Hình ảnh người chị, người vợ, người mẹ

Một phần của tài liệu Người phụ nữ trong thơ mới (Trang 64 - 75)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.4. Hình ảnh người chị, người vợ, người mẹ

Một trong những đặc điểm nổi bật của văn hóa Việt Nam là con người luôn sống gắn bó với gia đình, dòng tộc, làng quê. Trong nhiều mối quan hệ đó, người phụ nữ luôn đóng vai trò quan trọng, là “tay hòm chìa khóa”, là người gắn kết sợi dây tình cảm giữa các thành viên trong gia đình. Họ đã đi vào ca dao, tục ngữ, truyện kể dân gian và trở thành một biểu tượng đẹp trong đời sống văn hóa Việt Nam. Tiếp thu truyền thống đó, các nhà Thơ mới luôn dành tình cảm đối với những người phụ nữ, dành hẳn một phần lớn trong sáng tác của mình để viết về những người chị, người vợ, người mẹ thân yêu.

2.2.4.1. Hình ảnh người chị

Trong Thơ mới, hình ảnh người chị không được nói đến nhiều như hình ảnh người con gái hay người mẹ. Tuy nhiên, nó vẫn được các nhà thơ mới khắc họa rất cảm động về phẩm chất và thân phận ba chìm bảy nổi.

Lưu Trọng Lư là một nhà thơ mơ mộng, đa sầu, đa cảm với nhiều nỗi niềm về cuộc đời và con người. Tâm hồn ông dễ đồng cảm với những nỗi đau xót, buồn tủi về cuộc đời của người phụ nữ nhất là những người phụ nữ gặp nhiều trắc trở trong tình duyên. Từ thân phận của những người chị gái của mình Lưu Trọng Lư viết bài Chị em:

Chị nào có biết Đợi đến ngày mai Nhìn qua kẽ liếp Sao em thổn thức Buồn nỗi gì em Nay em khóc chị Mai ai khóc em?

Nỗi lòng của người phụ nữ trong bài thơ cũng là nỗi đau xót chung của nhiều người phụ nữ trong xã hội cũ. Bài thơ là tiếng khóc thổn thức của người em trước cuộc đời bất hạnh của người chị.

Khi nói đến hình ảnh người chị trong Thơ mới, hẳn không ai là không nhớ đến nhân vật người chị trong bài Lỡ bước sang ngang của nhà thơ Nguyễn Bính. Với bài thơ này, Nguyễn Bính đã bộc lộ nỗi cảm thông, đau xót trước tình cảnh long đong của cô gái bước chân về nhà chồng và cũng là người chị đáng thương trong gia đình.

Đọc 110 dòng thơ lục bát, chúng ta thấy người chị trong bài thơ Lỡ bước sang ngang là một người phụ nữ gặp cảnh éo le, bất hạnh trong tình duyên. Cuộc hôn nhân của cô hoàn toàn không có tình yêu mà do họ hàng định đoạt. Vì thế người con gái rất buồn, rất khổ khi về nhà chồng:

Người ta pháo đỏ rượu hồng Mà trên hồn chị một vòng hoa tang.

Với cuộc hôn nhân này, hạnh phúc của người chị chỉ là sự tan nát, đổ vỡ:

Mười năm gối hận bên giường

Mười năm nước mắt bữa thường thay canh.

Nhưng rồi sau những ngày đắng cay, tủi nhục, “mối tình chết cũng đã có người hồi sinh”, chị đã gặp được người tình trong mộng:

Chị từ dan díu với tình

Đời vui như buổi bình minh nạm vàng.

Xót xa thay, tình yêu này không được chính thức hóa, cho nên chị phải nói lời chia tay, một lần nữa đời chị dang dở:

Rồi đêm kia lệ ròng ròng Tiễn đưa người ấy sang sông, chị về.

Mặc dù gặp nghịch cảnh trớ trêu “Bướm tiên khi đã lạc vào vườn hoang” nhưng trước khi về nhà chồng, người chị vẫn lo lắng cho mẹ, cho gia đình và không quên dặn dò em:

Cậy em, em ở lại nhà

Vườn dâu em đốn mẹ già em thương.

Dặn dò như thế là vì chị cảm nhận được cái kiếp “con chim lìa đàn” của chị, chị thầm tiên định được cuộc đời mình:

Một lần này bước ra đi Là không hẹn một lần về nữa đâu

Đối với thế giới xung quanh, chị coi như mình đã chết:

Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chị đã ngang sông đắm đò.

Đọc hai dòng thơ này, chúng ta liên tưởng đến người con gái trong bài

Làm dâu của Nguyễn Bính. Khi về “làm dâu nhà người” cô gái cũng giống như người chị trong bài Lỡ bước sang ngang:

Buồn thôi chẳng thiết nói cười Đắng cay sống những ngày dài như năm.

Từ hình ảnh người chị trong bài thơ Lỡ bước sang ngang, Nguyễn Bính đã cho ta thấy rõ hình ảnh người phụ nữ Việt Nam xưa, tuy sống một cuộc sống không an bình, gặp nhiều trắc trở nhưng tấm lòng vẫn luôn biết hi sinh và nghĩ cho người khác.

Cũng viết về người chị, nhưng trong các bài Xây lại cuộc đờiXuân tha hương, Nguyễn Bính lại cho độc giả thấy một hình ảnh khác về người chị, đó là chị Trúc. Chị Trúc là một người chị biết chia sẻ và cảm thông với cuộc đời, nỗi lòng của Nguyễn Bính và cũng là người chị mà nhà thơ hết lòng quý mến. Nguyễn Bính thường viết thư thăm hỏi động viên người chị của mình. Từ chuyện sửa nhà, số nhà bao nhiêu, nhà cao mấy tầng, bao giờ xong để dọn sang ở,... đều được Nguyễn Bính gửi gắm vào bức thư. Với Nguyễn Bính, chị Trúc là người “chị hiền”, người chị mà dù đi đâu ông cũng thấy “Nhớ chị làm sao! Nhớ lạ lùng” và ông luôn “Cầu mong cho chị vui như tết. Tóc chị bền xanh má dậy hồng”. Qua những lá thư, người đọc cảm nhận được tình cảm chị em tuy xa cách nhưng vẫn luôn nghĩ về nhau:

Mấy sông mấy núi mà xa được, Lòng chị em ta vẫn một lòng.

(Xuân tha hương)

Đây là mặt tình cảm đẹp trong thơ Nguyễn Bính góp phần giúp tác giả vượt lên khó khăn trong cuộc sống.

Không nhiều như thơ viết về những người con gái, những người mẹ nhưng hình ảnh người chị trong thơ Lưu Trọng Lư và Nguyễn Bính cũng để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc, nhất là hình ảnh người chị trong bài Lỡ bước sang ngang.

2.2.4.2. Hình ảnh người vợ

Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp từng nhận định, trong khi văn học lãng mạn giai đoạn 1932 - 1945 rất “kị” tình cảm vợ chồng thì Nguyễn Bính lại đề cập đến với một cái nhìn ấm áp. Với Nguyễn Bính, vai trò của người vợ trong gia đình rất quan trọng, họ đẹp ở sự tảo tần, vun vén, yêu chồng, thương con. Chúng ta có thể thấy rõ điều này trong bài thơ Thời trước:

Sáng giăng chia nửa vườn chè, Một gian nhà nhỏ đi về có nhau

Vì tằm tôi phải chạy dâu Vì chồng tôi phải dầu hao bấc gầy.

Người vợ trong bài thơ là một người phụ nữ đảm đang, gánh vác mọi công việc trong gia đình để nuôi chồng ăn học, chỉ mong sao chồng sớm vinh quy bái tổ. Để làm được điều đó, người vợ đã nhận hết thiệt thòi về mình, chịu bao khó khăn, vất vả, dành dụm từng đồng cho chồng lên kinh ứng thí:

Một quan là sáu trăm đồng Chắt chiu tháng tháng cho chồng đi thi.

Và cuối cùng, hạnh phúc đã mỉm cười với họ:

Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy Hai bên có lính hầu đi dẹp đường

Tôi ra đón tận gốc bàng

Chồng tôi xuống ngựa, cả làng ra xem.

(Thời trước)

Nếu như người vợ ở bài thơ trên đã làm tròn bổn phận của người vợ nuôi chồng ăn học, thì người vợ trong Những bóng người trên sân ga lại nhận trách nhiệm nuôi mẹ để chồng yên tâm ra đi:

Có lần tôi thấy vợ chồng ai

Thèn thẹn đưa nhau bong chạy dài Chị mở khăn giầu anh thắt lại: “Mình về nuôi lấy mẹ mình ơi”.

Hình ảnh trên khiến chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. Đối với người chồng thì người vợ luôn là chỗ dựa tinh thần mà khó có ai có thể thay thế được. Họ luôn dành tình cảm và không quản ngại khó nhọc chăm sóc mẹ già, chồng con. Trong những ngày đông lạnh buốt, bàn tay họ vẫn cần mẫn đan tặng chồng chiếc áo hạnh phúc, chiếc áo mà có thể làm ấm lòng người chồng suốt cả một đời:

Có người trong gió rét mùa đông Chăm chỉ đan cho trọn áo chồng

Còn bảo: “Đường len đan vụng quá Lần đầu đan kiểu áo đàn ông”.

Không chỉ là đan áo cho chồng mặc, họ còn có thể làm bất cứ việc gì trong gia đình, từ quay tơ, kéo kén, trồng dâu, chăn tằm, dệt lụa,… Họ làm gì cũng khéo léo và nhanh nhẹn, vì thế người chồng đã sung sướng thốt lên:

Vợ tôi dệt lụa cho nhanh Quay tơ cho nhẹn để lành áo tôi.

(Nhà cô thôn nữ)

Đọc những bài thơ của Nguyễn Bính có hình ảnh người vợ, chúng ta thấy nhà thơ hết mực yêu thương, thấu hiểu sự hi sinh, vất vả của những người vợ. Họ như những cánh cò, cánh vạc khuya sớm lặn lội trên đồng, giỏi chịu đựng và sẵn lòng nhân hậu. Nguyễn Bính đã đề cao giá trị cao đẹp của người vợ, nhận ra vai trò, vị trí của họ trong gia đình. Những phẩm chất cao quý của người vợ trong thơ Nguyễn Bính nói riêng, trong Thơ mới nói chung thật đáng trân trọng.

2.2.4.3. Hình ảnh người mẹ

M.Gorky từng cho rằng: “Không có mặt trời thì hoa không nở, Không có mẹ hiền, anh hùng thi sĩ hỏi còn đâu”. Đúng vậy, mẹ là người suốt một đời tần tảo nuôi con, chỉ mong nhìn thấy con hạnh phúc. Vì lẽ đó, hình ảnh người mẹ đã đi vào thơ ca nhân loại và trường tồn với thời gian.

Trong phong trào Thơ mới cũng có những bài thơ rất hay về mẹ như

Chiếc rổ may của Tế Hanh, Đường về quê mẹ của Đoàn Văn Cừ, Nắng mới

của Lưu Trọng Lư, Tết của mẹ tôi, Lòng mẹ của Nguyễn Bính,... Nhưng trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ trình bày những bài thơ tiêu biểu về mẹ của hai tác giả Lưu Trọng Lư và Nguyễn Bính.

Nhà thơ Lưu Lọng Lư từng tâm sự: “Người đàn bà thứ nhất đã chiếm giữ cả tâm hồn bừng sương của tôi là mẹ tôi”. Có lẽ vì thế mà hình ảnh người mẹ đã đi vào thơ ca Lưu Trọng Lư rất chân thật. Đó không chỉ là người mẹ của riêng ông mà là những người mẹ trên khắp đất nước Việt Nam. Bài thơ Nắng mới rút ra từ tập Tiếng thu đã đưa người đọc trở về với nỗi nhớ người mẹ đã khuất của Lưu Trọng Lư:

Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời, Lúc người còn sống tôi lên mười. Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội, Áo đỏ người đưa trước dậu phơi.

Câu thơ là lời thủ thỉ, tâm tình của người con dành cho mẹ. Hình ảnh chiếc áo đỏ mẹ phơi năm xưa vẫn cháy lên trong lòng nhà thơ một nỗi nhớ khôn nguôi. Bài thơ kết thúc bằng việc dựng lại hình ảnh thật lúc mẹ đang sống. Từ bước đi đến dáng đứng, nụ cười, hàm răng đều mang đặc trưng của người mẹ Việt Nam xưa:

Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ Hãy còn mường tượng lúc vào ra Nét cười đen nhánh sau tay áo Trong ánh trưa hè trước dậu phơi.

Cả bài thơ chan hòa trong ánh nắng cùng nỗi nhớ với những câu thơ rất gợi hình, mang tính chân thực, gần gũi, thân quen. Và hình ảnh người mẹ hiện về trong tâm trí nhà thơ đọng mãi trong kí ức người đọc với một ấn tượng khó quên.

Khi viết về người mẹ, Lưu Trọng Lư đã viết với tất cả tấm lòng của một người con nhớ mẹ, thấu hiểu mẹ hơn ai hết. Hình ảnh người mẹ đã phủ lấy tâm hồn Lưu Trọng Lư. Mặc dù nhà thơ mồ côi mẹ rất sớm nhưng tình cảm của ông, tấm lòng của ông đối với mẹ thì không ai có thể phủ nhận được. Với một trái tim đầy trân trọng và yêu thương, Lưu Trọng Lư đã khắc họa khá

đầy đủ hình tượng người phụ nữ Việt Nam qua hình ảnh người mẹ. Người mẹ trong thơ Lưu Trọng Lư luôn toát lên những phẩm chất cao quý. Tuy đôi chỗ lời thơ hơi ủy mị, cảm xúc hơi dàn trải nhưng một điều không thể phủ nhận là Lưu Trọng Lư đã viết bằng cả trái tim, bằng tất cả tấm lòng mình.

Cùng với Lưu Trọng Lư, Nguyễn Bính cũng là nhà thơ dành khá nhiều thời gian, tâm huyết để viết về mẹ. Trong thơ Nguyễn Bính, hình ảnh người mẹ hiện lên thật giản dị, chân thực, gây nhiều xúc động. Đấy là những bà mẹ nông thôn Việt Nam nhân hậu và đảm đang, nhận hết về mình những khó nhọc, lo toan. Trong bài Tết của mẹ tôi, Nguyễn Bính đã miêu tả hình ảnh một bà mẹ suốt đời lo cho gia đình nhỏ của mình:

Tết đến mẹ tôi vất vả nhiều Mẹ tôi lo liệu đủ trăm chiều

Sân gạch, tường hoa người quét lại Vẽ cung trừ quỷ trồng cây nêu Nuôi hai con lợn tự ngày xưa Mẹ tôi đã tính “Tết thì vừa” Trữ gạo nếp thơm, mo gói bó Dọn nhà, dọn cửa, rửa bàn thờ...

Thật là cảm động khi mẹ lo tất cả công việc cho kịp tết. Mẹ đi chợ mua pháo chuột, tranh gà cho các con, giết lợn, giết gà, đồ xôi, làm cỗ bàn. Rồi mẹ lo lắng, dặn dò các con sáng mồng một dậy sớm, mặc quần áo tử tế lên trên nhà thắp hương, nến lễ ông bà và không được cãi nhau, không được đánh vỡ,... Thu xếp công việc đâu vào đấy mẹ mới yên tâm hưởng thụ ba ngày tết:

Mẹ tôi uống hết một cốc rượu Mặt người đỏ tía vì hơi men Người rủ cô tôi đánh tam cúc Cười ầm tốt đỏ đè tốt đen.

Vốn đã quen vui ít, khổ nhiều, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời nên những trò này có khi nào mẹ rảnh rỗi mà nghĩ đến? Chỉ hôm nay là ngày tết, mẹ mới tự cho phép mình có những phút giây thảnh thơi, rỗi rãi. Nhưng rồi, ba ngày tết cũng trôi qua, mẹ lại trở về với sự lam lũ của cuộc sống đời thường:

Xong ba ngày tết mẹ tôi lại Đầu tắt mặt tối nuôi chồng con.

Tết của mẹ tôi là bài thơ mộc mạc, chân chất của nhà thơ Nguyễn Bính viết về mẹ. Cả bài thơ không có một lời nào cầu kì, hoa mỹ nhưng đã lột tả hết được đức hạnh, sự đảm đang, tháo vát của người mẹ dành cho gia đình không chỉ riêng ba ngày tết mà là cả cuộc đời của mẹ.

Người mẹ trong thơ Nguyễn Bính không chỉ biết lo toan công việc trong gia đình, chăm sóc chồng con mà mẹ còn thấu hiểu tâm tư, tình cảm của đứa con gái mẹ dứt ruột đẻ ra:

Gái lớn ai không phải lấy chồng! Can gì mà khóc, nín đi không! Nín đi! Mặc áo ra chào họ, Rõ quý con tôi các chị trông!

(Lòng mẹ)

Là một nhà thơ mồ côi mẹ từ lúc ba tháng, Nguyễn Bính không có cái may mắn biết được cái tình của mẹ nhưng ông đã viết ra được những câu thơ đắng lòng, rưng rưng về nỗi lòng của người mẹ khi con gái đi lấy chồng khiến chúng ta không khỏi mủi lòng. Có lẽ trong thơ ca viết về cảnh mẹ tiễn con về nhà chồng, không có bài thơ nào thực hơn, đúng hơn bài Lòng mẹ. Đó là lời của người mẹ nói với đứa con bịn rịn không đành từ giã mẹ để về nhà chồng. Chỉ trong mấy khổ thơ mà tất cả những gì lúc bấy giờ cần nói với con, với hai họ, đã được nói ra. Nỗi lòng “Mẹ phải xa con khổ mấy mươi” và những giọt nước mắt khóc thầm đó nếu không phải ở thân phận người đàn bà thì khó mà

viết lên được, vậy mà Nguyễn Bính đã viết lên được và còn viết rất hay. Có thể nói đây chính là sự hóa thân của nhà thơ vào thân phận người phụ nữ nông thôn trước cách mạng.

Để dỗ dành, trấn an con, người mẹ đã tự nhận mình “Tôi còn mạnh chán khiến cô thương”. Nhưng sau khi “đưa con ra đến cửa buồng” mẹ đã sụt sùi khóc, tiếng khóc sầu thảm, xót xa:

Con ạ! Đêm nay mình mẹ khóc Đêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.

(Lòng mẹ)

Là người phụ nữ, mẹ hiểu hơn ai hết nỗi lòng và cuộc sống đau khổ của con khi bước về nhà chồng. Vì thế, “mẹ trông theo mẹ thở dài”, mong ngóng tin con:

Mẹ ngồi bên cửi se tơ

Thời thường nhắc: “chị mày giờ ra sao”.

(Lỡ bước sang ngang)

Lòng mẹ luôn nhói đau khi nghĩ về con - những đứa con gái lấy chồng xa. Sự cô đơn, lạnh lẽo cứ bủa vây, bao trùm mẹ, nhức nhối và chua xót:

Một phần của tài liệu Người phụ nữ trong thơ mới (Trang 64 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w