế, hệ thống các văn bản pháp luật để tạo sự bình đẳng thực sự cho các loại hình DN hoạt động và tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNN tiến hành CPH.

Cần phải cĩ sự đồn kết nhất trí và quyết tâm thực hiện của tồn Đảng, tồn dân, sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế. Cĩ như vậy chúng ta mới nhanh chĩng hồn thành quá trình đổi mới, sắp xếp và CPH DNNN, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của các DN, phát huy được thế mạnh của tất cả các thành phần kinh tế và gĩp phần nhanh chĩng đưa nền kinh tế nước ta phát triển theo kịp các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Kiến nghị.

2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước:

2.1.1. Tạo mơi trường bình đẳng cho các loại hình DN.

Hiện nay, DNNN vẫn được ưu đãi nhiều hơn CTCP về quyền sử dụng đất, về vay ngân hàng, được khoanh nợ, được xét miễn giảm thuế dễ dàng... Những nhà quản lý DNNN hiện nay cĩ nhiều quyền lợi và ít trách nhiệm hơn, ổn định hơn nhà quản lý CTCP. Hơn nữa tâm lý các cán bộ ở các cơ quan Nhà nước và ở ngân hàng vẫn cịn phân biệt đối xử giữa các DN trong và ngồi quốc doanh. Do đĩ, Nhà nước cần nhanh chĩng xĩa bỏ những cách biệt trên từng bước tạo khung pháp lý bình đẳng giữa DNNN và DN thuộc các thành phần kinh tế khác, tiến tới xây dựng một luật chung cho các loại hình DN.

2.1.2. Tiếp tục hồn thiện các chính sách về CPH DNNN:

- Bỏ quy định hạn chế mua cổ phần lần đầu và mức mua cổ phần ưu đãi của cán bộ lãnh đạo DN khơng quá mức bình quân của các cổ đơng trong và ngồi DN để khuyến khích việc huy động vốn và vai trị của giám đốc DNNN, làm cho mọi người an tâm hưởng ứng chủ trương CPH.

- Nâng tỷ lệ cổ phần được mua với giá ưu đãi ở những DN cĩ vốn nhỏ, những DN cĩ tỷ lệ vốn tự tích lũy lớn để giảm chênh lệch cổ phần được mua với giá ưu đãi giữa các DN cĩ nhiều vốn nhà nước với các DN cĩ ít vốn nhà nước. - Cần ban hành các chính sách ưu đãi đối với người mua cổ phần là nhà cung

Một phần của tài liệu giải pháp đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tỉnh cần thơ (Trang 68)