7. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành
Thực hành là hình thức luyện tập để trau dồi kĩ năng, kĩ xảo, giúp cho người học vừa nắm vững kiến thức lý thuyết, vừa vận dụng vào thực tế. Trong dạy học tiếng, thực hành luôn là phương châm chủ đạo. Qua thực
hành, trau dồi, kĩ năng, kĩ xảo giao tiếp, đồng thời củng cố, nâng cao, mở rộng kiến thức cho HS. Từ nội dung thực hành - luyện tập có trong mỗi bài học Tiếng Việt, HS cần biết tìm và xử lí những trường hợp tương tự trong giao tiếp hàng ngày.
Trước đây trong một khoảng thời gian dài, việc dạy học tiếng bao gồm cả dạy học tiếng mẹ đẻ và dạy học ngoại ngữ, người dạy chỉ chú tâm truyền thụ những tri thức ngôn ngữ như một hệ thống cấu trúc. Vậy nhưng, khi vận dụng các đơn vị kiến thức ngôn ngữ ấy vào giao tiếp thì người học không khỏi lúng túng. Nhận ra hạn chế này, các nhà sư phạm đã nỗ lực tìm kiếm những phương pháp dạy học hữu hiệu hơn, nhằm cải thiện, hướng đến khắc phục hạn chế nói trên. Bắt đầu với phương pháp trực tiếp, phương pháp tình huống, phương pháp dạy học theo nhiệm vụ để tiến đến phương pháp dạy
tiếng hiện nay đang được xem có nhiều ưu việt: phương pháp giao tiếp [53].
Dạy học tiếng theo phương pháp giao tiếp nghĩa là các đơn vị ngôn ngữ được đưa vào giảng dạy phải luôn được đặt trong hoạt động hành chức của nó - thực hành giao tiếp - luôn đặt nó vào các cấp độ ngôn ngữ lớn hơn và trong những hoàn cảnh giao tiếp cụ thể (ví dụ đặt từ trong câu; đặt câu trong đoạn; đặt đoạn trong văn bản...). Dạy tiếng phải gắn lý thuyết với thực hành, vì chỉ có qua thực hành mới trau dồi được kĩ năng, kĩ xảo cho HS, chỉ qua thực hành mới khắc sâu được tri thức lý thuyết.
Dạy học tiếng Việt theo nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành vừa giúp HS hiểu được kiến thức lý thuyết về hệ thống ngôn ngữ tiếng Việt, vừa rèn luyện được kĩ năng, kĩ xảo cần thiết trong thực tế giao tiếp hàng ngày của các em.
Nguyên tắc dạy học tiếng Việt gắn lý thuyết với thực hành được quán triệt thực hiện ở tất cả các hợp phần. Đối với, dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Tiếng Việt THPT, nguyên tắc gắn
lý thuyết với thực hành càng đòi hỏi được thực hiện một cách nghiêm túc, bởi đây là một hợp phần hoàn toàn mới trong chương trình và cũng là hợp phần nghiêng nhiều về việc cung cấp tri thức lý thuyết, hình thành kiến thức và kĩ năng mới cho HS.
Gắn lý thuyết với thực hành áp dụng trong dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt yêu cầu khi tổ chức hoạt động dạy học, cần gắn tri thức lý thuyết với những dạng khác nhau của hoạt động ngôn ngữ (dạng nói và dạng viết), nói cách khác, lý thuyết phải được khái quát từ việc phân tích các ngữ liệu cụ thể theo con đường quy nạp.