Đặc điểm của không gian lãng mạn

Một phần của tài liệu Người phụ nữ trong thơ mới (Trang 88 - 94)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1.1. Đặc điểm của không gian lãng mạn

Không gian lãng mạn là một trong những hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, được tạo lập bởi điểm nhìn, trường nhìn của tác giả. Chính vì thế, nó không đồng nhất với không gian địa lý. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong không gian của chủ thể sáng tác.

Nhằm thi vị hóa cho sự xuất hiện của người phụ nữ, các nhà Thơ mới đã rất chú ý tới không gian lãng mạn. Nếu như ở thời trung đại, không gian lãng mạn thường mang tính quy ước và chỉ được đưa vào theo một cơ chế tuyển chọn nghiêm ngặt thì đến Thơ mới, không gian lãng mạn được quan niệm trước hết là không gian thẩm mĩ. Ý nghĩa, vẻ đẹp cốt yếu của không gian lãng mạn chính là sự sinh động, gợi cảm trong lời thơ của mỗi tác giả. Đặc biệt, trong Thơ mới không gian lãng mạn trở thành một thứ “vật liệu” thích hợp để các thi nhân miêu tả vẻ đẹp gợi tình, gợi cảm của người phụ nữ.

3.1.1.1. Không gian lãng mạn góp phần tô điểm cho nhan sắc của người phụ nữ

Khi nói đến người phụ nữ là nói đến một thế giới đẹp và lãng mạn do đó không gian gắn liền với người phụ nữ thường là không gian lãng mạn.

Nằm trong mạch nguồn Thơ mới, nhà thơ Thế Lữ khi viết về người phụ nữ đã đặt họ trong một không gian thiên nhiên đẹp mà ở đó không gian “hồ”, được đề cập đến nhiều hơn cả. Trong cái nhìn của nhà thơ, không gian “hồ” có những đặc trưng riêng, là nơi cái tôi của nhà thơ tìm kiếm cảnh tiên, người tiên. Ở đó, tác giả bắt gặp vẻ đẹp nên thơ của hơi thu đắm sắc trời, của ái ân

bờ cỏ ôm chân trúc. Trong cảnh sắc đó những tiên nữ, những cô em trở thành trung tâm bức tranh với vẻ đẹp tuyệt mĩ, yêu kiều:

Hồ trong như ngọc tấm thân ngà Lồ lộ da tiên phô sắc hoa

(Vẻ đẹp thoáng qua)

Ánh chiều thu Lướt mặt hồ thu,

Sương hồng lam nhẹ lan trên sóng biếc, Rặng lau già xao xác tiếng lau khô,… Cô em đứng tựa bên hồ

Nghiêng tựa mình cây, dáng thẩn thơ

(Tiếng trúc tuyệt vời)

Ngoài hai bài thơ trên, không gian “hồ” còn gắn liền với hình ảnh người thiếu nữ qua rất nhiều bài thơ như: Nhan sắc, Bóng mây chiều, Hồ xuân và thiếu nữ,… Không gian này không đơn giản là không gian thiên nhiên mà đã trở thành không gian nghệ thuật, không gian của mơ mộng, nhớ nhung gắn liền với vẻ đẹp tự nhiên của người con gái.

Không có nhiều bài thơ hay về người phụ nữ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Bích Khê,… nhưng khi viết về người phụ nữ, nhà thơ Huy Cận cũng đã đặt họ trong một không gian lãng mạn. Trong bài thơ Áo trắng, Huy Cận đã tạo ra cuộc gặp gỡ của đôi trai gái giữa một không gian đầy ánh sáng, hương thơm với một loạt các tính từ, trạng từ diễn tả sự thanh tân, trong trắng của người con gái. Những câu chữ, hình ảnh trong bài thơ truyền điệu cho nhau, tạo thành một không gian riêng đầy mê hoặc:

Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong, Hôm xưa em đến, mắt như lòng. Nở bừng ánh sáng. Em đi đến,

Là một nhà thơ đề cao cái đẹp, Bích Khê luôn khao khát tìm kiếm sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên khi miêu tả vẻ đẹp của người phụ nữ, nhà thơ không miêu tả một cách cụ thể mà thường để cho họ xuất hiện trong một không gian lãng mạn: Một người thiếu nữ hiện trong trăng/ Khăn hồng chùi lệ ngấn đôi mắt (Hiện hình). Giai nhân hiện dưới bóng hằng Nga (Mộng lạ). Chính nhờ xuất hiện trong một khung cảnh dưới trăng như thế nên vẻ đẹp của người phụ nữ đã được tôn lên gấp bội.

Ngoài ra, trong thơ Bích Khê dày đặc không gian tơ, không gian sông trăng, đỉnh Nga Mi, động Đào Nguyên, cõi Thiên Thai, động Huyền không, suối Ngọc Tiềm, cung trăng, Sông Ngân, lầu mây,… Trong không gian đó, những giai nhân diễm lệ, tiên đồng, ngọc nữ cũng xuất hiện: Hằng Nga, Ngô Cơ, Dương Qúy Phi, Ngọc Chân, Phi Yến, Bao Tự,… Họ trở nên đẹp lạ thường, mỗi bước đi như sông trăng chảy ngọc, như là nắng thơm,…

Trong thơ Hàn Mặc Tử cũng vậy, cảnh vật và con người như giao hòa cùng nhau. Hình ảnh người con gái thôn quê khỏe mạnh, duyên dáng “Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” như át cả không gian nắng chói, như hòa tan vào hình ảnh mùa xuân quê hương ngọt lành. Đến cả những ngọn cỏ non cũng gợn sóng, gợn mãi, đưa mãi tới trời hòa chung với không khí vui chơi ca hát giữa thiên nhiên của các cô thôn nữ: Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời/ Bao cô thôn nữ hát trên đồi… Và trong không gian mùa xuân ấy ẩn chứa một nỗi buồn lo, nuối tiếc, xót xa, ngậm ngùi: Ngày mai trong đám xuân xanh ấy, Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi (Mùa xuân chín). Ngoài không gian mùa xuân thì trong thơ Hàn Mặc Tử còn có cả một không gian dày đặc trăng, trăng tượng trưng cho vẻ đẹp nồng nàn, gợi tình của người phụ nữ: Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu/ Đợi gió Đông về để lả lơi. (Bẽn lẽn). Chính nhờ hình ảnh biểu tượng, bút pháp tạo hình cá thể hóa Hàn Mặc Tử đã tạo nên bức tranh khỏa thân về người con gái dưới trăng đẹp vào bậc nhất trong thơ ca hiện đại.

Có thể nói, hình ảnh người phụ nữ vốn đã rất đẹp và cái đẹp đó còn được các nhà thơ thi vị hóa, gắn liền với không gian lãng mạn nên nó càng trở nên đẹp hơn, giàu sức sống nội tại hơn.

3.1.1.2. Không gian lãng mạn góp phần nói lên nỗi lòng của người phụ nữ

Cùng với việc ngợi ca, tôn vinh vẻ đẹp thì không gian lãng mạn còn góp phần nói lên nỗi niềm, tâm trạng của người phụ nữ. Một trong những nhà thơ trong phong trào Thơ mới 1932 - 1945 thành công ở nội dung này chính là Nguyễn Bính. Chính không gian lãng mạn là cái nền để nhà thơ bộc lộ cảm xúc về những cuộc đời dân giã, những nhớ thương bình dị, những mối tình dang dở của người phụ nữ chân quê. Đây chính là cái riêng, cái đặc sắc của nhà thơ Nguyễn Bính.

Bằng cái nhìn tinh tế, say đắm, Nguyễn Bính đã nắm bắt được tình cảm của người phụ nữ ẩn chứa trong không gian lãng mạn. Không gian ấy bao giờ cũng có hồn, có khả năng làm rung động trái tim độc giả. Và rồi, những thôn Đoài, thôn Đông, con đò, bến nước, giàn trầu, hàng cau, giậu mồng tơi hay cả những giọt mưa xuân,… đều như cất lên cái tình của người phụ nữ. Không gian như có sự sống bên trong, như tạo không khí chuẩn bị cho cảnh đời buồn vui sẽ xảy ra với cô thôn nữ. Nó không chỉ là cảnh đẹp thôn quê mà còn là nơi hẹn hò, là nơi tình yêu bắt đầu của những người con gái:

Bữa ấy mưa xuân phơi phơi bay, Hoa xoan lớp lớp rụng rơi đầy. Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ, Mẹ bảo: Thôn Đoài hát tối nay.

(Mưa xuân)

Với Nguyễn Bính, thân phận người phụ nữ gắn liền với hoa xoan nở tím, với trời rắc mưa xuân, với tiếng trống chèo quen thuộc chốn làng quê… Nguyễn Bính đã đặt tâm trạng của người con gái ngóng trông tình yêu vào

không gian mưa xuân nhưng khi tình yêu ấy chưa kịp đơm hoa kết trái thì

mùa xuân đã cạn ngày.

Ở một số bài thơ khác, Nguyễn Bính cũng rất tinh tế khi đặt người phụ nữ vào một không gian lãng mạn, để trong cái không gian lãng mạn đó độc giả nhận ra cái đằm thắm ý tình của người phụ nữ:

Đêm qua mới thật là đêm Ai đem giăng sáng giãi lên vườn chè

(Thời trước)

Trong thơ Nguyễn Bính, không gian làng quê không chỉ là nơi hò hẹn, giao duyên của những cô gái mà còn là nơi tập trung, chứa đựng những cuộc đời giản dị, thanh đạm và trên hết là tấm chân tình, bao dung, lặng lẽ của những người mẹ, người chị, người vợ,… Trong không gian này cũng chất chứa những yêu thương, nhớ nhung, ghen tuông, oán hận,… nhưng vượt lên tất cả những cái đó là bổn phận, sự hi sinh của mỗi người phụ nữ với gia đình, chồng con, anh em họ hàng. Bằng sự hòa hợp giữa tâm tư tình cảm của người phụ nữ với không gian lãng mạn, Nguyễn Bính đã mang lại cho chúng ta hình ảnh về người phụ nữ hết sức sinh động như chính bản thân cuộc sống.

Cùng với Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư cũng là nhà thơ đã viết lên nỗi lòng của người phụ nữ thông qua việc miêu tả không gian lãng mạn. Trong thơ Lưu Trọng Lư có những hình ảnh đẹp, thơ mộng của mùa thu, lá vàng, bóng nai vàng và người con gái chờ đợi, thổn thức trong tình yêu thương. Đặc biệt, không gian lãng mạn mà Lưu Trọng Lư sử dụng trở đi trở lại khi khắc họa người phụ nữ chính là “trăng” và “bến nước”. Không gian “trăng” là không gian nhà thơ thường sử dụng để vẽ nên tâm trạng, cuộc sống của người phụ nữ. Trải dài thế giới nghệ thuật Tiếng thu là ánh trăng mờ ảo, bàng bạc lan tỏa, xuyên thấm vào cảnh vật và hồn người phụ nữ. Không gian trăng ở đây bị nội tâm hóa sâu sắc và luôn đi kèm với những từ ngữ chỉ trạng thái:

trăng sầu, trăng mờ thổn thức, trăng mơ màng,… Trong bài Tiếng thu, cái “thổn thức” của trăng cũng là cái thổn thức của người cô phụ, cái “ngơ ngác” của nai vàng cũng là cái ngơ ngác của người cô phụ và cái “rạo rực” trong lòng người cô phụ ấy cũng chính là cái “rạo rực” của trăng, của lá, của cả rừng thu. Tiếng thu là tiếng vọng của niềm khao khát ám ảnh đến xót xa. Không gian thu ở đây là thứ nhạc điệu bên trong với những rung động thầm kín của người phụ nữ. Cả thế giới đều sầu mộng cùng với điệu sầu mộng của người cô phụ nhớ chồng trong ánh trăng mờ thổn thức, của người kĩ nữ trong một đêm trăng “ngậm buồn”. Trong bài Điệu hát lẳng lơ, không gian trăng đã nói lên được cái hoang lạnh và khao khát của người quả phụ:

Ai nghe tiếng hát chị đò đưa

Mà không cảm thương người quả phụ Nằm ấp bóng trăng thưa

Luồn qua song cửa sổ

Lấy vầng trăng lên mà tả mặt người đàn bà đẹp thì không có gì là lạ nhưng mượn vầng trăng nhô đầu trên đám mây đen mà tả cái phút ái ân của đôi trai gái thì thật là thơ mộng. Và có lẽ chỉ có Lưu Trọng Lư mới tạo ra được một không gian lãng mạn đầy trăng như thế.

Nếu như không gian trăng thường gắn với những giấc mộng ái ân, gợi nhớ đến những ngọt ngào và đau thương của người phụ nữ thì không gian “bến nước” trong thơ Lưu Trọng Lư lại là nơi gặp gỡ và chia tay giữa người lữ khách với tình nương. Họ gặp nhau trên một ghềnh suối mây nào đó, họ cùng nhau khắc dấu bao kỉ niệm nhưng khi người khách ấy ra đi nó lại trở thành bến đợi, bến chờ: Từ buổi chàng ra non nước này/ Em buồn từ đó tới đêm nay. Có thể thấy không gian “bến nước” đã trở nên huyền hoặc, sương khói, u buồn, đó là nơi khơi gợi tâm trạng để người con gái trôi vào cõi mộng.

Từ những ví dụ trên chúng ta có thể khẳng định, không gian lãng mạn trong Thơ mới xuất hiện dưới lăng kính chủ quan của các thi sĩ. Trong không

Một phần của tài liệu Người phụ nữ trong thơ mới (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w