Nghĩa của việc sử dụng phối hợp ngôn từ cảm giác và ngôn từ ước lệ.

Một phần của tài liệu Người phụ nữ trong thơ mới (Trang 114 - 126)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. nghĩa của việc sử dụng phối hợp ngôn từ cảm giác và ngôn từ ước lệ.

thủ pháp ước lệ đã tăng sức gợi cho những câu thơ, đồng thời làm cho hình ảnh người phụ nữ đẹp hơn, sống động hơn.

3.3.3. Ý nghĩa của việc sử dụng phối hợp ngôn từ cảm giác và ngôn từ ước lệ. từ ước lệ.

Trong Chương 2, chúng ta đã được nhận diện hình tượng người phụ nữ trong Thơ mới hết sức độc đáo và mới mẻ với những dáng nét cụ thể, hấp dẫn và chân thực. Tất cả đều được tổ chức bằng một hệ thống ngôn từ đạt trình độ chuẩn mực, trong đó ngôn từ cảm giác và ngôn từ ước lệ đóng một vai trò rất quan trọng, mang lại hiệu quả thẩm mĩ cao cho các bài thơ viết về người phụ nữ. Từ góc độ nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy lối kết hợp câu chữ hình ảnh theo lối ước lệ, cảm giác thể hiện một nhãn quan duy cảm, duy mĩ trước cái đẹp. Nó cũng thể hiện một khuynh hướng sáng tạo thiên về diễn tả những cảm giác, cảm xúc êm đềm “vị nghệ thuật” hơn là những gì trần trụi của cuộc sống hiện thực.

Do tính tạo hình cá thể hóa, các nhà Thơ mới thường phối hợp ngôn từ cảm giác với ngôn từ ước lệ thông qua việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh,

ẩn dụ. Chẳng hạn: Nụ cười ai trắng như hoa lê (Bích Khê), Ngực trắng tròn như một trái gừng, Mắt thì bằng rượu, tóc bằng hương (Huy Cận),… Hay:

Người thiếu nữ xinh như tờ giấy trắng, Xác cô thơm quá thơm hơn ngọc, Cặp môi mong mỏng tươi như máu (Hàn Mặc Tử)… Hoặc thông qua những lớp từ ước lệ đầy tính cảm giác, các nhà Thơ mới còn chú ý xây dựng, kiến tạo hình tượng người phụ nữ bằng những đường nét, vóc dáng thể chất khá cụ thể, sống động. Không phải ngẫu nhiên mà khi nói đến Mị Nương, một người con gái đẹp trong truyền thuyết, nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp đã viết:

Tóc xanh viền má hây hây đỏ, Miệng nàng bé thắm như san hô, Tay ngà trắng nõn, hai chân nhỏ: Mê nàng, bao nhiêu người làm thơ.

(Tinh, Thủy Tinh)

Ở khổ thơ trên ta thấy Nguyễn Nhược Pháp tuy vẫn sử dụng những thi liệu cũ như tóc xanh, viền má, tay ngà để miêu tả vẻ đẹp của nàng Mị Nương song nhà thơ đã lạ hóa bằng việc kết hợp chúng với những từ ngữ, hình ảnh đầy cảm giác (hây hây đỏ, trắng nõn) gợi ra những cảm xúc rất tươi tắn. Với sự kết hợp này, hình tượng người con gái Mị Nương hiện lên trong những cảm giác, cảm xúc trẻ trung hơn, cụ thể hơn. Nhờ sự phối hợp này mà người đọc cảm nhận được hình ảnh trắng trong, thuần khiến nhưng cũng đầy sức cuốn hút người phụ nữ. Cách mô tả này vừa là sự tiếp nối truyền thống vừa là sự phát triển nhằm thay đổi những thang bậc giá trị đã thành điển phạm.

Đồng thời, sự phối hợp, đan cài ngôn từ cảm giác và ngôn từ ước lệ đã tạo nên tính độc đáo cho mỗi câu thơ và tác động lên các cấp độ tri giác, nhận biết của độc giả một cách sâu sắc. Nó cũng cho thấy sự linh hoạt, đa dạng về ngôn từ của các nhà Thơ mới trong việc bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của người phụ nữ một cách kín đáo nhưng không kém phần hấp dẫn. Mặt khác, với sự

vận dụng, kết hợp ngôn từ ước lệ và ngôn từ cảm giác trong việc thể hiện hình tượng người phụ nữ, các nhà Thơ mới đã đưa đến cho độc giả một bức tranh sinh động, đẹp đẽ về ngoại hình, tính cách, tâm tư tình cảm của người phụ nữ lúc bấy giờ.

Như vậy, bằng cách phối hợp ngôn từ cảm giác và ngôn từ ước lệ, các nhà Thơ mới đã tạo nên tính cô đọng, hàm súc và biểu cảm cho thi ca viết về người phụ nữ. Đây là một bước tiến của Thơ mới và là sự phát triển của chặng đường thơ ca dân tộc đầu thế kỷ XX.

Tiểu kết

Qua việc chỉ ra những phương thức thể hiện hình tượng người phụ nữ của các nhà Thơ mới như đã trình bày ở trên, chúng tôi cho rằng, đi vào khám phá về người phụ nữ trong Thơ mới, độc giả sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp cuộc đời của người phụ nữ trong một không gian lãng mạn hết sức độc đáo, thể hiện những cảm quan nghệ thuật mới mẻ và sâu sắc của các nhà thơ về người phụ nữ. Đó là một không gian sinh động, giàu ý nghĩa biểu tượng và cũng là không gian của cuộc sống, không gian của đời người đầy ý nghĩa nhân sinh cao cả. Mặt khác, với việc tạo ra được các hình ảnh biểu tượng chân thực, giàu tính gợi cảm và sự phối hợp ngôn từ cảm giác, ước lệ một cách tài tình, đầy sáng tạo, các nhà Thơ mới đã góp phần dựng nên bức tượng đài nhan sắc diễm lệ và trường tồn trong lòng bạn đọc.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu về Người phụ nữ trong Thơ mới 1932 - 1945, chúng tôi rút ra được một số kết luận sau:

1. Người phụ nữ là một đối tượng thẩm mỹ đặc biệt của thơ trữ tình. Nói đến người phụ nữ là nói đến cái đẹp. Chính vì thế, không phải đến Thơ mới các tác giả mới đề cập đến người phụ nữ mà trong thơ ca dân gian, thơ ca trung đại hình ảnh người phụ nữ đã được nói đến rất nhiều. Nếu như người phụ nữ trong thơ ca dân gian chủ yếu là những người phụ nữ chỉ biết than thân trách phận, chấp nhận những đau khổ trong thực tại và họ hoàn toàn thụ động trước hoàn cảnh. Người phụ nữ trong thơ ca trung đại tuy bộc lộ mình một cách rõ nét hơn, dám nói lên cái khổ đau trong tình yêu, nhu cầu ái ân, hạnh phúc nhưng vẫn còn hết sức dè dặt thì người phụ nữ trong Thơ mới đã vượt thoát ra những cái thụ động, dè dặt ấy. Một mặt, các nhà Thơ mới vẫn giữ nguyên, trân trọng những giá trị truyền thống, những tinh hoa, tinh túy của người phụ nữ Á Đông, mặt khác họ đã lí tưởng hóa, tạo ra những quan niệm mới, những nét đẹp mới về người phụ nữ. Sự thay đổi, khác biệt này gắn liền với hoàn cảnh lịch sử - xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX, với sự xuất hiện của những tư tưởng, quan điểm mới về tình yêu, hạnh phúc của mỗi nhà thơ.

2. Gần với vẻ đẹp của người phụ nữ trong các bài ca dao xưa, hình ảnh người con gái, người thiếu phụ, người chị, người vợ, người mẹ trong thơ Đoàn Văn Cừ; Anh Thơ; J.leiba; Đông Hồ; Nguyễn Nhược Pháp; Lưu Trọng Lư; Nguyễn Bính,… cũng mang trọn nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam truyền thống. Họ đẹp ở sự giản dị; hồn nhiên; trong sáng, đẹp ở lòng trung trinh, đẹp ở sự cần cù chịu thương chịu khó, đẹp ở tấm lòng thương yêu chồng con; anh em; bầu bạn;… Nhưng họ còn gặp nhiều trắc trở; trái ngang, còn bị lệ thuộc vào những hủ tục; những lề thói trọng nam khinh nữ trong xã

hội phong kiến. Nhất là với những người kỹ nữ. Trong thơ ca trung đại, Nguyễn Du; Nguyễn Công Trứ; Nguyễn Khuyến; Tú Xương; Dương Khuê;… cũng đã nói nhiều đến người kỹ nữ nhưng gần như mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả, cảm thông về cuộc đời và nhan sắc tàn tạ còn sót lại sau những năm tháng “buôn phấn bán hương”. Đến Thơ mới, Thế Lữ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Thái Can, Phan Văn Dật, Vũ Hoàng Chương,… không chỉ làm được điều đó mà hơn hết các tác giả đã đồng cảm và lột tả được tận cùng nỗi đau, nỗi cô đơn của người phụ nữ. Họ đã để cho người kỹ nữ ý thức rõ về thân phận của mình và mong muốn thoát ra khỏi “cảnh đoạn trường” đầy ô nhục. Đây chính là cái làm nên nét mới đầy nhân bản của các nhà Thơ mới.

Cùng với việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ theo mô tuýp truyền thống, các nhà Thơ mới, đặc biệt là Bích Khê đã “làm mới” người phụ nữ qua việc xây dựng hình ảnh người con gái với vẻ đẹp lõa thể. Chính hình ảnh này đã mang lại một luồng gió mới trong việc thể hiện hình tượng người phụ nữ của các nhà Thơ mới. Nó cho thấy sự thay đổi mình, giải phóng mình ra khỏi những nguyên tắc, đạo đức khắt khe trói buộc người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

3. Người phụ nữ - người đem đến cảm xúc yêu đương tuyệt vời: trong Thơ mới, gắn với hình ảnh người phụ nữ là tình yêu. Các nhà Thơ mới đã xem người phụ nữ là một đối tượng đặc biệt của tình yêu. Điều này không không có gì lạ, bởi tình yêu vốn là một đề tài muôn thuở của thi ca, bất kì một tác phẩm văn học nào khi viết về tình yêu cũng không thể thiếu bóng dáng người phụ nữ. Nhưng cái mới của các nhà Thơ mới là ở chỗ họ đã gắn tình yêu người phụ nữ vào sự tự do, bình đẳng, giải phóng, tôn vinh. Họ đã cảm thông, chia sẻ những suy tư, những trăn trở, những nỗi niềm buồn vui cay đắng của người phụ nữ. Họ bênh vực và mong mỏi người phụ nữ sẽ có một cuộc đời tự do, hạnh phúc, một cuộc đời chỉ có niềm vui mà không có nước

mắt. Đây được xem là những đóng góp của các nhà Thơ mới trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ. Trong Thơ mới vẫn còn đó những cô gái lỡ làng tình duyên trong Mưa xuân, Cô lái đò, Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính. Vẫn còn đó những nỗi tủi nhục, những khát khao hạnh phúc của người kỹ nữ trong Bên sông đưa khách của Thế Lữ, Lời kỹ nữ của Xuân Diệu, Bi cô nương của Thái Can, Cảnh đoạn trường của Phan Văn Dật. Vẫn còn đó những nỗi niềm cô đơn, khắc khoải của người thiếu phụ trong Tiếng thu, Hoàng hôn

của Lưu Trọng Lư. Vẫn còn đó những tất bật lo toan, những bộn bề cuộc sống của những người chị, người vợ, người mẹ trong Chị em, Nắng mới của Lưu Trọng Lư, trong Thời trước, Lòng mẹ, Tết của mẹ tôi của Nguyễn Bính,… Chúng tôi cho rằng, đứng trước một bối cảnh lịch sử nước nhà phức tạp và một nền văn học đang trong quá trình hiện đại hóa như thế thì những đóng góp của các nhà Thơ mới, dù chưa nhiều song cũng đã là một điều đáng quý, đáng để cho các thế hệ độc giả chúng ta ghi nhận và trân trọng.

4. Nhằm tạo ra hình tượng người phụ nữ mới mẻ, đặc sắc và giàu tính nghệ thuật, các nhà thơ trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945 đã có những phương thức thể hiện độc đáo. Họ đã tạo ra không gian lãng mạn cho sự xuất hiện của người phụ nữ. Đó là không gian hồ, bến nước trong thơ Thế Lữ, không gian trăng trong thơ Bích Khê, Hàn Mặc Tử,...Chính không gian lãng mạn này đã góp phần nói lên nỗi lòng của người phụ nữ và nó làm cho hình ảnh người phụ nữ trở nên có hồn hơn, sinh động hơn. Cùng với việc tạo ra không gian lãng mạn, các nhà Thơ mới còn tạo ra những hình ảnh biểu tượng như: mắt, môi, má, mái tóc, bầu vú. Những biểu tượng này xuất hiện trong thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Bích Khê, Thanh Tịnh, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Đoàn Văn Cừ, Xuân Diệu, Huy Cận với một mật độ dày đặc. Điều này góp phần tôn lên vẻ đẹp nhiều màu sắc, muôn hình muôn vẻ cho người phụ nữ. Đặc biệt, một trong những phương thức mang lại sự thành công

cho các nhà Thơ mới trong việc xây dựng hình tượng người phụ nữ chính là việc kết hợp ngôn từ cảm giác và ngôn từ ước lệ. Sự kết hợp này cho thấy tính linh hoạt, sáng tạo về ngôn ngữ của các nhà Thơ mới, nhằm tạo nên sự tinh tế và giàu sức gợi cảm cho vẻ đẹp của người phụ nữ.

5. Tuy không phải là một hình tượng chính, trung tâm xuyên suốt phong trào Thơ mới 1932 - 1945 nhưng hình tượng người phụ nữ vẫn là một hình tượng đẹp, đầy ấn tượng, là biểu trưng của những giá trị văn hóa vĩnh hằng. Nó cho thấy những quan niệm, tư tưởng nhân sinh - thẩm mỹ hết sức mới mẻ của các nhà Thơ mới trong việc xây dựng, khắc họa chân dung người phụ nữ. Đồng thời giúp chúng ta có cái nhìn yêu thương hơn, trân trọng hơn đối với người phụ nữ nói chung, người phụ nữ trong Thơ mới nói riêng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lan Anh, “Nét đẹp người phụ nữ Việt Nam trong thơ Nguyễn Bính”,

baothanhhoa.vn.

2. Tuấn Anh (2008), “Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật”, wesite: www.vietvan.net.

3. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ, giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội.

4. Lại Nguyên Ân (1999), Thơ mới 1932 - 1945, tác giả và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

5. Hoàng Thị Bé (2011), “Hình tượng người phụ nữ trong thơ Lưu Trọng Lư”, Tạp chí Văn học và Ngôn ngữ Đại học Sài Gòn, số chuyên đề Bình luận văn học.

6. Huy Cận, Hà Minh Đức (1993), Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca

(Sáu mươi năm phong trào Thơ mới), tái bản lần thứ nhất, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

7. Đặng Thị Vân Chi, “Vấn đề phụ nữ Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945: Nội dung và giải pháp”, http://hids.hochiminhcity.gov.vn.

8. Xuân Diệu (1973), “Tiếp nhận ảnh hưởng của thơ truyền thống”, Tạp chí

Văn học (1).

9. Vũ Dung, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1998), Ca dao trữ tình Việt Nam, Nxb Giáo dục.

10. Phan Huy Dũng (2006), Phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Tập bài giảng dành cho sinh viên, học viên Cao học khoa Ngữ Văn trường Đại học Vinh. 11. Phan Huy Dũng, Lê Huy Bắc (2008), Thơ mới trong trường phổ thông,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

12. Lê Tiến Dũng (1995), Những cách tân nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu giai đoạn 1932 - 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

13. Nguyễn Đức Đàn (1961), "Trào lưu tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa trong văn học Việt Nam thế kỷ XIX", Tập san Nghiên cứu văn học, số 1.

14. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

15. Phan Cự Đệ (1982), Phong trào Thơ mới 1932- 1945, in lần thứ hai, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

16. Phan Cự Đệ (1999), Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Giáo dục.

17. Phan Cự Đệ (chủ biên, 2004), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

18. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức (2004), Văn học Việt Nam giai đoạn 1900 - 1945, tái bản lần thứ 8, Nxb Giáo dục.

19. Nguyễn Đăng Điệp (2000), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Giáo dục. 20. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội.

21. Phạm Văn Đồng (2006), Về văn hóa và văn học nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.

22. Khổng Đức, “Chủ nghĩa nữ tính”, http://vannghesongcuulong.org.

23. Hà Minh Đức (1995), Thơ tình (trong phong trào Thơ mới), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

24. Hà Minh Đức (1997), Một thời đại trong thi ca (Về phong trào Thơ mới 1932 - 1945), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.

25. Hà Minh Đức (2012), Thơ tình trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 6, (484).

26. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục - Trung tâm học liệu xuất bản, Hà Nội.

27. Lê Bá Hán, Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn (1998), Tinh hoa Thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, Nxb Giáo dục.

28. Lê Anh Hiền (2002), Thơ ca, ngôn ngữ tác giả và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

29. Bùi Công Hùng (1993), Góp phần tìm hiểu nghệ thuật thơ ca, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

30. Nhật Huy, “Bình đẳng giới với 1001 điều bí ẩn”, http://blog.yume.vn.

31. Đoàn Hương (2004), Văn luận (Văn học Việt Nam và tư tưởng văn hóa phương Đông), tái bản lần thứ 2, Nxb Văn học, Hà Nội.

32. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung - cận đại, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Người phụ nữ trong thơ mới (Trang 114 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w