Đọc sách giáo khoa và nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 47 - 56)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.1. Đọc sách giáo khoa và nêu vấn đề

“Sách giáo khoa là tài liệu học tập chủ yếu của học sinh, thầy giáo và học sinh cần phải biết sử dụng có hiệu quả phương tiện học tập này” [3, tr. 75]. Các bài học trong SGK được sắp xếp theo một trật tự khá lôgic và khoa học, luôn kèm theo các bài tập ứng dụng cho mỗi bài học giúp GV tiết kiệm được thời gian chuẩn bị các ví dụ minh họa. SGK cũng là tài liệu tự học hữu ích cho HS. Việc đọc SGK là một hình thức hoạt động độc lập giúp HS trực tiếp thu nhận kiến thức bằng chính tư duy của mình, qua đó, rèn luyện kĩ năng và tăng hứng thú tìm tòi khám phá tri thức cho các em. Chính vì vậy, trong dạy học, việc đọc SGK luôn được xem là một thủ pháp quan trọng, hỗ trợ cho phương pháp dạy học. Đối với môn Ngữ văn, trong đó có phân môn Tiếng Việt thủ pháp này đặc biệt quan trọng.

Hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt THPT là một hợp phần mới và nghiêng về cung cấp các tri thức lý thuyết, nhưng phần kiến thức này đã có “cơ sở trong tiềm năng ngôn ngữ và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của học sinh”, cùng với “vốn kiến thức mà học sinh đã tích lũy được trong nhà trường” [3, tr. 81, 82], chẳng hạn như bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Ngữ văn 10, tập 1) kiến thức trong bài vốn có cơ sở từ thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của HS; bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Ngữ văn 10, tập

2) kiến thức HS đã được lĩnh hội ở THCS; bài Đặc điểm loại hình của tiếng Việt (Ngữ văn 11, tập 2) HS đã được học ngoại ngữ nên sẽ có cái nhìn so sánh với kiến thức từ bài học;... Vì vậy, thủ pháp đọc SGK cần được áp dụng khi dạy hợp phần này, đọc bài giúp HS nhớ lại nguồn kiến thức đã được lĩnh hội trước đây, nó là cơ sở để các em tham gia hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới trong bài; giúp GV tiết kiệm thời gian trong việc trình bày lại kiến thức cũ hoặc thuyết giảng kiến thức trong bài để dành nhiều thời gian hơn cho phần thực hành.

Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tìm mọi biện pháp để đưa HS vào tình huống có vấn đề được đặt ra nhằm đạt được mục đích cuối cùng là giúp HS nắm được tri thức mới, cách thức hoạt động mới khi các em tích cực tham gia vào quá trình dạy học nêu vấn đề.

Phương pháp nêu vấn đề là một trong những phương pháp dạy học tích cực được nhiều GV vận dụng và khẳng định đây là phương pháp dạy học có thể phát huy được khả năng tự học và tư duy sáng tạo của HS, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội. Ở phương pháp này cũng có những cơ sở khoa học nhất định.

Với xu thế phát triển ngày càng nhanh, mạnh về mọi mặt của xã hội, thông tin nhanh chóng được cập nhật từng giờ, từng phút thì lượng kiến thức trên ghế nhà trường không đủ để tạo nên một con người của xã hội mới - con người có thể giải quyết mọi tình huống trong cuộc sống và công việc, không chỉ bằng kiến thức sẵn có mà phải bằng cả tư duy sáng tạo, chủ động của bản thân. Xã hội đòi hỏi mỗi HS - chủ nhân tương lai - không chỉ hiểu biết về kiến thức mà còn “phải có kĩ năng biết nhìn thấy, biết đặt ra và giải quyết những vấn đề có quy mô và tính chất khác nhau” [35, tr. 12].

Những kĩ năng ấy, dĩ nhiên HS khó có thể có được thông qua các phương pháp dạy học như: giải thích - minh họa, tái hiện... bởi đây là những

phương pháp chỉ hướng đến cung cấp tri thức, ghi nhớ tri thức và rèn luyện một số thao tác để áp dụng tri thức theo mẫu. Ngược với lượng kiến thức ít ỏi mà những phương pháp trên mang lại thì cuộc sống lại đòi hỏi con người phải tư duy mau lẹ, biết đặt lại vấn đề và giải quyết chúng theo những cách khác nhau. Thực tế ấy, đòi hỏi phải có những phương pháp dạy học mới, hữu hiệu, phù hợp hơn và phương pháp dạy học nêu vấn đề là một trong những phương pháp mới, có khả năng bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho HS.

Việc vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt ở THPT cũng có cơ sở từ trong bản thân của hợp phần này: đây là hợp phần nghiêng về cung cấp tri thức mới, nhưng nhiều kiến thức ở các bài học trong hợp phần này có sự kế thừa và nâng cao kiến thức ở lớp dưới, cấp dưới; nhiều kiến thức có cơ sở từ tiềm năng và thực tiễn sử dụng ngôn ngữ của các em, do đó GV có thể đưa ra các tình huống dựa trên nền kiến thức sẵn có của HS và đặt ra các vấn đề để HS tham gia hoạt động chiếm lĩnh kiến thức mới. Đồng thời, HS THPT đã có sự độc lập và năng động trong suy nghĩ. Các em đã có tư duy phê phán, có khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề thường được thể hiện qua ba hình thức, thứ nhất là tự nghiên cứu vấn đề: GV tạo ra tình huống có vấn đề, HS tự phát hiện và giải quyết vấn đề; thứ hai là hướng dẫn phát hiện và giải quyết vấn đề: HS làm việc không hoàn toàn độc lập mà có sự gợi ý, dẫn dắt của GV;

thứ ba là thuyết trình và nêu vấn đề: GV tạo ra tình huống có vấn đề, sau đó chính GV trình bày quá trình suy nghĩ và giải quyết vấn đề của mình.

Trong ba hình thức trên thì hình thức thứ nhất và hình thức thứ ba khả năng áp dụng không cao, bởi hình thức thứ nhất chỉ có thể áp dụng đối với một số HS khá giỏi, hình thức thứ ba lại nghiêng chủ yếu về hoạt động của GV, HS thụ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Vì vậy, hình thức thứ

hai được áp dụng phổ biến nhất, bởi nó đòi hỏi sự tham gia hoạt động của cả thầy và trò, nhất là phát huy được tính chủ động, sáng tạo của HS. Qua hoạt động, HS lĩnh hội được tri thức, rèn luyện được kĩ năng cần thiết cho bản thân.

Phương pháp dạy học nêu vấn đề được tiến hành qua các bước sau:

- Bước 1. Xác định tình huống có vấn đề: GV tạo tình huống có vấn đề, HS phát hiện dạng vấn đề nảy sinh, vấn đề cần giải quyết.

Tình huống có vấn đề có thể được xây dựng dưới những dạng cơ bản như:

+ Câu hỏi: tình huống có vấn đề dưới dạng câu hỏi được sử dụng ở phần đặt vấn đề bắt đầu vào một chương, một bài, một phần hoặc dùng để chuyển tiếp từ phần này sang phần khác. Câu hỏi phải xây dựng trên nền tảng những cái đã biết để từ đó HS khám phá tìm tòi ra kiến thức mới.

Ví dụ 1, khi dạy học bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (Ngữ văn 10, cơ bản, tập 1), GV có thể dẫn dắt và đặt câu hỏi:

GV: Trong cuộc sống, các em thường xuyên tham gia và chứng kiến nhiều cuộc giao tiếp khác nhau. Hãy cho một ví dụ về cuộc giao tiếp của em.

Đặt vấn đề:Vậy theo em hoạt động giao tiếp là gì?

+ Tình huống sư phạm: là một tình huống xảy ra trong thực tiễn dạy học và giáo dục mà trong đó chứa đựng vấn đề mâu thuẫn cần giải quyết, một cách làm hợp lí hay không hợp lí... cách xây dựng tình huống này có tác dụng đặt HS vào một tình huống có thật, đòi hỏi HS phải tích cực suy nghĩ, vận dụng những tri thức, kinh nghiệm đã có để giải quyết vấn đề được đặt ra. Trên cơ sở đó, HS rút ra những kết luận, khái quát tri thức lý thuyết, đồng thời rèn luyện cho HS những kĩ năng xử lí tình huống xảy ra trong thực tiễn sau này.

Ví dụ 2, khi dạy học bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Ngữ văn

cho HS một mẩu hội thoại ghi lại cuộc nói chuyện của hai HS trong giờ ra chơi như sau:

A: Này cậu tiết vừa rồi tớ bị kiểm tra bài cũ. B: Hihi, you không thuộc bài chứ gì?

A: Yes. Tớ buồn quá. Vậy mà cậu còn cười được.

B: Sorry nhé. You đừng có buồn, hay, tí tan học chúng mình đi ăn chè giải xui nhé?

A: Ok. Thôi đến giờ vào học rồi, tớ về lớp đây. Bye. B: Tan học see you again nhé!

Đặt vấn đề: Sau khi nghe xong đoạn hội thoại các em có nhận xét gì về cách dùng từ của hai bạn. Ý kiến của các em về vấn đề này như thế nào?

+ Bài tập tình huống: tình huống có vấn đề dưới dạng bài tập là một yêu cầu cụ thể do GV đưa ra trong quá trình dạy học, đòi hỏi HS phải tự giác suy nghĩ, sưu tầm, nghiên cứu tài liệu có liên quan, huy động vốn kinh nghiệm đã có hoặc tham khảo ý kiến của người khác để giải quyết được yêu cầu trong bài tập đã đề ra. Trên cơ sở đó, HS sẽ tiếp thu được những kiến thức lý thuyết hoặc tích lũy được kinh nghiệm cho bản thân.

Ví dụ 3, khi dạy bài Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt (Ngữ văn 10, cơ bản, tập 2), khi phân tích ngữ liệu về dùng từ trong tiếng Việt: “Lựa chọn những câu dùng từ đúng trong các câu sau:

- Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc. (1) - Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết. (2)

- Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt. (3)

- Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm. (4)

- Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú”. (5)

GV yêu cầu một HS đọc các câu trên, giọng đọc phù hợp, thể hiện được nội dung từng câu, cả lớp tập trung theo dõi.

Đặt vấn đề: Từ những kiến thức đã được học và thực hành các em hay cho biết, những câu nào dùng từ đúng, những câu nào dùng từ sai và sai ở từ nào? Lí giải tại sao lại sai. Lựa chọn từ thay thế phù hợp.

+ Bài tập nghiên cứu khoa học: đây là một dạng tình huống có vấn đề tương đối khó đối với HS THPT, nó chỉ được áp dụng với số ít HS, đặc biệt là HS giỏi. Bài tập - đề tài này do GV đưa ra để HS nghiên cứu, hoặc cũng có thể do HS đề xuất với GV khi các em cảm thấy tâm đắc với một vấn đề nào đó.

Ví dụ 4, sau khi học xong bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (Ngữ văn 12, cơ bản, tập 1) GV có thể đưa ra đề tài: “Sử dụng ngôn ngữ nước ngoài trong giao tiếp bằng tiếng Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.

- Bước 2. Giải quyết vấn đề: HS tham gia đề xuất cách giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của GV. Căn cứ vào các tình huống có vấn đề đã xác định, GV sẽ có những cách khác nhau để tổ chức hoạt động dạy học nhằm giải quyết vấn đề. Có thể sử dụng hệ thống câu hỏi phỏng vấn để dẫn dắt, gợi mở; có thể tổ chức thảo luận chung cho cả lớp, tổ chức thảo luận theo từng nhóm và đại diện nhóm sẽ báo cáo kết quả, hoặc HS độc lập nghiên cứu giải quyết vấn đề dưới sự dẫn dắt của GV.

Để giải quyết vấn đề ở ví dụ 1, có thể đặt vấn đề: “Theo em, hoạt động giao tiếp là gì?”.

Đối với HS THPT, hoạt động giao tiếp đã trở nên quen thuộc, nên GV để HS độc lập suy nghĩ, lấy ví dụ và đưa ra khái niệm: hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi thông tin giữa con người với nhau, được tiến hành chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ nhằm thực hiện mục đích về nhận thức, tình cảm, hành động.

Giải quyết vấn đề ở ví dụ 2. Đặt vấn đề: sau khi nghe xong đoạn hội thoại, các em có nhận xét gì về cách dùng từ của hai bạn. Ý kiến của các em về vấn đề này?”.

Để giải quyết tình huống này, HS phải dựa vào vốn kiến thức tích lũy được qua gần 12 năm học phổ thông, thêm vào đó là kiến thức thu nhận được từ thực tế cuộc sống, từ các phương tiện nghe nhìn hàng ngày. GV có thể tổ chức để HS giải quyết vấn đề bằng một số câu hỏi gợi mở, như:

- Các em đã học ngoại ngữ vậy những từ you, yes, sorry, ok, bye, see you again trong hội thoại là ngôn ngữ nước nào?

- Cách dùng từ như vậy của các bạn trong hội thoại có hợp lý không?

- Việc dùng từ nước ngoài như vậy hiện nay có phổ biến không?

- Ý kiến của các em về vấn đề này?

GV để cho HS tranh luận theo nhóm, sau đó trưởng nhóm sẽ đại diện trình bày ý kiến của nhóm mình. GV phải dẫn dắt để HS tham gia tranh luận, phản bác cách lạm dụng từ nước ngoài trong đoạn hội thoại, hiểu được sự lạm dụng từ nước ngoài trong khi nói tiếng Việt là làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt.

Giải quyết vấn đề ở ví dụ 3. Đặt vấn đề: Từ những kiến thức đã được học và thực hành các em hay cho biết, những câu nào dùng từ đúng, những câu nào dùng từ sai và sai ở từ nào? Lí giải tại sao lại sai. Lựa chọn từ thay thế phù hợp”.

Với ngữ liệu này, HS đã có vốn kiến thức về từ ngữ ở THCS như bài

“Từ và cấu tạo từ tiếng Việt”,“Nghĩa của từ” ở chương trình lớp 6, “Chuẩn mực về sử dụng từ” ở chương trình lớp 7 và nhiều đặc điểm khác về từ ngữ đã được học ở THCS. GV để HS thảo luận chung, HS sẽ nhớ lại và nhận ra trong các câu trên câu (2), (3), (4) là những câu dùng từ đúng nhưng câu (1), (5) là

câu dùng từ sai, trong đó câu Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán

nhất, từ thay thế phù hợp là từ điểm yếu, từ này có nghĩa là hạn chế (nhược điểm) phân biệt với điểm mạnh (sở trường); câu Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú. Sai ở từ linh động. Linh động là cách sử lí mềm dẻo, không máy móc, cứng nhắc, có sự thay đổi phù hợp với thực tế. Từ thay thế phù hợp là từ sinh động, từ này có nghĩa là nhiều dạng, nhiều vẻ khác nhau.

Giải quyết vấn đề ở ví dụ 4. Đề tài này chỉ nên giao cho một vài HS khá giỏi và ham mê nghiên cứu, tự nhận đề tài để nghiên cứu. Với đề tài này GV phải đưa ra những câu hỏi gợi ý để HS theo đó mà triển khai.

- Bước 3. Củng cố, tổng kết. HS rút ra kết luận về kiến thức vừa tìm được qua việc giải quyết vấn đề, GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức. Tùy theo dạng tình huống có vấn đề mà GV có thể tổ chức củng cố, tổng kết theo cách tương ứng, hoặc GV trực tiếp rút ra kết luận, hoặc HS tự rút ra kết luận trên cơ sở ý kiến chung của cả lớp, cũng có thể HS tự rút ra kết luận, kinh nghiệm cho bản thân.

Củng cố, tổng kết ở ví dụ 1: Sau khi HS biết được khái niệm về hoạt động giao tiếp, GV tiếp tục tổ chức để HS phân tích các ngữ liệu trong SGK để giúp HS nhận ra quá trình của hoạt động giao tiếp và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Củng cố, tổng kết ở ví dụ 2: HS tự rút ra kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân, đồng thời có trách nhiệm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. GV

Một phần của tài liệu Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(129 trang)
w