Phối hợp diễn giảng và đàm thoại

Một phần của tài liệu Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 56 - 66)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2.Phối hợp diễn giảng và đàm thoại

Hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt nặng về cung cấp lý thuyết. Nhưng đây cũng là hợp phần có tính tổng kết khái quát lại đặc điểm ngôn ngữ tiếng Việt, vì vậy HS đã có cơ sở kiến thức thu nhận được từ cấp học dưới, cộng với thực tiễn sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt của các em. Do đó khi dạy học hợp phần này GV nên phối hợp cả phương pháp diễn giảng và phương pháp đàm thoại trong thiết kế bài giảng và cả trong tiến trình dạy học.

Vậy phương pháp diễn giảng, phương pháp đàm thoại được hiểu như thế nào? Ưu và nhược điểm của những phương pháp này ra sao? Sự phối hợp hai phương pháp này trong dạy học hợp phần lý thuyết chung về ngôn ngữ và tiếng Việt có tác dụng gì?

2.2.2.1. Phương pháp diễn giảng

Diễn giảng là một trong những phương pháp dạy học truyền thống

được áp dụng từ lâu trong nhà trường. Trong cuốn Dạy học và phương pháp

dạy học trong nhà trường tác giả đã định nghĩa: “Diễn giảng là phương pháp GV dùng lời và các phương tiện phi ngôn ngữ khác để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó; tạo ra sự liên kết giữa vấn đề đó với kinh nghiệm của người học, qua đó giúp người học lĩnh hội được tri thức” [31].

Đặc điểm nổi bật của phương pháp này là tính thông báo - tái hiện. GV là người nghiên cứu tài liệu, SGK, chuẩn bị bài giảng và trực tiếp điều khiển thông báo tri thức đến HS. HS tiếp nhận tri thức đó bằng việc nghe, nhìn, hiểu, ghi chép, ghi nhớ và tư duy theo lời giảng của GV.

Có thể nhận thấy, những kiến thức đến với HS theo phương pháp này gần như đã được GV chuẩn bị sẵn, do vậy, hoạt động của HS tương đối thụ động. Vì thế, nếu bài giảng chỉ sử dụng phương pháp diễn giảng thì HS chỉ đạt đến trình độ tái hiện tri thức GV đã cung cấp. Nói như vậy, không có nghĩa là phương pháp này bị loại khỏi nhà trường, ngược lại, trong xu thế đổi

mới mạnh mẽ phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của HS phương pháp này vẫn được sử dụng với nhiều hình thức khác nhau, dưới sự sáng tạo của GV và sự hỗ trợ của các phương tiện dạy học.

Để thu hút sự chú ý của HS vào bài giảng được thiết kế bởi phương pháp diễn giảng, ngay từ phần mở bài, GV phải thông báo vấn đề, nội dung bài học bằng những câu hỏi có tính chất định hướng. GV phải biết căn cứ vào tình hình cụ thể của từng lớp học, trình độ HS, phương tiện dạy học hỗ trợ cho bài giảng, tâm lí HS, tốt nhất GV nên cho HS chuẩn bị trước bài ở nhà (nghiên cứu nội dung bài học trong SGK) và đặc biệt là GV phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung bài giảng, có một giọng nói chuẩn và truyền cảm...

Có nhiều cách diễn giảng khác nhau. GV cần căn cứ vào nội dung bài học và đặc điểm lớp học để lựa chọn cách diễn giảng phù hợp, đem lại hiệu quả cao nhất.

Diễn giảng dù là phương pháp dạy học cũ, có nhiều hạn chế đặc biệt là hạn chế trong việc khó phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, nhưng trong nhà trường vẫn có những nội dung bài học cần sử dụng phương pháp diễn giảng đặc biệt là những bài học nghiêng về cung cấp tri thức lý thuyết. Chính vì vậy, khi áp dụng phương pháp này, ngoài việc linh động, sáng tạo, rèn luyện khả năng thu hút người nghe khi diễn thuyết của mình, GV cần: chuẩn bị nội dung diễn giảng một cách khoa học, chính xác, hợp logic, nội dung diễn giảng phù hợp với khả năng tiếp thu của HS; GV phải giúp HS nắm được mục tiêu và yêu cầu của bài học; GV phải luyện ngôn ngữ chuẩn, giọng nói, tốc độ nói, âm lượng thay đổi phải phù hợp với HS; phải để HS nhìn thấy, nghe thấy người thuyết trình một cách rõ ràng; đồng thời GV phải nhạy bén với thái độ tiếp thu của HS, thường xuyên dùng câu hỏi để kiểm tra sự hiểu bài của HS.

2.2.2.2. Phương pháp đàm thoại

Đàm thoại là phương pháp dạy học mà ở đó GV khéo léo đặt ra một hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi mở cho các em sáng tỏ những vấn đề mới; tự khai phá những tri thức mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học hoặc từ những kinh nghiệm đã tích lũy được trong cuộc sống, nhằm giúp HS củng cố, mở rộng, đào sâu, tổng kết, hệ thống hóa những tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra, đánh giá và giúp HS tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức của mình.

Với phương pháp đàm thoại, việc truyền thụ kiến thức của GV và lĩnh hội kiến thức mới của HS được thông qua hệ thống câu trả lời cho những yêu cầu, gợi ý do GV nêu ra, trên cơ sở những tri thức đã được lĩnh hội HS lại nêu lên những câu hỏi để GV giải đáp những vấn đề mà HS còn vướng mắc. Từ đó làm cho giờ học trở nên sôi nổi hơn, kích thích được sự ham mê, hứng thú học tập của HS, pháp huy được tính chủ động, tích cực của HS trong giờ học.

Căn cứ vào những tiêu chí khác nhau người ta sẽ đưa ra các hình thức khác nhau của phương pháp đàm thoại. Dựa vào mục đích dạy học, các nhà nghiên cứu đưa ra các hình thức đàm thoại, như: đàm thoại gợi mở, đàm thoại củng cố, đàm thoại tổng kết, đàm thoại kiểm tra.

+ Đàm thoại gợi mở

Đàm thoại gợi mở được sử dụng khi dạy bài mới, lúc này GV sẽ đặt ra một hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS trả lời, qua những câu trả lời ấy HS sẽ dần chiếm lĩnh được kiến thức mới. Phương pháp này giúp HS phát huy được tính tích cực, độc lập nhận thức, tăng hứng thú học tập, khát vọng tìm tòi, khám phá tri thức mới cho các em.

+ Đàm thoại củng cố

Đàm thoại củng cố là phương pháp được sử dụng sau khi kết thúc bài giảng một tri thức mới, với việc đặt ra một hoặc một hệ thống câu hỏi GV sẽ

giúp HS nắm được tri thức cơ bản nhất, mở rộng, đào sâu những tri thức đã lĩnh hội được, giúp HS khắc phục sự mơ hồ, thiếu chính xác trong quá trình lĩnh hội tri thức vừa học.

+ Đàm thoại tổng kết

Đàm thoại tổng kết là phương pháp được sử dụng nhằm giúp HS hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức sau khi các em đã học xong một bài, một chương, một hợp phần hay một môn học. Phương pháp này giúp HS phát triển kĩ năng tư duy hệ thống hóa, khái quát hóa, khắc phục việc HS nắm tri thức một cách rời rạc.

+ Đàm thoại kiểm tra

Đàm thoại kiểm tra là phương pháp được sử dụng linh hoạt trong tiết học, có thể ở đầu, trong hoặc cuối của tiết học, của chương, của môn học... Phương pháp này được thực hiện bằng cách, GV khéo léo đặt ra một hoặc một chuỗi câu hỏi sắp xếp có hệ thống để HS trả lời. Qua đó giúp HS tự kiểm tra kiến thức của mình, giúp GV đánh giá chất lượng tiết học, đánh giá khả năng lĩnh hội của HS để thay đổi cách dạy của mình, củng cố, bổ sung kịp thời cho HS.

Ngoài việc dựa vào mục đích dạy học, các nhà phương pháp còn dựa vào tính chất nhận thức của HS để phân thành các phương pháp đàm thoại khác nhau, như: đàm thoại tái hiện, đàm thoại giải thích - minh họa, đàm thoại tìm tòi - phát hiện.

+ Đàm thoại tái hiện

Đàm thoại tái hiện là phương pháp dạy học trong đó GV đặt một hoặc nhiều câu hỏi buộc HS phải lục lại trong trí nhớ những kiến thức đã được học, đã tích lũy được để trả lời cho những câu hỏi mà GV đã đưa ra.

Với phương pháp đàm thoại tái hiện, HS không cần suy luận nhiều mà vẫn có thể trả lời được câu hỏi, do vậy, nó ít có khả năng phát triển tư

duy sáng tạo của HS, hơn nữa đây lại là phương pháp xuất phát từ lối dạy học giáo điều nên trong hoạt động dạy học hiện nay phương pháp này ít được sử dụng.

+ Đàm thoại giải thích - minh họa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là phương pháp dạy học hướng đến làm sáng tỏ tri thức nào đó, nó được thực hiện nhờ một hệ thống câu hỏi mà GV đã đặt ra. Phương pháp này buộc HS phải vận dụng những kiến thức đã tích lũy được để trả lời những câu hỏi dưới sự dẫn dắt của GV. Ở đàm thoại giải thích - minh họa đòi hỏi HS phải giải thích và đưa ra được những dẫn chứng để minh họa làm sáng tỏ cho sự giải thích của mình.

Phương pháp này hiện nay vẫn được nhiều GV áp dụng, bởi nó không chỉ giúp HS nhớ lại kiến thức mà còn giúp các em phát triển khả năng suy luận thông qua việc cấu trúc lại tri thức đã có, và phương pháp này đặc biệt phát huy được hiệu quả khi GV kết hợp với phương tiện trực quan.

+ Đàm thoại tìm tòi - phát hiện

Đây là phương pháp dạy học mà ở đó GV đặt ra những câu hỏi mang tính có vấn đề, từ đó GV sẽ tổ chức cuộc trao đổi, tranh luận giữa GV với HS, HS với HS để HS giải quyết tình huống có vấn đề đó, qua việc giải quyết tình huống này HS sẽ lĩnh hội được tri thức mới. Phương pháp này giúp HS phát huy trí tuệ, tự lực tìm lời giải cho những câu hỏi mang tính có vấn đề mà GV đã đặt ra.

Phương pháp đàm thoại nếu được vận dụng đúng bản chất của nó, linh động với từng đối tượng HS và lựa chọn bài học phù hợp thì đàm thoại vẫn được đánh giá là phương pháp dạy học tích cực, vì bản thân nó chứa đựng nhiều ưu điểm. Phương pháp đàm thoại giúp HS hình thành, phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, tư duy lôgic, bồi dưỡng cho HS năng lực diễn đạt bằng lời những vấn đề khoa học một cách chính xác, mạch lạc. Bởi vì, để trả

lời được một hoặc một hệ thống câu hỏi do GV đặt ra, diễn đạt được tư tưởng của mình HS phải biết vận dụng các tri thức đã có, biết khái quát, lập luận một cách lôgic trên cơ sở các phương pháp nhận thức, tư duy khoa học, biết sử dụng ngôn ngữ khoa học. Thêm vào đó, phương pháp đàm thoại còn có thể giúp GV kiểm tra, đánh giá kết quả giảng dạy của bản thân, kết quả tiếp thu kiến thức của HS, từ đó sửa đổi những khiếm khuyết của bản thân GV, HS, bổ sung những thiếu hụt kiến thức cho HS trong giờ giảng cũng như trong toàn bộ chương trình. Ngoài ra, với phương pháp này, GV có khả năng chỉ đạo hoạt động nhận thức của cả lớp và của từng HS.

Tuy nhiên, không có một phương pháp dạy học nào là toàn bích. Phương pháp đàm thoại cũng có những nhược điểm. Vì vậy, GV cần nhận biết để khắc phục.

2.2.2.3. Sự phối hợp diễn giảng và đàm thoại trong dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt

Khác với các hợp phần khác của phân môn Tiếng Việt, hợp phần lý thuyết nghiêng về cung cấp tri thức lý thuyết, nhưng nó cũng là hợp phần có tính chất tổng kết, khái quát những nội dung kiến thức mà HS đã được cung cấp và tích luỹ từ lớp dưới, cùng với vốn kiến thức qua các môn học khác và qua thực tế sử dụng ngôn ngữ.

Từ đặc thù của hợp phần này, nhiều GV có kinh nghiệm cho rằng, phương pháp diễn giảng (phương pháp dạy học truyền thống có nhiều hạn chế về việc phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS) là một lựa chọn tốt để dạy học có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu chỉ vận dụng mỗi phương pháp diễn giảng thì không thể “lấy học sinh làm trung tâm”, vì vậy, việc lựa chọn một phương pháp phù hợp để phối hợp, hỗ trợ cho phương pháp diễn giảng là điều rất cần thiết. Sự phối hợp phương pháp đàm thoại với phương pháp diễn giảng là một cách thức đã được các nhà sư phạm khẳng định tính ưu việt của nó.

Sự phối hợp giữa hai phương pháp này sẽ tạo điều kiện để phát huy những ưu điểm của cả hai phương pháp đồng thời khắc phục những hạn chế có trong bản thân mỗi phương pháp, và đặc biệt là sự phối hợp này giúp HS chiếm lĩnh được kiến thức bằng chính khả năng tư duy một cách chủ động và sáng tạo của mình.

Các bài học Tiếng Việt nói chung và phần lớn các bài trong hợp phần lý thuyết nói riêng đều được cấu trúc theo kiểu quy nạp, tức là đi từ những ngữ liệu cụ thể đến những luận điểm khái quát. Với vốn kiến thức đã tích lũy được, thông qua phương pháp đàm thoại, diễn giảng HS sẽ tham gia tích cực vào việc xây dựng bài học, tự kiến tạo tri thức.

Tuy nhiên, khi vận dụng phối hợp cả hai phương pháp này trong dạy học hợp phần lý thuyết, GV cũng cần lưu ý: những ngữ liệu mà GV lựa chọn phải phù hợp với nội dung bài học và trình độ, cùng với vốn kiến thức mà HS đã tích lũy được; dẫn dắt HS tư duy đúng mục tiêu và trọng tâm bài học; phải gợi mở để HS huy động được kiến thức đã có vào hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới; làm cho HS nhận ra cách phân tích, nhận xét, đánh giá chưa thật hợp lí của mình; tổng hợp ý kiến của HS để đi đến kết luận về nội dung bài học bằng lời nói cô đọng, sáng rõ.

Chẳng hạn, khi dạy bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Ngữ văn

10, cơ bản, tập 1), GV có thể phối hợp phương pháp diễn giảng và đàm thoại một cách có hiệu quả. Căn cứ vào trình độ HS cùng nội dung bài học, GV có thể khéo léo đặt ra một hệ thống câu hỏi. Qua trả lời những câu hỏi này, HS sẽ lĩnh hội được kiến thức của bài. Những lời diễn giảng của GV chỉ sẽ có tác dụng khắc sâu thêm những điều cần ghi nhớ.

Cụ thể, sau khi GV yêu cầu HS đọc xong ngữ liệu thứ nhất, GV hỏi và HS trả lời:

GV: Văn bản chúng ta vừa nghe đọc cho biết hoạt động giao tiếp diễn ra giữa những nhân vật nào ?

HS: Giữa vua Trần và các bô lão.

GV: Quan hệ và vị thế của các nhân vật tham gia giao tiếp như thế nào?

HS: Quan hệ vua - tôi.

Vua: Người lãnh đạo tối cao của đất nước.

Tôi (các bô lão): đại diện cho các tầng lớp nhân dân.

GV: Vị thế này ảnh hưởng gì đến cách xưng hô giữa các nhân vật

giao tiếp?

HS: Các nhân vật giao tiếp có vị thế khác nhau nên ngôn ngữ giao tiếp khác nhau (từ xưng hô, từ thể hiện thái độ, các câu nói tĩnh lược...).

GV: Trong quá trình giao tiếp, các nhân vật có thể đổi vai (vai người nói, vai người nghe) cho nhau không? Họ thực hiện những hành động tương ứng nào?

HS: Các nhân vật (người nói và người nghe) có thể đổi vai cho nhau.

Người nói tạo ra lời nói, người nghe lĩnh hội và giải mã nội dung được lĩnh hội. GV: Cuộc giao tiếp này diễn ra trong hoàn cảnh nào (chú ý địa điểm, thời gian, hoàn cảnh đất nước)?

HS: Diễn ra tại điện Diên Hồng, lúc này quân Nguyên tiến hành xâm

lược nước ta lần thứ hai năm 1285, vua Trần họp các vị bô lão để hỏi ý kiến. GV: Nội dung của cuộc giao tiếp này là gì? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

HS: Thảo luận về tình hình đất nước có giặc ngoại xâm và bàn sách lược đối phó: nên hòa hay nên đánh.

GV: Mục đích của cuộc giao tiếp này là gì? cuộc giao tiếp có đạt được mục đích không?

HS: Bàn bạc để tìm và thống nhất sách lược đối phó với giặc ngoại xâm. Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích: thống nhất hành động đánh giặc

thông qua quyết tâm “muôn miệng một lời: - Đánh! Đánh!“

GV: Qua thực tế giao tiếp hàng ngày và việc nghiên cứu trả lời các

Một phần của tài liệu Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 56 - 66)