7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Những hình ảnh biểu tượng đặc sắc gắn liền với vẻ đẹp người phụ nữ
dung người phụ nữ
3.2.1. Những hình ảnh biểu tượng đặc sắc gắn liền với vẻ đẹp người phụ nữ phụ nữ
Thế giới biểu tượng trong văn học vô cùng phong phú. Nó được xem là một phương thức nghệ thuật được các nhà thơ, nhà văn sử dụng với mục đích phản ánh, khái quát con người và hiện thực đời sống.
Trong tác phẩm văn học, biểu tượng không đồng nhất với hình tượng. Nếu như hình tượng là một phương thức khái quát hiện thực đặc trưng của nghệ thuật, thì biểu tượng là sự khái quát hiện thực theo xu hướng nhấn mạnh, tô đậm yếu tố tượng trưng, ước lệ. Vì thế, biểu tượng thường được xây dựng theo những cách thức đặc biệt như: lựa chọn những hình ảnh, hình tượng thơ có khả năng gợi những cảm xúc, liên tưởng lạ, tạo ra những kết hợp từ ngữ, hình ảnh bất ngờ,… Biểu tượng có khi nảy sinh một cách ngẫu nhiên trong cõi vô thức của người nghệ sĩ nhưng hầu hết theo ý đồ sáng tác của các tác giả, nghĩa là trải qua sự nhào nặn, tinh chế, mài giũa của người nghệ sĩ để làm “lạ hóa” các biểu tượng.
Không phải đến Thơ mới 1932 - 1945 các nhà thơ mới sử dụng biểu tượng để nói lên tình cảm, vẻ đẹp của người phụ nữ mà trong thơ ca dân gian, thơ ca cổ điển cũng đã sử dụng thủ pháp nghệ thuật. Tuy nhiên, đến Thơ mới 1932 - 1945, do nền thi ca Việt Nam đã thoát ra khỏi khuôn khổ truyền thống nhờ tiếp cận nền thi ca Pháp và chịu ảnh hưởng của nhiều trường phái thơ phương Tây, nên biểu tượng đã có những cách tân nghệ thuật độc đáo. Khi viết về người phụ nữ, các nhà Thơ mới vừa cải tạo lại các biểu tượng truyền thống vừa sáng tạo ra các biểu tượng mới. Khảo sát những bài thơ viết về người phụ nữ, chúng tôi thấy có khá nhiều hình ảnh biểu tượng, trong đó có những hình ảnh biểu tượng tiêu biểu sau: đôi mắt, làn môi, đôi má, mái tóc và bầu vú.
3.2.1.1. Biểu tượng đôi mắt
Mắt vốn là cơ quan thị giác giúp con người nhận biết thế giới xung quanh và cũng là “cửa sổ của tâm hồn”, nơi cất giấu những bầu tâm trạng. Trong thơ xưa, hình ảnh đôi mắt vốn là hình ảnh quen thuộc, tượng trưng cho nhan sắc và sự quyến rũ của người phụ nữ mà các thi nhân say đắm, khát khao. Đến Thơ mới, hình ảnh này vẫn xuất hiện và kế thừa các lớp nghĩa trên song được miêu tả trực diện và hiện lên một cách tự tin, thăm thẳm hơn và mang một ý nghĩa sắc thái rộng mở hơn. Trong các bài thơ có hình tượng người phụ nữ, hình ảnh đôi mắt không chỉ được mô tả như một ý niệm trừu tượng mà luôn được cụ thể hóa bằng nhiều chi tiết, hình ảnh, liên tưởng, so sánh,… vì thế nó trở nên đầy biểu cảm.
Một trong những nhà thơ có nhiều câu thơ hay về biểu tượng đôi mắt là Lưu Trọng Lư. Nhà thơ thường chấm phá hình ảnh người phụ nữ bằng một vài nét vẽ về đôi mắt. Dễ dàng nhận ra hình ảnh đôi mắt xuất hiện trong Tiếng thu gây nhiều ám ảnh nhất: Đôi mắt em lặng buồn/ Nhìn thôi và chẳng nói (Một mùa Đông 1), Mắt em là một sông/ Thuyền ta bơi lội trong dòng mắt em, Đôi mắt em say màu sán lạn/ Trán em để lỏng làn tóc rơi (Một mùa Đông 3),…. Tuy nhiên, hình ảnh đôi mắt gần như không đem lại chút “thực” nào trong cõi mộng của thi nhân. Đôi mắt ấy không phải là đôi mắt tươi vui mà là “đôi mắt lặng buồn”, “mắt lệ”,… Có thể nói rằng, hình ảnh đôi mắt mà Lưu Trọng Lư thường hay nhắc đến được xem là một trong những vật liệu tối ưu để dệt nên hình tượng người phụ nữ trong thơ ông.
Với Bích Khê cũng vậy. Đôi mắt là một trong những bộ phận cơ thể người hấp dẫn, ám ảnh nhà thơ nhiều nhất. Khảo sát hai tập thơ Tinh huyết
và Tinh hoa, chúng tôi thấy biểu tượng đôi mắt xuất hiện 58 lần ở 22/75 bài thơ. Mỗi lần xuất hiện nó lại mang những ý nghĩa khác nhau. Riêng trong bài Ảnh ấy, biểu tượng này xuất hiện đến 5 lần, ở đây vừa có đôi mắt cụ thể
vừa có đôi mắt tượng trưng cho vẻ đẹp của giai nhân mà thi sĩ say đắm, khát khao chiêm ngưỡng:
Anh úp mắt vào đôi mắt ấy
Rồi không ngăn được lệ anh tuôn
Trong bài Mộng cầm ca, đôi mắt của người phụ nữ cũng được nhà thơ vẽ lên rất đẹp và được ví với ngọc:
Đâu đôi mắt mùa thu xanh tựa ngọc? Lưới lông mi rờn rợn ánh tơ đêm!
Ở bài Cặp mắt, biểu tượng này cũng được lặp lại nhiều lần:
Người ở đâu? Người ở đâu? Người hỡi! Hai mắt người sao cứ hiện bên ta … Ôi mắt người! mắt người! hiện rõ rệt! Ta gào lên… chấn động cả vùng tang.
Đặc biệt, trong bài Châu, một trong những cái mà hồn thơ tác giả dõi theo, dò hỏi chính là đôi mắt người phụ nữ. Biểu tượng này được nhắc tới 26 lần và vô cùng biến hóa về ý nghĩa. Có khi đó là một đôi mắt đầy mơ mộng:
Cặp mắt mùa thu đương đắm si, Cặp mắt say thơ mộng, Tôi đã hôn lên đôi mắt thơ/ Rồi mang đôi mắt ở trong mơ/ Giờ đôi mắt ấy xanh như ngọc/ Ám ảnh hồn tôi đến ngất ngư,… Nhưng cũng có khi đôi mắt ấy lại rất buồn và dễ dàng bật khóc: Ở trong cặp mắt như châu ấy/ Và biến ra châu lã chã đầy, Với
đôi mắt đẹp câm sắc tượng/ Biến ra châu nguyên vẹn cốt thiên đàng, … Qua suốt bài Châu, có thể thấy hồn thơ Bích Khê như một nhân vật chu du trong thế giới ảo ảnh và muốn trò chuyện với mắt.
Ngoài ra, khi miêu tả đôi mắt người phụ nữ, Bích Khê còn nhìn nó trong sự tương giao với không gian thiên nhiên: Có đôi mắt biếc của mùa thu (Người say rượu), Ngửng đôi mắt chứa mùa xuân phẩm tiết (Đồ mi hoa). Đôi mắt giai nhân cứ ám ảnh thi nhân, vừa đẹp, vừa thực, vừa mộng ảo và rất khó
nắm bắt, nó dẫn thi nhân vào một “thế giới thiêng liêng”, tạo nên nguồn cảm hứng bất tận cho thi ca.
Còn với Thế Lữ, nhà thơ luôn quan niệm, “trong vườn trần gian” còn gì thắm tươi hơn những thiếu nữ. Cho nên không biết bao nhiêu lần nhà thơ tả người đẹp với đôi mắt đầy tinh tế, dịu dàng và cũng rất âu yếm. Nhà thơ đã lặng nhìn: Đôi mắt cô em như say như đắm/ Như buồn in hình ảnh giấc mơ xa. Và cảm nhận: Tóc rờn đôi mắt lung lay/ Tình xuân nồng đượm đôi mày thanh thanh (Bông hoa rừng)…
Trong Thơ mới 1932 - 1945, chúng ta còn bắt gặp những đôi mắt đẹp ở một số bài thơ của các tác giả Hàn Mặc Tử và Nguyễn Bính: Lệ Kiều ơi em còn giữ ý thơ/ Trong đôi mắt mùa thu trong leo lẻo (Trường tương tư), Bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm/ Ngước mắt nhìn trời đôi mắt trong (Xuân về),…
Có thể nói, với các nhà Thơ mới, đôi mắt vừa là biểu tượng cho vẻ đẹp vừa là biểu tượng của đời sống nội tâm người phụ nữ. Đúng như nhận định của PGS.TS Phan Huy Dũng: “Đôi mắt trong Thơ mới không chỉ có biểu hiện gợi tình. Thế giới được phản chiếu qua đó có có một nội dung phong phú hơn xưa, gồm đủ thứ thanh sắc của cuộc đời” [10, tr 49].
3.2.1.2. Biểu tượng làn môi, đôi má
Trong sáng tác của các nhà Thơ mới viết về người phụ nữ, biểu tượng
làn môi, đôi má là những hình ảnh gây được ấn tượng cho người đọc. Chúng không chỉ xuất hiện với một tần số cao mà còn được khắc họa bằng những từ ngữ, chi tiết hết sức gợi cảm: cặp môi hường, cặp môi son, làn môi rõ thắm hồng, cặp má đỏ au au, đôi má đỏ hây hây, cặp má hồng tươi, má hồng ưng ửng,… Điều này cũng rất dễ hiểu khi đây là những hình ảnh tâm điểm trên gương mặt con người mà nhất là ở người phụ nữ.
Với các nhà Thơ mới, hình ảnh làn môi được xem là hình ảnh gắn liền với các hoạt động như: cắn, mút, hút, hôn,… gợi cho người đọc liên tưởng
đến sự nồng nàn tình ái, đến nụ hôn - biểu tượng của sự giao hòa, hợp nhất và gắn kết của những đôi trai gái. Hay nói cách khác, hình ảnh này luôn luôn gợi những cảm giác thèm khát đầy rạo rực, những ham muốn yêu đương cuồng nhiệt, mạnh mẽ, đậm sắc màu nhục thể. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh làn môi trong con mắt của các thi sĩ đa tình: Làn môi mong mỏng tươi như máu/ Đã khiến môi tôi mấp máy thèm (Hàn Mặc Tử), Tôi vồ người như một miếng mồi ngon/ Miệng ngậm hờn riết chặt lấy môi son, Tôi uống trọn
cặp môi hường thơm phức (Bích Khê), Môi em đượm sặc mùi nho tươi (Lưu Trọng Lư),…
Cùng với biểu tượng làn môi thì biểu tượng đôi má cũng là một biểu tượng được nhiều nhà thơ khai thác nhiều khi viết về người phụ nữ. Với nhà thơ Thanh Tịnh, đôi má là một biểu tượng nói lên sức sống, vẻ đẹp của người con gái đương độ xuân thì ở chốn quê:
Nghiêng nón nàng cười, đôi má thắm Ta nhìn vơ vẩn áng mây xa
(Tơ trời tơ lòng)
Với Đoàn Văn Cừ, Xuân Diệu, Huy Cận đôi má người em lại đẹp ở nét xinh tươi, son trẻ:
Các bạn cô bằng tuổi cũng xinh sao Hai má thắm ngây thơ nhìn trời biếc
(Đám cưới mùa xuân) Son trẻ trời như mười sáu tuổi
Má hồng phơn phớt mắt long lanh (Rạo rực)
Em đẹp bàn tay ngón ngón thon Em duyên đôi má nắng hoe tròn
Trong thơ Lưu Trọng Lư chúng ta cũng có thể nhận rõ hình ảnh đôi má “cô em” rất thực, sống động trong thế giới tự nhiên:
Cô nàng váy ỡm ờ đứng trông Tóc gió lẳng lơ chòng
Nắng vàng rỡn cặp má hồng hồng tươi. (Bông hoa rừng)
Đôi má hồng em chúm chím nụ cười
(Một mùa Đông 3)
Còn với nhà thơ Hàn Mặc Tử, đôi mắt nồng nàn rạo rực đầy mộng tưởng của thi sĩ cũng luôn xoáy vào một điểm ấy là đôi má. Vẻ đẹp xuân tình của đôi má hồng xuất hiện trong suốt tập thơ Gái quê: Đưa má hồng hào cho nắng nhuộm/ Tình thay một vẻ ngọt và ngon (Nắng tươi), Xuân trên má nường thơ/ Ngon như tình mới cắn (Cao hứng). Đối với Hàn Mặc Tử, vẻ đẹp của những người con gái trong tập thơ Gái quê mang một vẻ đẹp ngây thơ, trong trắng, vừa gợi tình, vừa gần gũi. Sắc má hồng hào, ửng đỏ, đỏ hườm của người thiếu nữ như là tín hiệu của xuân chín, tình chín bên trong phát lộ ra ngoài. Nhà thơ luôn sợ thời gian, không gian sẽ làm phai tàn vẻ đẹp mà ông tôn thờ, khao khát chiếm lĩnh, vì vậy thi sĩ thiết tha khẩn cầu:
Tôi lạy muôn vàn tinh tú nhé
Xin đừng luân chuyển để không gian Chậm đi cho kẻ tôi yêu dấu
Vẫn giữ màu tơi một mĩ nhân
(Thời gian)
Riêng với Bích Khê, chúng tôi thấy ngòi bút của nhà thơ thực sự thăng hoa khi đứng trước đôi má của những nàng thục nữ yêu kiều, ông như đọc ra từ nhan sắc ấy tất cả những cảm xúc của cuộc đời: Đôi má bây giờ tôi xát yêu/ Nóng run như gió lá say chiều (Châu), Ôi cặp má đồng tiền ngây thơ lạ (Cô gái ngây thơ),…
Như vậy, bên cạnh những chi tiết có vẻ “thuần túy tinh thần” như đôi mắt thì hình ảnh làn môi, đôi má được các nhà Thơ mới đặc tả công phu làm tăng vẻ đẹp vật chất, trần thế trên khuôn mặt người phụ nữ.
3.2.1.3. Biểu tượng mái tóc
Nếu trong thơ ca cũ, hình ảnh mái tóc thường gợi lên những buồn bã về cuộc đời, về thời gian, xem nó là màu tàn phai, khổ ải của tuyết sương, từ mái tóc có thể hình dung đầy đủ số phận của một hình tượng nào đó. Thì trong Thơ mới hình ảnh mái tóc xuất hiện khá nhiều và được làm mới lại, được thay màu. Cũng là mái tóc nhưng nếu thơ xưa chủ yếu miêu tả mái tóc bạc thì mái tóc trong Thơ mới là mái tóc của người thiếu nữ xuân sắc, tượng trưng cho sức sống, cho những khát khao:
Tiên Nga xõa tóc bên nguồn
(Tiếng sáo thiên thai - Thế Lữ)
Tóc xanh tốt em xin nguyền dệt võng (Lời kĩ nữ - Xuân Diệu) Em lùa gió biếc vào trong tóc
(Áo trắng - Huy Cận) Suối tóc dài ôm chảy giữa dòng trăng
(Mộng - Chế Lan Viên)
Với nhà thơ Bích Khê, khi miêu tả mái tóc người phụ nữ, nhà thơ lại để cho thời gian và hương thơm của hoa cỏ quyện hòa vào mái tóc: Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc (Tranh lõa thể), Tóc quyện bay mùi tô hợp hương (Nghê thường), Suối tóc mát nhúng trong vùng mộng tuyết (Mộng cầm ca),…
Hình ảnh mái tóc cũng là hình ảnh được Lưu Trọng Lư khắc họa khá nhiều khi xây dựng hình tượng người phụ nữ:
• Nghiêng nghiêng mái tóc hương nồng Thời gian lặng rót một dòng buồn tênh
• Còn đâu ánh trăng vàng Mơ trên làn tóc rối
• Đôi mắt em say màu sán lạn Trán em để lỏng làn tóc rơi
• Đôi liễu nhìn nhau cùng rũ bóng Trên đường tha thiết mớ tóc mây
Mái tóc mây là hình ảnh đặc trưng của người phụ nữ nhưng khi đi vào thế giới của Lưu Trọng Lư thì mái tóc đó đã mang dáng dấp của một thế giới mộng. Mái tóc bồng bềnh cùng làn mây khói mờ ảo càng làm cho hình ảnh người em như chập chờn trước mắt người đọc, như bị che mờ bởi “làn tóc rối”, “lỏng buông mái tóc”, “nghiêng nghiêng mái tóc”,… Đây chính là cái chập chờn, huyền ảo cuốn hút người đọc.
Qua biểu tượng mái tóc cho thấy, Thơ mới vẫn tiếp tục sử dụng những thi liệu của thơ xưa, chỉ có điều họ đã khéo léo đặt những thi liệu ấy trong những tương quan mới, làm cho những hình ảnh vốn rất quen thuộc bỗng mới lạ, kích thích người đọc một cảm giác ấn tượng hơn.
3.2.1.4. Biểu tượng bầu vú
Xuất phát từ cách cảm nhận có tính chất siêu tưởng và trực giác các nhà thơ đã ca ngợi vẻ đẹp thân xác của người phụ nữ. Một số nhà thơ trong đó có Bích Khê đã đưa biểu tượng bầu vú vào thơ mình như một hình ảnh đáng được trân trọng, đáng được ngợi ca một cách công khai.
Nếu như nhà thơ Baudelaire trong bài thơ Nàng khổng lồ từng nhắc đến bầu vú một cách tình tứ, nhẹ nhàng: Tôi ngủ lười dưới bóng đôi bầu vú/ Như một xóm bình yên ngủ dưới chân núi thì trong cái nhìn của Bích Khê, bầu vú lại được miêu tả một cách cụ thể, trực tiếp và táo bạo:
Vú non non, da dịu dịu, êm êm
Những vú nõn: đồi cong thon nho nhỏ, Với đôi dòng suối sữa trắng như tinh (Sắc đẹp) Tôi giật nẩy rồi cười lên sằng sặc, Hai tay cào đôi vú trắng như bông (Xác thịt) Hai vú nàng! Hai vú nàng! chao ôi Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng
(Tranh lõa thể)
Cùng với cách gọi đích danh như trên thì trong một số bài thơ khác, Bích Khê đã miêu tả bầu vú người phụ nữ với những tên gọi đầy hình tượng như:
Vẻ chi mãnh liệt nhưng êm ái Trong cặp tuyết lê ướm dậy thì
(Châu)
Đôi tuyết lê ấp úng bởi e dè
Xuân dậy thì đương độ khởi đê mê
(Cô gái ngây thơ) Gái ôm đàn he hé cặp thu ba
(Trái tim) Hiện lên đôi thạch nhũ
Sữa trắng như tuyết pha
(Ngũ hành sơn)
Qủa thật, Bích Khê nói nhiều đến đôi vú của người phụ nữ. Vì với ông đó là nguồn thơ. Ông làm thơ tức là ông “nút” vú, “nút” tinh chất của người phụ nữ, của Nàng Thơ. Ngay cả với cảnh vật mùa xuân, Bích Khê cũng “vú hóa” một cách tài tình:
Nâng lên núm vú đồi Sữa trăng nhi nhỉ giọt.
(Xuân tượng trưng)
Vẻ đẹp thể chất của người phụ nữ dù được Bích Khê gọi đúng tên hay chỉ là một cách gọi mang tính tượng trưng thì đều được nhà thơ miêu tả một cách hân hoan, mê say. So với các nhà thơ khác, Bích Khê là người hết sức táo bạo khi đề cập đến vấn đề nhạy cảm này. Ông là người đầu tiên phơi bày